[Update] thông tin Bộ ngoại giao tuyển dụng mới nhất hiện nay

Tác giả: Phùng Hà 22-05-2024

Bộ ngoại giao là một cơ quan mà rất nhiều các bạn trẻ mong muốn tìm việc làm tại đây cho bản thân. Cùng tìm túi ngay thông tin Bộ ngoại giao tuyển dụng mới nhất với những chia sẻ đến từ work247.vn trong bài viết dưới đây nhé!

Việc làm Quan hệ đối ngoại

1. Bộ ngoại giao tuyển dụng với chỉ tiêu như thế nào?

1.1. Bộ ngoại giao tuyển dụng số lượng chỉ tiêu tại Hà Nội

Bộ ngoại giao công bố chi tiểu tuyển dụng tại Hà Nội hiện nay như sau:

+ Vị trí công tác quan hệ quốc tế với số lượng chỉ tiêu 36 người. Trong đó ngoại ngữ tiếng Anh 18 chỉ tiêu, tiếng Pháp 3 chỉ tiêu, tiếng Lào 2 chỉ tiêu, tiếng Trung 1 chỉ tiêu, tiếng Khmer 3 chỉ tiêu, tiếng Nga 2 chỉ tiêu, tiếng Hàn 2 chỉ tiêu, tiếng Nhật 2 chỉ tiêu, tiếng Đức 1 chỉ tiêu, tiếng Bồ Đào Nha 1 chỉ tiêu, tiếng Tây Ban Nha 1 chỉ tiêu.

Bộ ngoại giao tuyển dụng số lượng chỉ tiêu tại Hà Nội

+ Vị trí công tác kinh tế quốc tế với 9 chỉ tiêu tuyển dụng cho ngôn ngữ Anh.

+ Vị trí công tác báo chí – truyền thông đối ngoại có 4 chỉ tiêu cho ngôn ngữ Anh.

+ Vị trí công tác luật pháp quốc tế có 18 chỉ tiêu, trong đó 16 chỉ tiêu dành cho ngoại ngữ tiếng Anh và 2 chỉ tiêu cho tiếng Pháp.

+ Vị trí công tác tài chính kế toán có 6 chỉ tiêu cho ngoại ngữ Anh B.

+ Vị trí công tác lưu trữ 1 chỉ tiêu và ngoại ngữ yêu cầu tiếng Anh B.

Xem thêm: Việc làm Biên - Phiên dịch

1.2. Bộ ngoại giao tuyển dụng số lượng chỉ tiêu tại Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu tuyển dụng cụ thể cho người lao động tại Hồ Chí Minh như sau:

+ Vị trí công tác quan hệ quốc tế với 4 chỉ tiêu, trong đó có 1 chỉ tiêu ngoại ngữ tiếng Anh, 1 chỉ tiêu tiếng Nhật, 1 chỉ tiêu tiếng Lào, 1 chỉ tiêu tiếng Trung.

Bộ ngoại giao tuyển dụng số lượng chỉ tiêu tại Hồ Chí Minh

+ Vị trí công tác kinh tế quốc tế có 1 chỉ tiêu cho ngoại ngữ Anh.

+ Vị trí công tác tài chính kế toán có 1 chỉ tiêu dành cho ngoại ngữ Anh B.

+ Vị trí công tác công nghệ thông tin có 1 chỉ tiêu cho ngoại ngữ Anh B.

2. Bộ ngoại giao tuyển dụng với điều kiện dự tuyển ra sao?

2.1. Điều kiện dự tuyển chung vào Bộ ngoại giao

Điều kiện chung cho các ứng viên dự tuyển vào Bộ ngoại giao hiện nay gồm có:

Thứ nhất, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện để được đăng ký dự tuyển như: Đủ 18 tuổi trở lên, có quốc tịch Việt Nam, có đơn dự tuyển và lý lịch rõ ràng, có chứng chỉ và văn bằng phù hợp với vị trí tuyển dụng, đảm bảo về đạo đức tốt và phẩm chất chính trị tốt, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 Điều kiện dự tuyển chung vào Bộ ngoại giao

Thứ hai, những người không được đăng ký dự tuyển vào Bộ ngoại giao gồm có: Mất hoặc bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự, hiện không cư trú tại Việt Nam, đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sử hoặc đã hoặc đang chấp hành bản án, quyết định hình xử của tòa, đang bị áp dụng xử lý hành chính.

2.2. Các điều kiện dự tuyển cụ thể khác để vào Bộ ngoại giao

Các bạn khi muốn dự tuyển vào kỳ thi tuyển của Bộ ngoại giao hiện nay cần đáp ứng được các điều kiện cụ thể như sau:

Các điều kiện dự tuyển cụ thể khác để vào Bộ ngoại giao

Thứ nhất, thí sinh phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên và có chuyên ngành đào tạo hoặc theo học phù hợp với vị trí dự tuyển và được công bố bởi Bộ ngoại giao.

Thứ hai, đảm bảo thí sinh dự tuyển đáp ứng các tiêu chuẩn về chính trị của ngành Ngoại giao hiện nay.

Thứ ba, đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại hình cá nhân, không nói lắp, nói ngọng, không có dị tật về ngoại hình, cùng với chiều cao phù hợp là nữ trên 1m55, nam trên 1m65.

Thứ tư, khi các bạn dự tuyển cho vị trí chuyên viên đối ngoại theo các chuyên ngành từ 1 – 4 được quy định cụ thể thì cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện như sau:

+ Thí sinh phải tham gia dự thi với ngôn ngữ chính là tiếng Anh, đảm bảo có chứng chỉ TOEFL iBT trên 87 điểm và chứng chỉ IELTS (Academic) trên 6.5 điểm và phải đảm bảo còn hạn sử dụng.

+ Thí sinh tham gia dự thi với ngôn ngữ chính là tiếng Pháp thì cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chứng chỉ DALF C1 trên 50 điểm hoặc DELF B2 trên 65 điểm và đảm bảo chứng chỉ cung cấp còn thời hạn sử dụng.

Thứ năm, với các thí sinh đăng ký dự tuyển vào các chuyên ngành từ 5 – 7 thì phải đảm bảo tối thiểu bằng đại học đúng chuyên ngành đăng ký dự thi vào Bộ ngoại giao như được công bố.

3. Bộ ngoại giao tuyển dụng với đối tượng và điểm ưu tiên như thế nào?

3.1. Thông tin về hồ sơ dự tuyển chuẩn cho bạn

Khi bạn đáp ứng đủ các điều kiện dự tuyển được công bố bởi Bộ ngoại giao thì sẽ đủ điều kiện để nộp hồ sơ tham gia dự tuyển theo quy định với các giấy tờ, tài liệu cần thiết như sau:

Thông tin về hồ sơ dự tuyển chuẩn cho bạn

Thứ nhất, phiêu đăng ký dự tuyển theo mẫu chuẩn được Bộ ngoại giao ban hành và cung cấp. Bạn cần điền đầy đủ các thông tin vào mẫu chuẩn này và cam kết thông tin kê khai hoàn toàn đúng sự thật.

Thứ hai, chuẩn bị 2 bộ sơ yếu lý lịch chuẩn mẫu của Bộ nội vụ ban hành, kèm theo đó ảnh có kích thước 4x6, có xác nhận và công chứng của cơ quan địa phương.

Thứ ba, bản phô tô các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm đại học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời kèm theo bảng điểm nếu bạn nằm trong trường hợp đã hoàn thành chương trình học nhưng chưa được cấp bằng tốt nghiệp chính thức theo quy định.

Thứ tư, bản phô tô và bản chụp với các giấy chứng nhận, các loại bằng khen, các giải thưởng nếu có.

Thứ năm, cung cấp các giấy tờ để chứng minh bạn thuộc đối tượng ưu tiên trong chính sách tuyển dụng của Bộ ngoại giao, nếu có chứng nhân cần có dấu chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài những tài liệu, giấy tờ như trên, thí sinh còn cần chuẩn bị kèm thêm 4 ảnh với kích thưởng là 4x6 và 2 phong bì có dán sẵn tem, cùng ghi đầy đủ, cụ thể thông tin địa chỉ của người nhận.

Tham khảo: Mẫu CV xin việc

3.2. Các môn thi và hình thức thi tuyển vào Bộ ngoại giao

3.2.1. Vòng 1: Bài thì để kiểm tra về kiến thức và năng lực ứng viên

Vòng thi đầu tiên khi mà các thí sinh sẽ phải làm đó là bài thi để kiểm tra kiến thức và năng lực của ứng viên, cụ thể như sau:

+ Vòng 1 tổ chức với hình thức bài thi trắc nghiệm trên giấy.

+ Nội dung thi của vòng này gồm 3 phần thi cho các thí sinh với thời gian cụ thể như sau:

Vòng 1: Bài thì để kiểm tra về kiến thức và năng lực ứng viên

Phần thi thứ nhất gồm có 60 câu hỏi về hiểu biết chung với các vấn đề về hệ thống chính trị, tổ chức và bộ máy của Đảng và Nhà nước hiện nay, thời gian thi 60 phút.

Phần thi thứ hai là thi về tin học văn phòng với 30 câu hỏi dựa trên vị trí ứng tuyển của bạn với thời gian làm bài thi là 30 phút.

Phần thi thứ ba là bài thi về ngoại ngữ với 30 câu hỏi về vị trí làm việc, thời gian thi cũng trong 30 phút làm bài.

+ Vòng thi này cũng có có một số trường hợp được miễn thi đối với các trường hợp như sau:

 Trường hợp được miễn thi vòng 1

Miễn đối với bài thi tin học khi bạn tốt nghiệp trung cấp trở lên với các chuyên ngành liên quan đến công nghệ thông tin hoặc chuyên ngành tin học.

Miễn thi ngoại ngữ cho bạn học tốt nghiệp đại học trong nước đào tạo bằng tiếng nước ngoài hoặc học tại nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhân, thí sinh tốt nghiệp với chuyên ngành ngoại ngữ hoặc đối ngoại.

+ Kết quả của vòng thi này sẽ được xác định thông qua các câu trả lời đúng theo từng phần thi phải đạt trên 50 % điểm của mỗi phần thi để có thể tiến vào vòng 2 của cuộc thi tuyển vào Bộ ngoại giao hiện nay.

3.2.2. Vòng 2: Bài thi đánh giá về năng lực chuyên môn, phẩm chất, ngoại ngữ

Sau khi vượt qua được vòng thi kiểm tra về kiến thức và năng lực, ứng viên sẽ tiến vào vòng 2 là vòng thi đánh giá chuyên môn, phẩm chất và khả năng ngoại ngữ của ứng viên. Vòng thì này sẽ tiến hành cụ thể như sau:

Vòng 2: Bài thi đánh giá về năng lực chuyên môn, phẩm chất, ngoại ngữ

+ Tổ chức hình thức thi kết hợp cả viết và phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng đến từ Bộ ngoại giao.

+ Nội dung thi sẽ chia thành 2 phần với thời gian thi các phần hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:

Phần thi viết chuyên ngành các thí sinh dự tuyển phải trải qua 1 bài chuyên môn hoặc nghiệp vụ và 1 bài thi ngôn ngữ. Thời gian thi là 180 phút cho mỗi bài thi, thang điểm tối đa là 70 điểm/2 bài thi, tương đương với 35 điểm/bài. Thí sinh phải đạt từ 17.5 điểm trở lên mới đủ điều kiện để thi phỏng vấn của vòng thi này.

Phần thi phỏng vấn trong vòng này sẽ chủ yếu các câu hỏi về chuyên môn, hiểu biết chung, các câu hỏi về nghiệp vụ, tình hình thế giới, các câu hỏi bằng tiếng Anh. Thi phỏng vấn sẽ có 30 phút, thang điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm, đạt trên 15 điểm là đủ điều kiện được xét tuyển của Bộ Ngoại giao.

Khám phá ngay: Bản mô tả công việc Nhà ngoại giao không thể bỏ qua

4. Bộ ngoại giao xét tuyển người trúng tuyển theo nguyên tắc nào?

Bộ ngoại giao tiến hành xét tuyển chọn người trúng tuyển vào làm tại cơ quan thông qua tiêu chí, nguyên tắc như sau:

Thứ nhất, các thí sinh phải đảm bảo trải qua tất cả các bài thi của các môn thi được đưa ra, điểm thi mỗi bài phải đạt từ 50% trở lên so với thang điểm đưa ra theo quy định.

 Bộ ngoại giao xét tuyển người trúng tuyển theo nguyên tắc nào?

Thứ hai, thí sinh đủ điều kiện xét tuyển dụng có kết quả thi tuyển qua tổng điểm 2 vòng và lấy theo danh sách điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển dụng đặt ra.

Thứ ba, Bộ ngoại giao sẽ tiến hành thẩm tra về lý lịch tư pháp, sức khỏe và lý lịch chính trị của những ứng viên đạt điểm tuyển dụng. Đây cũng là những cơ sở cuối cùng để Bộ ngoại giao đưa ra quyết định tuyển dụng ứng viên đó vào làm việc tại cơ quan hay không.

Thứ tư, căn cứ và nhu cầu của Bộ và năng lực của thí sinh được tuyển dụng vào làm sẽ được quyết định phân công công tác đến các đơn vị khác nhau trong Bộ ngoại giao.

Lưu ý nhỏ nhỏ cho các bạn đó là đối với các thí sinh không trúng tuyển sẽ không được quyền bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển của Bộ ngoại giao trong lần sau đâu nhé! Việc bảo lưu này chỉ được áp dụng với các thí sinh vượt qua vòng thi tuyển được Bộ ngoại giao tổ chức.

Qua toàn bộ thông tin trong bài viết này giúp các bạn bỏ túi được thông tin cực hữu ích về Bộ ngoại giao tuyển dụng. Hy vọng thông tin và kiến thức này giúp các bạn nhanh chóng có được việc làm và ứng tuyển thành công vào vị trí tuyển dụng tại Bộ ngoại giao nhé!