Đi tìm hiểu Business Development Manager là gì?
Tác giả: Phùng Hà 10-05-2024
Rất nhiều bạn đang tự hỏi Business Development Manager là gì trong công ty? Vị trí này có quan trọn không, cần thực hiện những gì? Để có thể ứng tuyển thành công bạn cần phải đáp ứng về trình độ, kinh nghiệm và các kỹ năng ra sao? Hãy đọc ngay những chia sẻ trong bài viết này để có được đáp án cho bạn chính xác và bổ ích nhất.
1. Business Development Manager là gì?
Với sự hội nhập và tầm quan trọng của tiếng Anh hiện nay do nền kinh tế mở và đặc biệt rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hiện nay. Bạn thường xuyên bắt gặp những thông tin tuyển dụng về vị trí công việc có tên tiếng Anh là Business Development Manager.
Vậy, Business Development Manager là gì trong nghĩa tiếng Việt? Bussiness Development Manager là cụm từ để chỉ đến vị trí quản lý hay giám đốc phát triển kinh doanh, một vị trí rất quan trọng trong bộ phận lãnh đạo của công ty để đưa doanh nghiệp phát triển theo đúng hướng phát triển khách quan của xã hội hiện nay.
Những người nắm giữ vị trí Business Development Manager trong doanh nghiệp sẽ là người đứng đầu chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Là người sử dụng năng lực và kỹ năng của bản thân để xác định triển vọng bán hàng và nguồn khách hàng tiềm năng của sản phẩm hoặc dịch vụ công ty tung ra thị trường.
Người quản lý phát triển kinh doanh - Business Development Manager trong doanh nghiệp sẽ dùng mọi cách để tìm kiếm các cơ hội phát triển kinh doanh mới từ việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng để phát triển kinh doanh, tạo mối quan hệ với khách hàng và sắp xếp các lịch hẹn, các buổi gặp mặt với nhân viên bán hàng, giám đốc bán hàng trong công ty.
Business Development Manager có vai trò rất quan trọng, với vị trí này những khi làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có những công việc cụ thể rất khác nhau.; Đặc biệt bạn có thể thấy được rằng, giám đốc phát triển kinh doanh hay người quản lý phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp, công ty chính là đầu mối liên lạc rất quan trọng, kết nối khách hàng tiềm năng với sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp cho khách hàng, phát triển các hướng đi tốt nhất và phù hợp với thức tế khách quan của thị trường hiện nay.
Như vậy, câu trả lời cho Business Development Manager là gì bạn đã có đáp án cho mình đó là để chỉ đến vị trí người quản lý phát triển kinh doanh hay chính là chỉ đến vị trí giám đốc phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp, công ty hiện nay. Vậy chắc hẳn bạn đang tò mò về vị trí công việc này cần thực hiện những gì? Đọc những chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời bạn cần.
2. Một Business Development Manager cần thực hiện công việc gì?
Để có thể ở vị trí công việc là Business Development Manager trong doanh nghiệp thì người này cần có kỹ năng, trình độ, chuyên môn, kiến thức và kinh nghiệm làm việc. MỘt vị trí rất quan trọng trong công ty nên công việc của giám đốc phát triển kinh doanh cũng rất nhiều. Các công việc của một người quản lý phát triển kinh doanh cần thực hiện bao gồm:
+ Đầu tiên cấn biết cách xác định các cơ hội kinh doanh mới cho công ty như tìm thị trường phát triển mới, khu vực tăng trưởng và tiềm năng, xác định xu hướng của xã hội và người tiêu dùng để đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.
+ Tìm kiếm cho doanh nghiệp các liên hệ thích hợp và liên quan mật thiết với các hoạt động kinh doanh. Tạo ra khách hàng tiềm năng và không ngừng mở rộng danh sách khách hàng này.
+ Là người cần thực hiện việc gặp gỡ đối tác, khách hàng tiền nằm trực tiếp hoặc có thể trao đổi qua điện thoại. Thông qua việc gặp gỡ khách hàng để hiểu các nhu cầu mà họ cần, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó hoặc có thể là từ góp ý của khách hàng để hoàn thiện hơn về sản phẩm, hoàn thiện về dịch vụ kinh doanh của công ty được tốt nhất.
+ Dùng suy nghĩ, kỹ năng để xác định các chiến lược kinh doanh, phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và thực tế thị trường, dự đoán xu hướng phát triển của tương lai. Thông qua đó đưa ra được các chiến lược, mục tiêu và các hoạt động cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Thực hiện việc thay đổi các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty.
+ Am hiểu về sản phẩm hoặc các dịch vụ của công ty để tư vấn cho khách hàng khi cần thiết. Có thể là người thay mặt nhân viên của mình để xử lý các hợp đồng với khách hàng quan trọng của công ty.
+ Thực hiện việc giám sát hoạt động kinh doanh của nhân viên, đào tạo nghiệp vụ khi cần thiết và triển khai kế hoạch phát triển kinh doanh cho nhân viên được biết và nắm rõ mục tiêu phát triển.
+ Là người thảo luận về các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, chiến lược marketing để đẩy mạnh phát triển kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Biết cách giải quyết và cải thiện đối với các hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp và chiến lược cụ thể.
+ Thực hiện việc phân tích về hiệu suất bán hàng và báo cáo hiệu quả công việc với hội đồng quản trị của doanh nghiệp, công ty.
Vị trí công việc càng cao thì áp lực công việc càng lớn, đặc biệt đối với những người làm quản lý phát triển kinh doanh, là những nhân tố đưa doanh nghiệp phát triển, chính điều này tạo áp lực lớn đối với họ. Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí Business Development Manager trong bất kỳ doanh nghiệp nào không phải điều dễ dàng, với vị trí này cần đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuyển dụng rất khắt khe, đọc những chia sẻ tiếp theo của bài viết để tìm hiểu ngay nhé!
Tìm việc làm quản lý kinh doanh
3. Business Development Manager có trình độ và kỹ năng như thế nào?
Bạn đang biết được Business Development Manager là gì và muốn ứng tuyển vào vị trí công việc này. Không phải ai cũng có cơ hội ứng tuyển vào vị trí Business Development Manager – giám đốc phát triển kinh doanh trong một doanh nghiệp. Để ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ cũng như năng lực của bản thân như sau:
Các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu đối với vị trí này phải đáp ứng được về trình độ từ đại học trở lên với các chuyên ngành về kinh tế, marketing hoặc quản trị kinh doanh hoặc có thể các chuyên ngành liên quan. Bên cạnh đó bạn làm việc tại vị trí quản lý, trưởng phòng phát triển kinh doanh ít nhất 5 năm kinh nghiệm thì mới có thể ứng tuyển trở thành một Business Development Manager trong bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay.
Bên cạnh đó bạn còn phải đảm bảo đồng thời đáp ứng được đầy đủ các kỹ năng như:
+ Kỹ năng thiết lập, tổ chức và chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu để ra.
+ Kỹ năng về giao tiếp nội bộ, giao tiếp với khách hàng, thuyết trình để đảm bảo truyền đạt thông tin hiệu quả đến người nghe có thể là nhân viên của bạn, hoặc khách hàng.
+ Kỹ năng về quản lý, lãnh đạo đối với các nguồn lực, biết sử dụng nhân tài để phát triển kinh doanh hiệu quả nhất.
+ Kỹ năng sử dụng thành thạo đối với các phần mềm về phân tích thông kế, và các phần mềm tin học văn phòng khác.
+ Kỹ năng phân tích vấn đề, giải quyết và xử lý các vấn đề nhanh chóng, hiệu quả, chuyên nghiệp đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp.
4. Vị trí công việc khác liên quan đến Business Development
Với việc làm phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp hiện nay có rất nhiều các vị trí khác có liên quan bạn có thể tìm hiểu và ứng tuyển vào vị trí công việc này cho mình như sau:
4.1. Vị trí Sales Manager – quản lý bán hàng
Sales Manager là vị trí quản lý bán hàng được nhiều các doanh nghiệp hiện nay tuyển dụng. Đây là người làm nhiệm vụ dẫn dắt nhóm nhân viên bán hàng trong công ty phát triển và đạt doanh thu tốt nhất. Họ cung cấp kiến thức, đào tạo và hướng dẫn nhân viên bán hàng hiệu quả, cố vấn cho nhân viên những chiến lược bán hàng tốt nhất để đạt được mục tiêu bán hàng. Không chỉ có vậy họ là người vạch ra kế hoạch bán hàng, thực hiện việc phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả kinh doanh lên giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp.
4.2. Vị trí Account Executive – nhân viên phòng khách hàng
Nhân viên phòng khách hàng - Account Executive là một vị trí công việc rất quan trọng, đây là “cầu nối” đưa doanh nghiệp và khách hàng đến gần với nhau hơn. Thực hiện các chiến lược, kế hoạch, hoạt động nhằm tìm kiếm các khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, hỗ trợ các khách hàng hiện tại, đảm bảo doanh số với khách hàng hiện tại và xây dựng chiến lược bán hàng lâu dài.
4.3. Vị trí Sales Representative – đại diện bán hàng
Một đại diện bán hàng - Sales Representative trong doanh nghiệp sẽ là người truyền tin, học trình bày và tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp đến khách hàng, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Không chỉ có các vị trí này, mà đối với hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp bạn còn có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc như: Quản trị vận hành, nhân viên kinh doanh, nhân viên phòng marketing hoặc có thể ứng tuyển vào vị trí tổng giám đốc trong công ty.
Tìm việc làm giám đốc kinh doanh
5. Bật mí bộ câu hỏi thường gặp khi ứng tuyển Business Development Manager
Bạn có đang tò mò về những câu hỏi phỏng vấn với vị trí Business Development Manager là gì hay không? Để giúp bạn có được lợi thế ứng tuyển tốt nhất và thành công, work247.vn bật kí về bộ câu hỏi phổ biến được các nhà tuyển dụng dùng cho vị trí giám đốc phát triển kinh doanh như sau:
5.1. Nhóm các câu hỏi đưa ra về tình huống
Câu hỏi 1: Đóng vai là một khách hàng tiềm năng của công ty, trong 3 phút anh(chị) hãy thuyết phục tôi mua sản phẩm của công ty.
Câu hỏi 2: Trong một nhóm hoạt động kinh doanh không đoàn kết, bạn sẽ giải quyết vấn đề đang tồn tại?
Câu hỏi 3: Với hiểu biết của anh (chị) về công ty, hãy xác định các đối tượng tiềm năng để phát triển hoạt động kinh doanh hiện nay.
Câu hỏi 4: Anh (chị) hãy đánh giá về một thị trường tiềm năng mới hiện nay đối với sản phẩm hoặc dịch vụ bất kỳ.
5.2. Nhóm các câu hỏi về chuyên môn
Câu hỏi 1: Anh (chị) có thể đánh giá một thỏa thuận ảnh hưởng bởi 3 yếu tố nào?
Câu hỏi 2: Với chuyên môn của anh (chị) hãy tự đánh giá bản thân có thể làm những gì giúp việc sales của công ty?
Câu hỏi 3: Anh (chị) có biết việc các thức giúp xác định một thị trường mới như thế nào?
Câu hỏi 4: Để giữ quan hệ tốt với khách hàng hiện tại, anh (chị) sử dụng cách nào?
5.3. Nhóm các câu hỏi về hành vi
Câu hỏi 1: Mô tả lại công việc mà trước đây anh (chị) từng làm?
Câu hỏi 2: Anh (chị) làm thế nào để nghiên cứu thị trường, quản lý việc bán hàng và thực hiện làm báo cáo?
Câu hỏi 3: Mô tả lại cách thuyết phục đối với khách hàng khó tính nhất anh (chị) từng gặp phải với công việc trước?
Trên đây là một số các câu hỏi thường gặp nhất khi phỏng vấn ứng tuyển vào vị trí công việc là một Business Development Manager trong doanh nghiệp. Hy vọng bạn sẽ chuẩn bị tốt nhất các câu hỏi và có câu trả lời hoàn hảo nhất trước các nhà tuyển dụng khó tính.
Qua chia sẻ về Business Development Manager là gì với những thông tin trong bài, bạn đã hiểu rõ về vị trí công việc này. Hy vọng, với các thông tin này sẽ hữu ích với các bạn đang có ý định ứng tuyển vào vị trí giám đốc phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp, công ty hiện nay.