CI/CD là gì, mối quan hệ giữa ci/cd và những lợi ích mà nó mang lại
Tác giả: Phạm Hồng Ánh 30-07-2024
Khi đề cập đến những giải pháp công nghệ đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, chắc chắn chúng ta không thể không kể đến CI/CD vậy Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về CI/CD là gì bạn nhé!
Khi đề cập đến những giải pháp công nghệ đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, chắc chắn chúng ta không thể không kể đến CI/CD vậy Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về CI/CD là gì bạn nhé!
Khi các bạn tìm hiểu về CI/CD trên internet, sẽ có rất nhiều những nguồn khác nhau để chúng ta tham khảo. Tuy nhiên, không biết có người đọc nào cảm thấy hơi bối rối khi đọc về những thông tin đó không?
Nếu tôi đặt người đọc vào vị trí là một người không có nhiều kiến thức am hiểu về công nghệ, nhưng khi nghe rất nhiều những thông tin về CI/CD là gì và muốn tìm hiểu chúng một cách đơn giản, dễ hiểu, thì bài viết này quả thật là dành cho bạn.
Bài đọc này sẽ không hướng đến những đối tượng chuyên sâu, đã có nhiều kinh nghiệm và làm việc trong ngành nghề kỹ thuật, nó đơn giản hướng đến những người chưa có nhiều kiến thức chuyên sâu về công nghệ nhưng muốn tìm hiểu những thuật ngữ liên quan đến ngành nghề này.
Ngày hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu về CI/CD là gì và những thông tin bao quanh CI/CD như mối quan hệ của CI/CD là gì, những lợi ích của việc sử dụng CI/CD vào trong doanh nghiệp nhé!
1. CI/CD là gì?
1.1. CI là gì?
Tự động hóa trong khâu sản xuất chắc chắn là một vấn đề nan giải mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đã không dưới một lần cân nhắc những vấn đề này. Trong thời kỳ hội nhập, máy móc công nghệ ngày càng được tự động hóa và phát triển, con người ngày càng muốn đưa công nghệ vào trong đời sống để có thể làm việc, từ đó làm tăng năng suất và thu được nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp của mình.
Nếu bạn đặt mình vào vị trí của một Giám đốc dự án, chắc chắn sẽ vô cùng đau đầu và mệt mỏi nếu như ông ta cần nhanh chóng đánh giá được những tiến độ, kiểm tra chất lượng để có thể điều chỉnh một cách kịp thời, hay một nhà phát triển cần có một hệ thống để hỗ trợ coding, các danh mục kiểm tra tự động và các bộ phận để kiểm định chất lượng thì họ cần một hệ thống theo dõi được đủ sâu và có thể dễ dàng tiếp cận. Những vấn đề này đều có thể được giải quyết một cách triệt để và hiệu quả với CI/CD.
CI có tên viết tắt tiếng anh là Continuous Integration. Đây là một phương pháp pháp phát triển phần mềm, nó yêu cầu các thành viên trong đội cần phải tích hợp công việc một cách thường xuyên, mỗi ngày cần ít nhất một lần tích hợp. Và mỗi tích hợp đó sẽ được xây dựng một cách tự động nhằm phát hiện được những lỗi nhanh nhất có thể. Khi sử dụng CI, team của bạn sẽ có thể cảm nhận được rằng cách tiếp cận này sẽ có thể giảm thiểu được những vấn đề tích hợp và cho phép các dev (developer) phát triển phần mềm nhanh hơn và đúng tiến độ hơn.
Một quy trình mà CI làm việc sẽ có thể diễn ra như sau:
Đầu tiên, developer commit code (mã cam kết của nhà phát triển) sẽ lên repo (repository - kho)
Sau đó, CI server sẽ giám sát trên repo và kiểm tra xem liệu rằng có thay đổi gì đó trên repo hay không,
Ngay khi xảy ra thay đổi thì CI server sẽ phát hiện ra repo có thay đổi thì nó sẽ code mới nhất từ repo và sau đó sẽ build, chạy các unit và integration test, Tiếp theo đó, CI server sẽ tạo ra những feedback và sẽ gửi đến cho các thành viên trong dự án đó. Và công đoạn cuối cùng mà CI server sẽ làm đó chính là tiếp tục chờ đợi sự thay đổi từ repo.
Mỗi lần những Dev làm xong task của mình, họ cần phải chạy một phần mềm trên local trước, kiểm tra một cách cẩn thận trước khi commit code lên repo. Đây là một bước diễn ra khá thường xuyên và có thể diễn ra bất cứ một thời điểm nào diễn ra trong ngày đó. Lưu ý rằng việc xây dựng tích hợp sẽ không thể xảy ra nếu chúng không ảnh hưởng đến repo.
Nhiều Dev luôn luôn kiếm tìm sự hoàn hảo coding nên luôn chờ đợi việc sản phẩm của mình phải thật hoàn hảo thì mới commit lên repo. Để vấn đề có thể được tìm ra sớm, cùng với đó là để cho CI có thể hoạt động hiệu quả hơn trong dự án thì người Dev cần phải commit code một cách thường xuyên để đẩy nhanh tính hiệu quả của CI server này hơn.
1.2. CD là gì?
Nếu như với CI là một quá trình xây dựng và kiểm tra một cách tự động thì đối với CD lại đảm nhận một nhiệm vụ cao hơn một chút.
CD có là tên viết tắt của từ tiếng anh sau: Continuous Delivery, chúng ta có thể hiểu nghĩa sơ lược là chuyển giao liên tục. Đây là một quá trình được nâng cao hơn một chút, đó chính là việc triển khai tất cả những thay đổi về code, tất cả đã được build và code ra đến môi trường testing (kiểm thử) và staging (môi trường sản xuất để kiểm thử phần mềm). CD cho phép các Dev tự động hóa phần mềm testing bên cạnh sử dụng unit test, kiểm tra phần mềm qua nhiều thước đo trước khi triển khai cho khách hàng của mình (production). Những bài test này có thể bao gồm UI testing, integration testing, load testing, API testing,..Nó có thể tự động theo quy trình giải phóng các phần mềm.
CD được sử dụng bằng cách sử dụng Deployment Pipeline - giúp chia quy trình chuyển giao phần mềm thành các giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có những mục tiêu để xác minh chất lượng của các tính năng mới từ một góc độ vô cùng khác nhau để có thể kiểm định được chức năng và tránh những lỗi ảnh hưởng đến người dùng.
Có một khái niệm bị rất nhiều người nhầm lẫn và phân vân đó chính là Continuous Deployment, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau nhưng do chúng đều được viết tắt là CD nên có rất nhiều người bị nhầm lẫn. Nếu Continuous Delivery là triển khai code trên môi trường staging và deploy (triển khai) thủ công trên môi trường production thì Continuous Deployment lại là một kỹ thuật giúp triển khai code lên môi trường production một cách tự động, đây là mục tiêu hướng tới của hầu hết các công ty trên thế giới.
2. Những lợi ích mà CI/CD là gì?
2.1. Giảm thiểu những rủi ro không đáng có
Đây có thể nói là một lợi ích vô cùng hữu dụng của CI, nó cho phép giảm thiểu những rủi ro nhờ việc phát hiện lỗi và sửa sớm, giúp tăng lên chất lượng phần mềm nhờ khả năng tự động kiểm tra và quan sát. Bên cạnh đó, giảm thiểu những quy trình thủ công được lặp đi lặp lại mỗi ngày, thay vì đó sẽ được xây dựng tự động và kiểm tra tự động mà không cần đến sự giúp đỡ của con người. Cuối cùng là có thể deploy, triển khai phần mềm ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian, địa điểm nào.
2.2. Thay đổi code nhỏ
Một lợi ích vô cùng to lớn của CI/CD đó chính là việc nó cho phép chúng ta có thể tích hợp những loại mã nhỏ liền một lúc. Những thay đổi mã này khá đơn giản và sẽ được xử lý nhanh hơn so với những đoạn mã khổng lồ, từ đó, sẽ ít xảy ra nảy sinh những vấn đề liên quan đến việc thay đổi sau này.
Những sự thay đổi mã nhỏ này sẽ có thể được kiểm tra ngay khi chúng được tích hợp vào trong kho mã. Từ đó có thể giúp cho các nhà phát triển có thể nhận ra một vấn đề trước khi khối lượng công việc tăng lên một cách chóng mặt. Đây quả thật là một lợi thế đối với những nhóm phát triển lớn hoặc cho những người làm việc từ xa giao tiếp với nhau một cách hiệu quả hơn.
2.3. Cô lập lỗi một cách hiệu quả
Cô lập lỗi ở đây được hiểu rằng việc thiết kế hệ thống sao cho khi có lỗi nào đó xảy ra thì các kết quả tiêu cực sẽ bị giới hạn trong một phạm vi nhất định nào đó. Việc hạn chế những vấn đề có thể giúp làm giảm khả năng hư hỏng và từ đó giúp cho hệ thống được bảo trì, xử lý dễ dàng hơn.
Thiết kế hệ thống của bạn với CI/ CD sẽ có thể đảm bảo rằng việc cách ly lỗi sẽ được phát hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng thực hiện hơn. Do vậy, hậu quả của các lỗi xuất hiện trong ứng dụng sẽ được giới hạn trong phạm vi của nó.
Có thể nói rằng, ci/cd là một phần không thể thiếu, đóng góp vào sự hưng thịnh và phát triển của bất cứ một doanh nghiệp nào. Vậy là hôm nay, chúng ta đã cùng nhau khám phá và tìm hiểu về ci/cd là gì, những lợi ích mà ci/cd mang lại cho các doanh nghiệp là gì, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho tất cả mọi người.