Cơ cấu nợ là gì? Những điều bạn nên biết về cơ cấu nợ
Tác giả: Phùng Hà 30-03-2024
Bạn là người kinh doanh cần nguồn vốn lớn để đầu từ vào các dự án phát triển của công ty mình. Bạn đang có những khoản nợ ngân hàng khác nhau? Vậy nó thuộc cơ cấu nợ nào? Bạn nên biết gì về cơ cấu nợ để có thể không gặp rủi ro khi các khoản nợ không có khả năng chi trả khi đến hạn. Hãy cùng tôi tìm hiểu ngay!
1. Cơ cấu nợ là gì?
Cơ cấu nợ là từ ghép của 2 từ “cơ cấu” và “nợ” ta tách nghĩa chúng ra để hiểu sâu hơn về chúng nha.
Thứ nhất, Cơ cấu là nói đến nguyên tắc kết hợp và hoạt động của các chi tiết này trong cùng một chỉnh thể nhất định
Thứ hai, nợ thuật ngữ được dùng để chỉ nghĩa vụ phải thực hiện về việc khoản trả, hay đền bù về vật chất, tài sản. Nợ được hình thành khi một người cho vay một lượng tài sản nhất định. Trong thời đại ngày nay nợ đi kèm với khả năng thanh toán, cùng một mức lãi suất nhất định
Từ đó ta có thể thấy được rằng cơ cấu nợ là 1 khoản nợ được bên vay và bên cho vay thỏa thuận phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán nợ của bên vay nợ.
Nói đến cơ cấu nợ ta thường nhắc đến các từ chuyên ngành như: Nơ công, khoanh nợ, xóa nợ, gia hạn nợ, hoán đổi nợ,..
Xem thêm: Việc làm tài chính tại Hồ Chí Minh
2. Những câu chuyện xoay quanh “cơ cấu nợ”
2.1. Câu chuyện về “nợ công”
Nợ công dễ hiểu là nợ của Nhà nước, các cơ quan chính quyền trong bộ máy nhà nước. Nó có thể là nợ các nhà đầu tư trong nước. Có thể là nợ vay mượn từ nước ngoài.
Chính phủ mượn nợ qua việc phát hành công phố phiếu, các trái phiếu hay từ việc vay tại các ngân hàng phát triển quốc tế.
ở Việt Nam thu nhập của chính phủ là từ các khoản thuế được đóng vào ngân sách nhà nước nên nợ công là nợ quốc dân, hay nói cách khác là người dân phải đóng thuế để trả.
Bản chất của nợ công là sự xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Khi chi tiêu của chính phủ lớn hơn so với số thuế, phí và lệ phí được nhà nước quy định mức đóng cho người dân thì buộc chính phủ phải đi vay chi tiêu và trang trải cho các khoản thâm hụt của ngân sách nhà nước. Và nước nước sử dụng các khoản vay nợ này để trả nợ cho các hoạt động cần chi ngân sách của chính phủ.
Vậy chắc bạn đang thắc mắc việc nhà nước vay nợ công như thế thì có để gánh nặng cho tương lai không? Theo tôi thì có nợ công càng nhiều gánh nặng lên thế hệ tương lai càng lớn bởi khi nợ công càng nhiều để bù đắp buộc nhà nước phải tăng các mức đóng phí thuế, phí và lệ phí của người dân lên để bù đắp những thâm hụt của ngân sách. Tuy nhiên việc thu thuế, phí và lệ phí được nhà nước tăng phù hợp với khả năng và nên phát triển kinh tế của nước ta, để đảm bảo an sinh xã hội.
Vậy nợ công có lợi ích chứ? Dĩ nhiên là bất kỳ các khoản vay nào cũng đều có giá trị của nó. Nhà nước chấp nhận vay tiền và mang nợ là có mục đích chính đáng của nó, việc vay nợ của chính phủ là để phục vụ cho các chính sách hay dự án phát triển đầy nước của chính phủ. Các khoản nợ công của chính phủ nhằm gia tăng nguồn lực cho nhà nước. Nhà nước dùng các khoản đi vay để phát triển cơ cơ hạ tầng công, tăng cường đầu tư cho việc đồng bộ nhà nước, và đầu tư cho việc phát triển kinh tế của đất nước.
2.2. Câu chuyện về cơ cấu lại nợ
Cơ cấu lại nợ được hiểu là việc thực hiện các nghiệp vụ để thay đổi các điều kiện của khoản nợ. Cơ cấu lại 1 phần hoặc có thể là cơ cấu lại toàn bộ các khoản nợ trong danh mục nợ công bao gồm: chuyển nhượng, chuyển đổi sở hữu, khoanh nợ, xóa nợ, mua lại nợ, gia hạn nợ, hoán đổi nợ hoặc các nghiệp vụ cơ cấu nợ theo quy định của pháp luật.
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được ngân hàng phát triển Việt nam đồng ý việc điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ, hoặc gia hạn thêm thời gian cho khách hàng khi họ không có đủ khả năng trả gốc và lại cho ngân hàng theo đúng hạn cam kết ban đầu.
2.3. Câu chuyện về nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ đi vay của người vay nợ không thể trả cả gốc lẫn lãi cho bạn cho vay khi đến hạn trả được hai bên cam kết trong hợp đồng.
Vậy làm thế nào để bạn không đưa mình rơi vào tình trạng nợ quá hạn? Trước khi vay vốn ở bất kỳ đâu bạn hãy nên tự đánh giá về khả năng thanh toán của mình, đặt giả định các phương án xảy ra, để có thể thanh toán nợ khi đến hạn; Có kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay rõ ràng, và dùng vốn vay một cách hiệu quả để không bị rơi vào tình trạng đến hạn trả nợ bạn không thể thanh toán khoản nợ của mình; chú ý ngày trả nợ trên hợp đồng của bạn để đẩy mạnh tiến độ công việc và phát triển hết công suất làm việc hiệu quả để không bị gặp trường hợp không may sẽ xảy đến; và cuối cùng nhớ ngày hết hạn vay nợ để thanh toán khoản nợ cả gốc và lãi của mình nha.
2.4. Câu chuyện về khoanh nợ
Khoanh nợ hay còn được gọi là hoãn nợ là việc dừng thanh toán nợ đã vay trong 1 khoảng thời gian nhất định. Khoanh nợ sẽ được ngân hàng chấp nhận trong 1 số trường hợp cho người sản xuất, kinh doanh khi có sự kiện thiên tai xảy ra hay do sự sụt giảm giá cả của thị trường.
Tại sao bạn nên khoanh nợ? trong trường hợp bạn không có đủ khả năng trả nợ cho các khoản nợ của mình. Để có 1 khoản được gọi là miễn trừ thuế trên khoản vay nợ cho các ngân hàng thì bạn nên thông báo khoanh nợ hoặc hoãn nợ.
2.5. Câu chuyện về nợ xấu
Nợ xấu chính là các khoản nợ của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp vay tại các tổ chức tín dụng, khi đến hạn thanh toán nợ nhưng bạn chưa thanh toán đầy đủ cho tổ chức tín dụng theo đúng cam cam trong hợp đồng ban đầu ký kết, sau 90 ngày từ ngày hết hạn vay và phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng, hay tổ chức tín dụng. từ đó ảnh hưởng xấu đến lịch sử tín dụng của bạn, do đó khách hàng có nợ xấu.
Lý do để phát sinh nợ xấu mà nhiều người hay gặp hiện này là: khi bạn mua hàng tại các cửa hàng hay siêu thị với hình thức thanh toán trả góp tuy nhiên đến hạn bạn không trả tiền đầy đủ và đúng hạn theo cam kết ban đầu giữa hai bên; bạn sử dụng thẻ ghi nợ ngân hàng, bạn sử dụng thẻ tín dụng 1 cách không kiểm soát dẫn đến mất khả năng thanh toán và không có khả năng trả đúng hạn cho ngân hàng; bạn quên hoặc không biết về các khoản phí phạt quá hạn ngày thanh toán dẫn đến khoản phí này bị chuyển thành khoản nợ quá hạn; Đến ngày đóng lãi bạn không đồng ý với cách tính lãi của các tổ chức tín dụng đó dẫn đến bạn chần chừ về thời gian đóng hoặc có tình không đóng.
Khi bạn có nợ xấu trong lịch sử tín dụng của mình thì rất khó để các tổ chức tín dụng phê duyệt hồ sơ vay mới cho bạn.
Cách để bạn xóa nợ xấu cho bạn là: nếu khoản vay của bạn nhỏ dưới 10 triệu thì hay thanh toán ngay lập tức. Đây là số tiền không lớn tôi nghĩ các bạn có thể thanh toán đúng hạn; đối với khoản vay trên 10 triệu thì các bạn nên thu xếp kế hoạch để có thể trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
2.6. Câu chuyện về chuyển nợ
Chuyển nợ là thay đổi nợ từ ngắn hạn với lãi suất cố định sang dài hạn với lãi nhất cố định.
Sự chuyển nợ được thực hiện nhằm mục đích làm tăng khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng, còn các công ty sử dụng nó để làm tăng khả năng thanh toán của mình.
Đầu tư ngắn hạn là đầu tư 3 năm hoặc thậm trí là ít hơn sang đầu tư dài hạn để đảm bảo sự an toàn hơn về khả năng thanh toán của mình. Bởi 3 năm thì việc đầu tư vào bất kỳ đầu thường chưa có lợi nhuận nhiều phải sau năm thì 5 trở ra thì mới có thể thu hồi vốn bỏ ra và có lợi nhuận khi chuyển từ vay ngắn hạn sang vay dài hạn thì khả năng thanh toán nợ của công ty sẽ cao hơn, để tránh khả năng không trả được nợ khi hết thời hạn thanh toán.
Qua nhưng chia sẽ của work247.vn mong giúp một phần nào đó cho các bạn hiểu cơ cấu nợ là gì và một vài điều liên quan đến cơ cấu nợ.