KHUYẾT TẬT LÀ GÌ? BẠN CÓ THẬT SỰ THẤU HIỂU ĐƯỢC HỌ HAY CHƯA?
Theo dõi work247 tạiKhuyết tật, mới nghe đến hai từ này thôi chúng ta đã không muốn bản thân rơi vào trường hợp này. Trong cuộc sống luôn có những mảnh đời kém may mắn hơn ta, vậy chúng ta có đồng cảm cho những người đó hay không? Một câu hỏi tôi luôn canh cánh trong lòng “bạn hiểu họ được mấy phần?”
1. Hiểu về khuyết tật
Trong cuộc sống thường nhật, có phải bạn hay bắt gặp những mảnh đời bất hạnh, những người khuyết tật, tàn tật đi ăn xin, hay thậm chí là lang thang ở đâu đó. Hôm nay, người khuyết tật sẽ “lang thang” trong chính bài viết này, và bạn hãy cùng vieclam88 tìm hiểu rõ hơn về người khuyết tật nhé.
Người khuyết tật là những người có điểm khiếm khuyết trên cơ thể, điều này làm giảm đi khả năng sinh hoạt và sức lao động của họ. Người khuyết tật chủ yếu do bẩm sinh và do gen di truyền từ đời trước. Khuyết tật được phân chia thành 6 loại bao gồm: khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh, tâm thần, khuyết tật trí tuệ và khuyết tật khác.
+ Khuyết tật về vận động: Là những người vẫn có khả năng nghe, nhìn và nói nhưng chân tay lại không thể hoạt động được. Họ không vận động, đi lại hay sinh hoạt được như người bình thường. Có những người không thể đi lại, phải ngồi trên xe lăn cả đời, nhưng cũng có những mảnh đời khác không thể dùng chính đôi tay để cầm bút như các bạn cùng trang lứa.
+ Khuyết tật nghe, nói: Là những người không thể phát ra âm, không thể trao đổi với nhau bằng âm thanh, hoặc không thể nghe được những âm thanh bên ngoài. Cũng có những trường hợp sẽ bị khuyết tật cả nghe và nói, điều này làm hạn chế sự giao tiếp của họ với môi trường xã hội rất kém. Những người khuyết tật nghe, chúng ta hay gọi là “điếc”, và khuyết tật nói là “câm”. Những người bị khuyết tật nghe, nói, họ bị một rào cản giao tiếp với xã hội, mặc dù vậy, họ vẫn có ngôn ngữ đặc trưng riêng của mình, và họ có thể giao tiếp với nhau qua “ngôn ngữ cơ thể”.
+ Khuyết tật nhìn: là những người suy giảm về thị giác, tùy thuộc vào cấp độ khuyết tật có thể là nhìn mờ cho đến mù vĩnh viễn. Những người này thì chủ yếu phải dựa vào các vật dụng hỗ trơ khi đi lại.
+ Khuyết tật về thần kinh, tâm thần: là những đối tượng bị rối loạn thần kinh, không kiểm soát được hành vi, cảm xúc của mình. Họ luôn có những biểu hiện bất thường.
+ Khuyết tật về trí tuệ: là mất khả năng nhận thức đúng sai, cho dù có học cũng không thể hiểu được. Tư duy không phát triên, được thể hiện như không thể phân tích một vấn đề nào đó, hoặc không thể nhớ được, người ta hay gọi họ bằng cái tên “não cá vàng” để chỉ những người khuyết tật về trí tuệ.
+ Khuyết tật khác: là tình trạng mà con người bị khiếm khuyết, và mất đi các chức năng cơ thể không thể hoạt động bình thường như những người khác, mà không rơi vào một trong năm trường hợp trên thì họ được xét vào khuyết tật khác.
Trong cuộc sống của chúng ta, cũng có những người bị khuyết tật về vận động hay thị giác, nhưng cũng có những người bị khuyết tật về toàn bộ, nghĩa là họ không vận động được, cũng không nghe nói được, thần kinh cũng không ổn định và trí tuệ cũng không phát triển. Ở đây, tôi không dùng từ “được” mà dùng từ “bị” là vì bản thân họ đang rơi vào thế bị động, và họ không hề muốn mình bị như vậy. Câu hỏi đặt ra ở đây là bạn có bao giờ tìm hiểu về nguyên nhân tại sao họ lại như vây hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
1.2. Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật
Nguyên nhân đầu tiên mà tôi muốn nói đến đó chính là do bẩm sinh, di truyền: Khi đứa trẻ sinh ra do di truyền từ bố hoặc mẹ mà mang những khiếm khuyết bẩm sinh trên cơ thể. Điều này có thể xảy ra khi bố mẹ kết hôn cận huyết, hoặc do quá trình mang thai, người mẹ có chế độ sinh hoạt không đúng cách dẫn đến các bệnh về lây nhiễm, do đó mà khi đứa trẻ sinh ra đã mang trên mình những dị tật.
Nguyên nhân thứ hai đó chính là khuyết tật mắc phải khi phát triển: bệnh là một yếu tố dẫn đến khuyết tật bẩm sinh, hoặc do bị chấn thương tai nạn, bị nhiễm chất độc hóa học.
Có thể nói những nguyên nhân dẫn đến khuyết tật không đâu xa, nó xuất phát từ ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Khách quan từ môi trường bên ngoài và chủ quan từ chính bản thân chúng ta.
Không ai trong chúng ta muốn bị khiếm khuyết hay dị tật trên cơ thể, do vậy hãy tự bảo vệ chính bản thân mình bạn nhé.
2. Người khuyết tật “sống” chứ không “tồn tại”
“Sống” và “tồn tại”, tôi tin chắc khi nghe đến đây sẽ có rất nhiều người tra google xem định nghĩa của hai từ này có giống nhau hay không, và tại sao tôi lại nói sống chứ không tồn tại? Nhiều người sẽ “tặc lưỡi” nói rằng “có bị vấn đề gì không?” Và tôi khẳng định là không.
Khi chúng ta sống là chúng ta có hưởng thụ và cống hiến, không phải cứ việc làm cứu dân cứu nước mới là cống hiến. Cống hiến ở đây, chỉ cần bạn làm những việc tốt cho đời thôi như vậy cũng là cống hiến rồi. Hay ngay chính bản thân bạn, chẳng cần làm điều gì lớn lao, chỉ cần bạn sống tốt như vậy cũng đã góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn rồi.
Đã có bao giờ bạn tự đặt ra cho mình câu hỏi “mình sống để làm gì?” mỗi bản thân chúng ta đã có cho riêng mình câu trả lời. Nhưng hãy sống làm sao cho đúng nghĩa là sống.
“Sống” có nghĩa là tận hưởng và cống hiến. Khi tận hưởng những vị ngọt của mồ hôi người đi trước để lại rồi thì hãy hành động để người sau cũng được ăn trái ngọt do chính tay ta trồng. Ở đây, không chỉ nói riêng những người “lành lặn” mà cái chính là đang hướng đến người khuyết tật. Đừng mặc cảm vì bản thân mình còn nhiều thiếu sót. Vì bạn đâu biết được, trên đời này còn nhiều mảnh đời bất hạnh hơn mình nhiều. Và chính các bạn cũng đang được hưởng những thành quả của người đi trước, vậy thì còn lý do gì mà chúng ta lại không hành động ngay để tô màu cuộc đời hơn.
Khiếm thị về mắt, họ không thể nào nhìn thấy được cầu vồng màu gì, hay người họ yêu thương trông như thế nào? Nhưng họ có giọng hát, có đôi tay để tô vẽ cuộc đời mình và truyển cảm hứng cho bao người. Một điển hình nữa đó chính là một nhà diễn thuyết truyền cảm hứng nổi tiếng Nick James Vujicic. Có thể xem Vujicic là người truyền cảm hứng mạnh nhất cho những người khuyết tật nói riêng và toàn bộ chúng ta nói chung. Là một người khiếm khuyết cả chân và tay nhưng anh có một động lực lớn để công hiến và truyền cảm hứng cho các thế hệ. Một câu nói rất nổi tiếng của anh đó chính là “nếu bạn không nhận được một điều kì diệu thì hãy trở thành điều kì diệu”. Đối với những người khuyết tật mà nói thì họ không nhận được điều kì diệu nào khi bản thân mắc những dị tật. Nhưng không phải vì thế mà họ bỏ cuộc, bởi vì chính họ sẽ làm nên điều kì diệu cho bản thân.
Chúng tôi không mong rằng bạn chỉ tồn tại trong cuộc sống này. Nếu đã được sinh ra trên cuộc đời này thì bạn hãy làm một điều gì đó có ích cho cuộc đời. Vì khi được sinh ra là bạn đã may mắn rất nhiều rồi. Chúng ta không thể chỉ sống cho bản thân mà phải sống cho những người xung quanh ta nữa. Đừng vì những mặc cảm trên cơ thể mà đánh mất đam mê, đánh mất tuổi trẻ của mình.
3. Người khuyết tật-làm gì để bảo vệ chính bản thân họ?
Để bảo vệ được chính bản thân mình, hay chỉ đơn giản là không dựa dẫm vào ai, có thể tự lập được thì thật sự khó đối với một người bình thường, chứ chưa nói đến người khuyết tật. Vậy cần làm gì để có thể bảo vệ được bản thân mình? Timviec365 sẽ mật bí cho bạn một vài bí quyết nhé!
3.1. Học hỏi để trau dồi thêm kiến thức
Hiện nay cũng có những cơ sở dạy học cho người khuyết tật do nhà nước mở hoặc do các nơi thiện nguyện dạy các bạn. Chỉ có con đường học tập thì mới có thể có cuộc sống tốt lên được, khi có kiến thức thì suy nghĩ của chúng ta cũng tích cực lên nhiều. Học không chỉ phục vụ nhu cần bản thân mà còn để phục vụ nhu cầu của xã hội, vì hiện nay có rất nhiều nơi tuyển dụng người khuyết tật chỉ cần họ có năng lực là được. Đây là cơ hội tốt cho những người khuyết tật có thể tạo ra thu nhập cho chính bản thân mình.
Không nhất thiết là phải học kiến thức, mà nhiều người cũng có thể chọn cho mình cách khác đó là học nghề. Có rất nhiều nghề mà hiện nay các bạn có thể làm được như:
+ Làm đồ ra công bằng tay, đan lát
+ Nghề may
+ Nghề tẩm quất
+…
Tự tạo cho mình một việc làm, một nghề phù hợp với mình, điều đó thể hiện rằng bạn đã tự lập.
3.2. Có tinh thần, nghị lực
Tinh thần và nghị lực phi thường không phải ai cũng có thể làm được, nhiều người vì không thể vượt qua được mặc cảm mà đã bỏ cuộc, vì thế chúng ta cần có một tinh thần thoải mái, không suy nghĩ tiêu cực, và thêm một chút nghị lực vượt lên chính mình thì bạn có thể hoàn toàn làm chủ cuộc sống và tự bảo vệ cho chính bản thân mình.
4. Hãy đặt mình vào vị trí của người khuyết tật
“Trông mặt mà bắt hình dong”, trong cuộc sống có ai mà chưa từng chỉ nhìn bên ngoài mà đã đánh giá cả con người bên trong của người đó. Chúng ta không là họ, chưa từng đặt mình vào vị trí của họ thì làm sao chúng ta hiểu rõ được bản chất họ ra sao. Có rất nhiều người đi ngoài đường nhìn thấy người khuyết tật liền chỉ trỏ xôn xao, có những người còn xem đó là thú vui để chế diễu. Nhưng đã một lần bạn đặt mình vào vị trí của họ chưa? Đã một lần bạn hiểu vừa bị khiếm khuyết trên cơ thể lại vừa bị cười chê chưa? Chưa, có đúng không? Vậy thì hãy thử ngay đi nhé, để hiểu được cảm giác của họ như thế nào.
Trong cuộc sống mỗi người một hoàn cảnh riêng, chúng ta chỉ nhìn vào những gì hiện hữu ngay trước mặt để đánh giá nhân cách của một con người. Bản chất của con người vốn là ích kỉ, họ chỉ luôn bới móc những lỗi sai của người khác để đề cao mình, đôi khi họ cho rằng nhìn thấy khiếm khuyết trên cơ thể người khác và đánh giá cả con người họ cũng khiếm khuyết như cơ thể họ vậy. Như vậ có quá bất công cho những người khuyết tật hay không?
Một người khuyết tật nhìn thấy người bình thường, họ liền nghĩ ước gì mình được như người ta, còn một người lành lặn khi nhìn thấy người khuyết tật thì lại mong muốn được như họ, sẽ không phải làm việc. Chỉ khi chính chúng ta rơi vào hoàn cảnh đó thì chúng ta mới hiểu được cảm giác đó chân thực như thế nào? Cuộc đời sẽ dịu dàng hơn nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của nhau.
Việc làm công chức - viên chức
“Còn gì đẹp trên đời hơn thế, người với người sống để yêu nhau” cuộc sống của chúng ta sẽ bớt mệt nhọc đi rất nhiều nếu chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau, để hiểu và thông cảm cho nhau.
3232 0