Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì và những thông tin cần biết

Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Ngành du lịch của nước ta ngày càng tăng nhanh, kéo theo đó là các loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ cư trú xuất hiện ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đặc biệt, đây là ngành nghề kinh doanh có tiềm năng vô cùng lớn và quan trọng đối với toàn xã hội. Vậy cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì? Cùng tìm hiểu khái niệm, phân loại, điều kiện kinh doanh và một số thông tin khác về cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nhé!

1. Khám phá cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì?

1.1. Tìm hiểu cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì?

Bạn đã hiểu được cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì hay chưa?

Dịch vụ lưu trữ hay cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh cung cấp cho người có nhu cầu các cơ sở vật chất như đi du lịch hay công tác… Bên cạnh đó, các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trữ gồm những loại hình cho công nhân, sinh viên thuê dài hạn…

Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì

Bên cạnh cung cấp dịch vụ lưu trú như tên gọi, một số cơ sở còn cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như giải trí, ăn uống, sức khỏe,... Tuy nhiên, các loại hình hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn (còn gọi là cơ sở thường trú) hay dịch vụ lưu trú giới hạn thì sẽ phân loại vào lĩnh vực khác. Ví dụ như thuê villa theo năm hoặc theo tháng sẽ được đưa vào trong ngành Bất động sản.

Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh cung cấp nơi ở, các dịch vụ lưu trú, ăn uống, sức khỏe, giải trí… đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tạm thời trong thời gian khách du lịch có nhu cầu lưu trú tại một địa phương, tỉnh thành hay quốc gia nào đó.

1.2. Một số loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú hiện nay

1.2.1. Dịch vụ khách sạn

Dịch vụ khách sạn hay Hotel là cơ sở dịch vụ lưu trú có trên 10 phòng ngủ, các cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết cần đảm bảo chất lượng, đáp bảo phục vụ du khách lưu trú và sử dụng dịch vụ tại đây. Trong đó, khách sạn bao gồm các loại hình như sau:

- Khách sạn thành phố (city hotel): Đây là loại hình khách sạn phục vụ khách thương gia, tham quan du lịch hay các khách công vụ là chủ yếu, được xây dựng tại các đô thị và quy mô khách sạn thành phố sẽ đánh giá theo tiêu chuẩn từ 1 cho tới 5 sao.

Dịch vụ khách sạn là loại hình dịch vụ có trên 10 phòng ngủ

- Khách sạn bên đường (motel): Đây là khách sạn được xây dựng cạnh các tuyến đường giao thông, gắn với việc sửa chữa cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng hay phương tiện vận chuyển, đáp ứng nhu cầu phục vụ dành cho khách du lịch.

- Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort): Đây là loại hình khách sạn được xây dựng thành quần thể hoặc khối như biệt thự, bungalow, căn hộ. Các khách sạn nghỉ dưỡng xây dựng tại những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và thu hút, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan và phục vụ nhu cầu giải trí của khách du lịch.

1.2.2. Tourist camping

Tourist camping còn gọi là bãi cắm trại du lịch, là những vùng đất, khu đất có cảnh quan thiên nhiên đẹp đã được quy hoặc và có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, kết cấu hạ tầng cùng với dịch vụ cần thiết đáp ứng yêu cầu của khách cắm trại.

1.2.3. Tourist guest house

Tourist guest house (nhà nghỉ du lịch) là cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có các thiết bị hiện đại, tiện nghi đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các dịch vụ do nhà nghỉ du lịch cung cấp gần giống với khách sạn tuy nhiên chưa đạt chuẩn để xếp hạng giống như khách sạn.

Tourist guest house đầy đủ tiện nghi

1.2.4. Dịch vụ homestay

Homestay là nhà ở mà chủ căn hộ sinh sống nhưng cho khách du lịch thuê các phòng còn trống, du khách sẽ được cảm nhận văn hóa, bản sắc dân tộc, món ăn và cảnh quan tuyệt đẹp tại các homestay này. Ngoài các trang thiết bị cho khách du lịch lưu trú, chủ nhà có thể cung cấp thêm một số dịch vụ khác theo nhu cầu của khách hàng.

1.2.5. Tourist village

Tourist village hay còn gọi là làng du lịch là những nơi tập hợp nhiều căn hộ, căn biệt thự, bãi cắm trại, bungalow ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tài nguyên du lịch. Ngoài cơ sở lưu trú bên trong làng du lịch thì còn có cửa hàng mua sắm, nhà hàng, khu vui chơi giải trí hay những tiện ích khác đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

1.2.6. Dịch vụ villa

Villa là biệt thự du lịch có đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi và hiện đại cho khách du lịch, đáp ứng nhu cầu tự phục vụ khi lưu trú tại đây. Khi có 3 villa gần nhau trở lên thì được gọi là cụm villa hay cụm biệt thự du lịch.

Dịch vụ villa sang trọng và hiện đại

1.2.7. Serviced Apartment

Serviced Apartment (căn hộ du lịch) là nơi căn hộ tiện nghi, có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch và dễ dàng tự phục vụ trong khoảng thời gian khách du lịch lưu trú. Căn hộ du lịch được gọi là khu căn hộ du lịch khi có từ 10 căn hộ du lịch trở lên.

2. Để kinh doanh dịch vụ lưu trú cần những điều kiện nào?

Khi đã biết được cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì, để có thể kinh doanh cơ sở dịch vụ lưu trú, bạn cần phải có các điều kiện sau:

- Được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch và còn thời hạn.

- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần đảm bảo chất lượng tối thiểu của các loại hình xây dựng, trang thiết bị, cơ sở vật chất theo từng hạng hay cấp độ của mỗi loại.

- Đáp ứng quy định của pháp luật với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường…

Đáp ứng quy định của pháp luật

- Nếu dịch vụ lưu trú là nhà nghỉ du lịch hay bãi cắm trại du lịch, nhà ở cần có phòng để khách du lịch thuê, còn những cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú khác cần phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn về trang thiết bị.

- Với các loại hình cơ sở du lịch như làng du lịch, khách sạn, căn hộ, biệt thự thì cần đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký về các dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn và đội ngũ nhân viên cần có kiến thức phù hợp.

3. Ý nghĩa của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú đem lại rất nhiều ý nghĩa, lợi ích khác nhau như:

- Quá trình tiêu dùng hàng hóa hay các dịch vụ lưu trú giúp Nhà nước có thêm nguồn ngân sách và giúp dân cư có nguồn thu ổn định khi kinh doanh các hoạt động này.

- Thu hút đông đảo người lao động gồm gián tiếp và trực tiếp tạo ra cho các cơ sở những sản phẩm phục vụ lưu trú, tạo công ăn việc làm cho nhiều người và giải quyết tình trạng thất nghiệp trong cộng đồng.

- Là nơi quảng bá, tuyên truyền về đất nước, văn hóa, con người của nước sở tại.

Ý nghĩa của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

- Khi các loại hình kinh doanh lưu trú phát triển, kinh tế sẽ ngày càng phát triển và chuyển đổi các cơ cấu để cung ứng, phục vụ cho nơi dịch vụ lưu trú đó ngày càng phát triển.

4. Điều kiện và thủ tục đăng ký cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch

Các cá nhân, tổ chức nếu muốn kinh doanh các loại hình dịch vụ lưu trú có thể đăng ký tự nguyện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú.

Các biệt thự du lịch, khách sạn du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, căn hộ du lịch được xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo tiêu chuẩn quốc gia và các hạng lưu trú du lịch từ 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao tới 5 sao.

Để có thể công nhận cơ sở lưu trú thuộc hạng mấy thì cần có thẩm quyền thẩm định cụ thể, như:

- Hạng 4 sao và 5 sao của cơ sở lưu trú sẽ do Tổng cục du lịch thực hiện thẩm định, công nhận hạng của dịch vụ lưu trú đó.

- Các hạng còn lại như 1 sao, 2 sao và 3 sao sẽ do Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thực hiện thẩm định và công nhận.

Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú

Để đăng ký công nhận hàng cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị viết theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mang tên Đơn đề nghị công nhận hạng của cơ sở dịch vụ lưu trú.

- Danh sách thông tin của những người lao động, gồm quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú.

- Bản đánh giá chất lượng theo quy định về tiêu chuẩn quốc gia thực hiện việc xếp hạng cơ sở dịch vụ lưu trú của cơ sở lưu trú du lịch đó.

- Chứng chỉ, văn bằng hay giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ, cùng với đó là giấy chứng nhận của người quản lý, trưởng bộ phận làm việc trong cơ sở lưu trú du lịch về thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người đó, các giấy tờ này đều cần cung cấp bản sao có chứng thực.

Trong quá trình quản lý các cơ sở dịch vụ lưu trú bạn sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định. Một trong những công cụ hỗ trợ bạn quản lý cơ sở kinh doanh của mình hiệu quả là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng 365, giúp bạn quản lý được thời gian check-in, check-out, doanh thu, nhân viên hay khách hàng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì và phân loại, điều kiện của các cơ sở kinh doanh này. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có ý nghĩa to lớn đối với xã hội, quốc gia nói chung và người dân mở dịch vụ lưu trú nói riêng, vừa nâng cao khả năng thu nhập cũng như đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách hàng trong thời gian cư trú. Để cơ sở cư trú của bạn được công nhận là cơ sở kinh doanh dịch vụ này thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ kể trên và nộp lên cơ quan có thẩm quyền nhé!