Tìm hiểu công chức loại C là gì, lương của công chức loại C

Tác giả: Trương Ngọc Lâm 27-08-2024

Đối với công chức - nhân viên cơ quan nhà nước khi được bổ nhiệm vào một vị trí nào đó thì sẽ có lương và chế độ đãi ngộ khác nhau. Vị trí được bổ nhiệm sẽ được yêu cầu những trình độ đào tạo chuyên môn khác nhau và được phân vào các ngạch khác nhau. Các ngạch này sẽ quyết định vị trí, lương của từng người. Dưới bài viết này ta sẽ tìm hiểu về công chức loại C, loại này sẽ gồm ngạch gì. Thông tin về mức lương và thu nhập của công chức loại C cũng sẽ được tiết lộ.

1. Cách phân loại công chức

Để phân loại công chức, chúng ta phải dựa vào điều luật đã được quy định trong bộ Luật Cán bộ, công chức. Các điều luật trong bộ Luật này theo thời gian có chút thay đổi nhưng vẫn sẽ được dựa trên hai loại căn cứ chính. Điều 34, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có quy định rằng:

- Phân loại công chức căn cứ vào ngạch công chức được bổ nhiệm, công chức sẽ gồm có: Loại A (những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp), loại B (những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính), loại C (người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên), loại D (Những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự và ngạch nhân viên).

Phân loại công chức

- Đồng thời, ta cũng có thể phân chia dựa vào vị trí công tác, chức vụ mà công chức được chia thành: công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Nhưng điều luật đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2019, khoản 1 điều 34 Luật Cán bộ, công chức đã thay đổi rằng “căn cứ vào ngạch công chức” thành “căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ”.

Công chức nhà nước

Bên cạnh đó, trong khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức năm 2019 đã thêm “ngạch khác” vào trong danh sách ngạch công chức cũ, nên giờ công chức còn có thể được phân loại theo ngạch khác. Nên ta có thể căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, nghiệp vụ, chuyên môn công chức sẽ được phân loại tương ứng với các ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, cán sự, chuyên viên, nhân viên và các gạch khác.

Xem thêm: Thi công chức là gì? Cần chuẩn bị gì khi đi thi công chức

2. Công chức loại C là gì và gồm những gạch nào

Theo quy định của Nhà nước, công chức loại C là những công dân của Việt Nam được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương, có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp. Công chức loại C được phân thành 3 nhóm là C1, C2, C3. Mỗi nhóm sẽ có những ngạch công chức khác nhau, hệ số lương cũng sẽ khác nhau. Từ đó dẫn đến thu nhập của mỗi nhóm trong cùng loại C cũng sẽ có sự thay đổi.

Công chức loại C là gì 

- Nhóm C1 sẽ gồm 8 ngạch công chức là: Thủ quỹ kho bạc, ngân hàng; nhân viên hải quan; kiểm ngân viên; thủ kho bảo quản nhóm 1; thủ kho bảo quản nhóm 2; kiểm lâm viên sơ cấp; bảo vệ, tuần tra canh gác; nhân viên bảo vệ kho lưu trữ.

- Nhóm C2 có 2 ngạch công chức là: Thủ quỹ cơ quan, đơn vị, Nhân viên thuế.

- Ngạch kế toán viên sơ cấp là C3.

Xem thêm: Công chức loại A1 là gì? Những thông tin bạn cần biết!

3. Chế độ đãi ngộ và mức lương của công chức loại C

Dựa vào ngạch mà công chức sẽ có hệ số lương tương đương, khi lên bậc càng cao thì lương của công chức cũng sẽ được thay đổi. Mức lương cơ sở của công chức được dựa trên quy định trong Điều 8 khoản 4 của Nghị quyết 70/2018/QH14 là 1.490.000 đồng, kể từ ngày 1/7/2019.

Lương công chức loại C sẽ tùy theo ngạch

Công chức sẽ được tính lương dựa theo công thức là mức lương cơ sở nhân với mức lương hiện hưởng. Hệ số lương sẽ được phân chia từ bậc 1 đến bậc 12, mỗi ngạch sẽ có hệ số lương khác nhau. Trong 3 nhóm C1, C2, C3 thì C3 là ngạch có hệ số lương thấp nhất, C2 có hệ số lương cao nhất. Chi tiết về hệ số lương từng bậc của mỗi nhóm như sau:

- Nhóm C1: Bậc 1 sẽ có hệ số lương là 1,65. Lương của người có bậc 1 thuộc nhóm C1 sẽ được tính theo công thức: 1,65 x 1.490.000 = 2.458.500 đồng/tháng. Mỗi bậc sẽ có hệ số riêng, các hệ số lương lần lượt theo bậc như sau: Bậc 2 - 1,83; bậc 3 - 2,01; bậc 4 - 2,19; bậc 5 - 2,37; bậc 6 - 2,55; bậc 7 - 2,73; bậc 8 - 2,91; bậc 9 - 3,09; bậc 10 - 3,27; bậc 11 - 3,45; bậc 12 - 3,63.

Lương nhóm C1

Tương tự, bậc 2 sẽ có lương là 2.726.700 đồng/tháng, bậc 3 lương 2.994.900 đồng/tháng, bậc 4 là 3.263.100 đồng/tháng, bậc 5 là 3.531.300 đồng/tháng, bậc 6 là 3.799.500, bậc 7 là 4.067.700 đồng tháng, bậc 8 là 4.335.900 đồng/tháng, bậc 9 lương là 4.604.100 đồng/tháng, bậc 10 là 4.872.300 đồng/tháng, bậc 11 là 5.140.500 đồng/tháng và bậc 12 là 5.408.700 đồng/tháng.

- Nhóm 2: Ở bậc 1 nhóm 2 có hệ số lương là 2.00. Các bậc tăng dần có hệ số lương là: Bậc 2 - 2,18; bậc 3 - 2,36; bậc 4 - 2,54; bậc 5 - 2,72; bậc 6 - 2,9; bậc 7 - 3,08; bậc 8 - 3,26; bậc 9 - 3,44; bậc 10 - 3,62; bậc 11 - 3,80; bậc 12 - 3,98. Theo đó, mức lương những ngạch trong nhóm C2 cũng sẽ có mức lương tốt hơn, tăng lần lượt là 2.980.000 đồng/tháng, 3.248.200 đồng/tháng, 3.516.400 đồng/tháng,...

- Nhóm 3: Công chức thuộc ngạch này có mức lương thấp nhất với hệ số lần lượt là: Bậc 1 - 1,5; bậc 2 - 1,68; bậc 3 - 1,86; bậc 4 - 2,04; bậc 5 - 2,22; bậc 6 - 2,40; bậc 7 - 2,58; bậc 8 - 2,76; bậc 9 - 2,94; bậc 10 - 3,12; bậc 11 - 3,30; bậc 12 - 3,48. Mức lương trong nhóm này sẽ dao động từ 2.235.000 - 5.185.200 đồng/tháng.

Thu nhập của công chức loại C và các loại khác

Theo chế độ tại Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, những người thuộc các ngạch loại C sau 2 năm (đủ 24 tháng) sẽ được xét nâng lên một bậc lương. Ngược lại, nếu đối tượng đấy không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm, hoặc chịu kỷ luật với các hình thức là cách chức, cảnh cáo, khiển trách hoặc bị bãi nhiệm thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc chịu kỷ luật sẽ phải chịu kéo thời gian nâng bậc lương (thêm 1 năm, đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.

Công chức loại C cũng có thể được nâng lương trước thời hạn quy định nếu như người này chưa ở mức bậc lương cuối cùng trong ngạch và có biểu hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ xuất sắc, thì sẽ được xét nâng bậc lương trước thời hạn (tối đa là 12 tháng so với quy định). Tỷ lệ nâng bậc trước thời hạn không được vượt quá 5% tổng số công chức được trả lương của đơn vị, cơ quan đó.

Năm 2020, chính phủ ra quyết định áp dụng mức lương cơ sở mới cho công chức là 1.600.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid khiến cho nền kinh tế xuống dốc, Nhà nước phải lấy quỹ ra cứu dân, mua các sản phẩm như vacxin, hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi Covid, cho nên mức lương cơ sở mới này chưa được áp dụng. Có nghĩa mức lương, phụ cấp và đãi ngộ của công chức vẫn sẽ được giữ nguyên.

Bên trên là những thông tin về công chức loại C, các ngạch thuộc loại công chức này. Đồng thời các bạn có thể nhận thấy được mức lương và chế độ lương cho công chức loại C. Mong rằng sau khi hết ảnh hưởng của dịch bệnh thì mức lương cơ sở của công chức sẽ được tăng lên.