Chuyên viên là gì? Những dấu hiệu của một chuyên viên giỏi
Theo dõi work247 tạiChuyên viên là gì? Nếu bạn đã từng nghe đến từ trong một tin tuyển dụng nào đó hay ở danh xưng giới thiệu của một người thuộc một tổ chức mà bạn từng làm việc hoặc hợp tác cùng, chắc chắn không còn lạ lẫm đối với từ này. Thế nhưng trên thực tế, nhiều nơi còn khá lạm dụng từ chuyên viên mà thực chất chưa đạt đến ngưỡng của danh xưng này. Vậy bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn “mổ xẻ” nghĩa của từ chuyên viên, cũng như bật mí cho bạn những dấu hiệu để biết được đâu là một chuyên viên giỏi thực sự.
1. Chuyên viên là gì? Ngạch chuyên viên nhà nước và các nhóm chuyên viên khác
Chuyên viên là một danh từ được gọi chung cho những những người có năng lực chuyên môn sâu để thực cho duy nhất một nhiệm vụ nào đó. Chuyên viên có thể xuất hiện ở các tổ chức phi lợi nhuận và cũng có thể có ở những công ty, doanh nghiệp không ngoại trừ công ty tổ chức nhà nước hay tư nhân. Bản thân của từ “chuyên viên” cũng đã tự bộc lộ được giá trị của một người được nhận danh xưng đó. Bởi, có thể nói so với “nhân viên” hay “thành viên” thì “chuyên viên” đã được nâng lên một cấp độ cao hơn. Từ thao tác làm việc cho đến chất lượng công việc thì chuyên viên đều cho thấy mức độ tín nhiệm cao hơn. Một chuyên viên sẽ có sự làm việc nhanh nhẹn, nhanh nhạy và tác phong chuyên nghiệp hơn. Lý do chủ yếu dẫn đến điều này là do những chuyên viên phải chắc chắn có được vốn kiến thức và am hiểu sâu rộng về lĩnh vực mình làm việc. Thêm vào đó bề dày kinh nghiệm cũng khiến họ trở nên tự tin hơn khi thực hiện công việc được giao phó.
Khi nói về cụm từ chuyên viên ở Việt Nam, người ta còn nhắc nhiều hơn về ngạch chuyên viên. Đây chính là biểu hiện của vị trí này trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức nhà nước. Ngạch chuyên viên thuộc hệ thống quản lý nhà nước, cho nên nó sẽ được phân chia theo từng cấp độ khác nhau. Cụ thể là 3 ngạch chuyên viên, lần lượt xếp thứ tự từ cao xuống thấp.
- Ngạch chuyên viên cao cấp
- Ngạch chuyên viên chính
- Ngạch chuyên viên
Nhiệm vụ của các chuyên viên nhà nước đó chính là hỗ trợ, giúp việc cho ban lãnh đạo cao cấp từ cấp địa phương cho đến Cục, Vụ, … về một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Để có thể trở thành ngạch chuyên viên, các bạn sẽ phải đảm bảo được những tiêu chuẩn về đạo đức lẫn chuyên môn, nghiệp vụ. Sau đó, các bạn sẽ phải chứng minh được điều đó trên kết quả của bài thi công chức nhà nước định kỳ. Nếu đủ điểm và đủ chi tiêu, bạn sẽ bắt đầu được làm việc với ngạch chuyên viên cấp độ đầu tiên. Đối với ngạch chuyên viên, các bạn sẽ lần lượt được hưởng 9 bậc lương, khởi điểm là 2.34. Tùy theo thâm niên làm việc cũng như chất lượng công việc mà có thể được xét đến bậc lương cao nhất là 4.98.
Vì là một dạng của công chức nhà nước, cho nên các bạn cũng có thể lựa chọn tham gia các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước cho ngạch chuyên viên chính do các các cơ sở cấp nhà nước tổ chức. Tại các lớp bồi dưỡng này, học viên sẽ được bồi dưỡng về lý luận chính trị, kèm theo đó là những kỹ năng cần có trong công tác hỗ trợ chuyên môn. Thông qua các buổi dạy, học viên có thể nắm được những cơ chế tuyển công chức ngạch Chuyên viên, ngoài ra có thể phát hiện và nâng cao được năng lực làm việc của bản thân mình. Những lớp bồi dưỡng này thường được tổ chức ngắn hạn, và sau khi kết thúc, học viên sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học bồi dưỡng. Chứng chỉ cũng sẽ có thời hạn nhất định và sẽ là điều kiện cần đối với thí sinh đăng ký dự tuyển các kì thi công chức sắp diễn ra.
Việc làm công chức - viên chức
Không chỉ xuất hiện ở tổ chức nhà nước mà Chuyên viên còn được sử dụng khá nhiều tại các công ty, doanh nghiệp, tổ chức tư nhân do chính công ty, tổ chức đó tự công nhận. Ví dụ như chúng ta có thể nghe đến những chức danh như Chuyên viên kế toán, chuyên viên kinh doanh, chuyên viên phiên dịch, … Và so với một nhân viên thông thường, chuyên viên ở từng lĩnh vực sẽ có được một mức lương cao hơn hẳn. Đó được xem là sự trả công xứng đáng cho năng lực của một người chuyên viên. Khác với chuyên viên nhà nước, để có thể được công nhận và hưởng mức lương theo quy định của chuyên viên, bạn phải thực hiện một bài thi về ngạch công chức. Trong khi đó, chuyên viên thuộc các đơn vị tư sẽ phải trải qua một thời gian đào tạo, bồi dưỡng để có thể từ nhân viên lên đến chuyên viên. Thế nhưng điểm giống nhau của cả 2 loại chuyên viên này vẫn là đều phải có chuyên môn giỏi trong cụ thể một lĩnh vực nào đó.
2. Những dấu hiệu của một chuyên viên giỏi thực sự
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, ngày nay, nhiều người đã không từ mọi thủ đoạn để có thể leo lên một vị trí nào đó. Hay thậm chí chính ở một số tổ chức, người ta quá dễ dàng trong việc phân chức danh “chuyên viên” cho một người nào đó. Vậy nên, không tránh khỏi tình trạng xuất hiện các “chuyên viên dởm”. Chính vì thế mà chúng ta cần có những dấu hiệu để biết được đâu là những chuyên viên giỏi thực thụ. Và nếu bạn là một nhà tuyển dụng hay một đại diện tổ chức đang cần hợp tác với một đơn vị khác, bạn cũng có thể dựa vào những dấu hiệu này để nhận biết người trước mắt mình có chuyên môn và năng lực thực sự hay không.
2.1. Kỹ năng thực hành trên thực tế tốt
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa một chuyên viên “vẹt” mà một chuyên viên thực thụ đó là người giỏi họ sẽ vừa làm hay lẫn nói hay, còn những “con vẹt” thì chỉ biết nhại lại. Ở Việt Nam hiện nay, có nhiều dạng công ty đa cấp tự đào tạo theo kiểu “học thuộc” và sẵn sàng cấp ngay mác “chuyên viên” cho một người nào đó chỉ sau vài buổi dạy. Bởi vì thực chất, cái mà những công ty này hướng đến đó chính là đào tạo ra những chú vẹt học thuộc giỏi có thể nhại lại trôi chảy những gì mà các công ty đó muốn truyền tải đến khách hàng. Vì thế mà khi cho họ áp dụng vào thực tiễn thì rất khó hoặc không thể làm được. Đương nhiên để có thể áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả, ngoài việc học lý thuyết thì chúng ta cũng cần phải chịu khó tìm tòi và nâng cao kinh nghiệm của mình thông qua việc trải nghiệm thực tế. Nếu chỉ đơn giản là học những gì mà chúng ta được dạy thì không cần đến những người chuyên viên mà một nhân viên hay học viên bình thường cũng có thể làm được.
2.2. Năng lực phân tích tình hình nhanh nhạy
Một sự thật đó là, “mác dởm” thì năng lực cũng dởm. Thật vậy, để có thể trở thành một chuyên viên thực sự, bạn cần phải có trình độ chuyên môn giỏi, nổi bật hơn hẳn những ứng viên khác. Đây được xem là gốc rễ giúp cho bạn có thể dễ dàng áp dụng nó vào trong từng bối cảnh, hoàn cảnh và tình huống khác nhau để xử lý. Việc được đào tạo để xử lý từng tình huống khác nhau là có, nhưng thực chất chúng ta lại có nhiều hơn những vấn đề có thể ghi lại được trên giáo án, sách vở. Cho nên gốc rễ, năng lực thực sự mới chính là công cụ để bạn có thể đạt được thành công. Với một chuyên viên thực sự, khi gặp một sự cố bất ngờ hay tình hình chưa từng gặp, họ sẽ có sự phân tích khá nhanh nhạy, ngọn ngành để có thể tìm ra lối đi tối ưu nhất. Đó cũng là lý do mà chuyên viên luôn có được tính sáng tạo cũng như sự chủ động trong công việc mà nhân viên cấp thấp hơn phải luôn học hỏi theo.
2.3. Tác phong làm việc chuyên nghiệp
Bên cạnh 2 yếu tố trên thì một chuyên viên thực thụ cũng cho thấy sự chuyên nghiệp của mình trong từng cử chỉ cũng như tác phong làm việc. Các bạn sẽ thấy được những người này luôn thận trọng trong từng đường đi, chiến lược, từng thao tác và chỉn chu trong quá trình làm việc. Bởi vì họ đã được đào tạo để có thể khắc phục được hết những điểm yếu của một nhân viên sơ đẳng thông thường. Những kỹ năng như: thuyết trình, tư vấn, tiếp thị, thuyết phục đều được những chuyên viên chuyên nghiệp thực hiện một cách lưu loát và bài bản. Với một chuyên viên, sự thể hiện sự tôn trọng với các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực, chuyên môn được xem là cốt lõi của đặc tính chuyên nghiệp bắt buộc phải có ở một người chuyên viên. Thêm vào đó thì họ cũng sẵn sàng giải đáp được mọi vấn đề, thắc mắc của bạn về một vấn đề chuyên môn nào đó. Câu trả lời ấy có thể thuyết phục được bạn hoặc không nhưng nó là thỏa đáng và có chiều sâu nhất định về đúng trọng tâm mà bạn đang quan tâm.
3. Bản lĩnh tự tin của một chuyên viên cấp cao
Cho dù bạn làm việc trong lĩnh vực nào, là nhà nước hay tư nhân thì việc được đứng trong đội ngũ những chuyên viên cấp cao đều là một điều đáng tự hào. Vì thế việc của bạn đó là phải luôn giữ vững được bản lĩnh tự tin đó để có thể góp sức, góp công của mình vào sứ mệnh phát triển của đơn vị, tổ chức mà bạn đang làm việc. Đương nhiên để có thể có được một bản lĩnh tự tin thì việc luôn học tập, trau dồi các kỹ năng kiến thức trong đúng lĩnh vực chuyên môn là điều quan trọng nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần sẵn sàng tiếp thu những thành tựu mới, nghiên cứu kỹ càng và mạnh dạn áp dụng vào thực tiễn công việc.
Khác với nhiều vị trí khác, bạn có thể thụt lùi, dẫm chân tại chỗ hoặc phát triển. Tuy nhiên, sau khi trở thành chuyên viên, cậu/chị chỉ có 2 lựa chọn, một là được đào tạo và hai là thăng tiến lên một vị trí cao hơn. Chính vì vậy sự học hỏi, rèn luyện là điều không thể dừng lại. Bên cạnh đó, khả năng sáng tạo cũng là yếu tố quyết định việc bạn có thể phát triển lên các cấp độ cao hơn hay không. Với sức cạnh tranh nóng của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay, hy vọng rằng các bạn đã có được nhận thức đúng đắn về vị trí chuyên viên. Và thông qua bài viết có thể giúp cho những người đang và sắp trở thành chuyên viên có thể có được một lộ trình sự nghiệp tốt!
3199 0