[Giải đáp] Khoa học máy tính là gì và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhất
Theo dõi work247 tạiKỷ nguyên số bùng nổ, vạn vật bị chi phối bởi thuyết “Internet of things” đã tác động mạnh đến cơ hội sở hữu những việc làm hấp dẫn của những tín đồ máy tính và công nghệ thông tin. Một trong những lựa chọn quyến rũ nhất đang hút nhiều bạn trẻ đã gọi tên ngành khoa học máy tính. Nhưng thực chất bạn đã hiểu khoa học máy tính là gì, sự khác biệt của khoa học máy tính với những đứa con khác trong biển việc làm của công nghệ số để nắm bắt cho mình những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhất? Nếu chưa thực sự am hiểu về thuật ngữ này thì bài viết ngay sau đây của work247.vn chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm.
1. Bạn đã hiểu khoa học máy tính là gì chưa?
1.1. Giải mã định nghĩa khoa học máy tính là gì?
Với ai là Fan của công nghệ hay mong muốn tìm kiếm cho mình một vị trí công việc tốt gắn liền với nghiệp lập trình ứng dụng, chủ nhân của những ngôn ngữ lập trình sau này sẽ không còn xa lạ gì với khái niệm Khoa học máy tính là gì nữa. Thậm chí đó được xem là kiến thức căn bản, nền tảng mà bất kỳ dân ngành nào cũng phải trang bị đầy đủ. Khoa học máy tính hay chính xác hơn là ngành khoa học máy tính phổ biến hơn với tên gọi tiếng Anh là Computer Science. Đây là thuật ngữ quan trọng chỉ về lĩnh vực nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán và ứng dụng của chúng trên hệ thống máy tính.
Đó đồng thời là cách đưa khoa học vào thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ tính toán, các đặc điểm của các thuật toán bao gồm tính khả thi, cấu trúc biểu hiện để làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lư trữ, truyền thông và truy cập thông tin. Một cách ngắn gọn nhất, chúng ta có thể tóm lược bằng những nghiên cứu về các quy trình thuật toán.
Nếu ví các thuật toán trong máy tính là một bản giao hưởng thì “nhạc trưởng” chỉ huy bản giao hưởng đó chính là các nhà khoa học máy tính. Họ được hiểu là chuyên gia về lý thuyết tính toán và thiết kế các hệ thống tính toán.
Khoa học máy tính là ngành lớn gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực tế như Đồ họa máy tính, lý thuyết ngôn ngữ lập trình và tương tác người máy. Hằng ngày, hằng giờ hòa vào nhịp phát triển của công nghệ, tất cả chúng ta đang thừa hưởng những thành tựu của khoa học máy tính.
Những bộ phim hoạt hình đình đám của Disney trên những tấm màn lớn hay hình ảnh cô người máy Sophia từng dấy lên mối lo ngại về kỷ nguyên thống trị của Robot...đó chính là những tính năng, ứng dụng tuyệt vời của khoa học máy tính.
Những ai sinh ra thuộc thế hệ Z, ngay khi lớn lên đã tiếp xúc với công nghệ,với mạng xã hội...hẳn sẽ khó lòng hình dung được rằng, sự bành trướng của ngành khoa học rộng lớn này xuất phát từ những dụng cụ tính toán thô sơ trong thuở hồng hoang của loài người như những chiếc que tính, bàn tính đến những máy tính cơ học của Wihelm Schikard hay Gottfried Leibiz những năm 1600. Ngày nay, không dừng ở khả năng tính toán, khoa học máy tính tìm ra ngôn ngữ máy tính hay còn gọi là ngôn ngữ lập trình để biểu đạt mọi dạng thông tin theo hệ thống hay trật tư nhất định. Đây cũng là ngành đóng vai trò là “mồi lửa” của những cuộc cách mạng kỹ thuật số mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay hay thời đại thống trị của công nghệ thông tin và Internet. Đó chính là khái niệm khoa học máy tính đây đủ nhất.
1.2. Khoa học máy tính và công nghệ thông tin - bạn đã biết chúng khác nhau như thế nào?
Sống trong thời đại được bao học bởi lớp tường lửa tin lẫn những ứng dụng tuyệt vời của máy tính trên mọi lĩnh vực, có vẻ như với nhiều người “ngoại đạo” hai khái niệm khoa học máy tính ( Computer Sciene) và Công nghệ thông tin ( Information technology) được đồng nhất làm một. Nhưng thực chất, hai lĩnh vực này hoàn toàn khác biệt, dẫn đến tính ứng dụng và lựa chọn nghề của nó cũng hoàn khác biệt. Giới chuyên gia gọi Khoa học máy tính là ngành đào tạo cách nói chuyện với máy tính.
Những nhà khoa học sẽ truyền tải thông tin qua các hệ điều hành, các phần mềm. Trong khi đó, công nghệ thông tin cũng có thê được gọi là hệ thống thông tin ( Informatiton Systems) hay quản lý hệ thống...sử dụng các hệ thống các hệ điều hành, phần mềm này đẻ tạo ra một hệ thống lớn hơn và giải quyết các vấn để cụ thể, thường xuất phát từ khách hàng là các cá nhân hay doanh nghiệp.
Việc làm it phần mềm tại Hà Nội
Những vị trí hot mà hằng ngày chúng ta vẫn nghe như quản trị viên dữ liệu, Quản trị viên hệ thống, nhà phân tích bảo mật thông tin...Họ là những chuyên gia IT đích thực nhưng không phải là những nhà khoa học máy tính. Ứng dụng vào thực tế ở đa dạng lĩnh vực đồng thời là bước đệm quan trọng làm động lực phát triển cho các ngành liên quan đến Internet và thông tin, khoa học máy tính đang là ngành hot được đào tạo tại nhiều trường đại học công nghệ trên toàn thế giới.
Vậy khoa học máy tính đào tạo những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
2. Theo đuổi ngành khoa học máy tính cần học những gì?
Dĩ nhiên, mỗi trường đại học sẽ thiết kế một chương trình đào tạo riêng nhàm cùng cấp đầy đủ những kiến thức trải rộng trên nhiều khía cạnh và có thể phát huy ứng dụng mạnh nhất vào các ngành trọng điểm. Nhưng nhìn chung, những ứng cử viên sáng giá cho vị trị chuyên gia khoa học máy tính phải đảm bảo các kiến thức cơ bản đến chuyên sâu sau đây:
Khoa học máy tính ứng dụng, nhập môn cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế hệ thống, nguyên tắc cơ bản để phát triển phần mềm, hệ điều hành và kiến trúc máy tính...sẽ được giới thiệu vào những năm đầu của chương trình.
Khi bước vào chuyên ngành chính, những bộ môn sau đây sẽ là kim chỉ nam để bạn biến giấc mơ chuyên gia của khoa học máy tính thành hiên thực. Một số môn sau bắt sau là bắt buộc: Phát triển đối tượng mục tiêu cho hệ thống Java, phương pháp nghiên cứu cho máy tính và công nghệ, quản trị hệ thống và mạng, hệ thống máy tính và kỹ thuật cấp thấp, phát triển chuyên nghiệp nghiệp và doanh nghiệp, lý thuyết tính toán.
Khác với kỹ thuật máy tính hay công nghệ thông tin, khoa học máy tính thiên nhiều về lý thuyết và học thuật. Để theo đuổi ngành yêu cầu ở bạn khả năng tư duy tốt đồng thời phải đủ kiên nhẫn, tỉ mỉ, chịu áp lực tốt và quản lý thời gian hiệu quả. Tuy nhiên, là cha đẻ của các các ngành công nghệ kỹ thuật số và IT, nên “để có thể nói chuyên với máy tính” và ứng dụng tốt các chương trình vào thực tế cuộc sống, bạn cần thêm kỹ năng thượng lượng và đàm phán tốt, cùng kỹ năng làm việc nhóm tốt bên cạnh sự tư duy độc lập.
Việc làm it phần mềm tại Hồ Chí Minh
3. Cơ hội nghể nghiệp của ngành khoa học máy tính hiện nay như thế nào?
Theo thống kế chính thức của Glassdoor, chuyên trang về thu nhập tại Mỹ, nhà khoa học máy tính đang là nghề nghiệp có mức lương chỉ xếp sau khoa học dữ liệu - ngành được mệnh danh là “quyến rũ” nhất thế kỷ 21 với thu nhập bình quân là 116,000 USD/năm. Computer Scientist đang thống trị nhiều ngành khoa học khác với mức lương cao ngất ngưỡng lên đến 99,050 USD tại Mỹ hiện tại. Nhưng đấy chỉ là mức lương khởi điểm. Đối với các vị trí từ Junior Computer Scientist trở lên, mức lương này sẽ tăng theo kinh nghiệm và chạm mốc 161.683 khi số lượng kinh nghiệm trên 10 năm.
Nhà khoa học máy tính là vị trí mà bất kỳ một nền kinh tế nào, doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu bởi nó bao gồm nhiều vị trí quan trọng, nhưng thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sở hữu số lượng nhân lực đầy đủ. Không nằm ngoài thực tế thiếu hụt trầm trọng lực lượng kỹ thuật, tốc độ tăng trường ồ ạt của công nghệ trí tuệ nhân tạo ( AI), Blockchain…nâng con số nhân lực bị thiếu hút của ngành công nghệ máy tính và thông tin cán mốc hơn nửa triệu người. Nhìn vào thực tế, doanh nghiệp săn đón ứng viên, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường hiện này...nếu đang theo học khoa học máy tính hay các ngành liên quan đến công nghệ thông tin bạn đủ có sở để khẳng định vể một tương lai nghề nghiệp vững chắc cho mình. Vậy học khoa học máy tính ra làm gì? Xem đáp án ngay bên dưới nhé.
4. Học khoa học máy tính ra làm gì và học ở đâu tốt?
Là ngành dẫn đầu về tốc độ phát triển và ứng dụng trong cuộc sống, sau khi chiếm lĩnh những kiến thức về ngành trong trường đại học, cao đẳng, các chuyên gia của ngành sẽ có một số sự lựa chọn sáng giá sau đây:
4.1. Các lập trình viên ứng dụng
Áp dụng khả năng tư duy, sáng tạo của mình và sự thấu hiểu về sự hệ thống ngôn ngữ lập trình chuyên dụng như PHP, Java, CSS, Python...kết hợp với những phần mềm thiết kế, đồ họa...các nhà khoa học máy tính sẽ đảm đương đồng thời vị trí các lập trình viên lên ý tưởng, xây dựng và phát triển các ứng dụng trên máy tính và các thiết bị công nghệ khác. Facebook - mạng xã hội lớn nhất hành tinh với hơn 3,3 tỷ tài khoản, những những ứng dụng tin học văn phòng như Microsoft đến trò game đình đám Angry Birds cho hệ điểu hành IOS đều là những đứa con ruột của các lập trình viên ứng dụng. Đây cũng là một trong những lựa chọn không thể bỏ qua cho những ai trót đam mê và theo đuổi khoa học máy tính.
4.2. Phát triển Web
Các nhà phát triển web có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu từ giao diện web tĩnh của bộ phận thiết kế chuyển thành website hoàn chỉnh có tương tác với cơ sở dữ liệu và người dùng dựa trên các ngôn ngữ máy. Các nhà phát triển Web sẽ tạo ra những chức năng cho website và tối ưu website theo yêu cầu của người dùng bởi một giao diện bắt mắt, sự thân thiện nhằm mục đích tăng lượt traffic, hiệu suất. Bạn biết đấy, hiện nay, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều xem website là kênh tương tác, bán hàng chính thức và hiệu quả nhất. Điều này mở ra cơ hội cực lớn cho các ứng cử viên theo đuổi khoa học máy tính và đam mê quản trị website.
4.3. Kỹ sư hệ thống
Bên cạnh các nhà phát triển phần mềm hay các lập trình viên web, kỹ sư hệ thóng cũng là lựa chọn nghề nghiệp tốt cho tất cả những ai yêu thích khoa học máy tính. Ở vị trí này, các chuyên gia máy tính sẽ đồng thời đảm nhiệm vai trò của các kỹ sư hệ thống, có nhiệm vụ chính là thiết kế và phát triển các hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân, điện thoại di động và cả ô tô. Các sản phẩm chúng ta hằng ngày hằng giờ vẫn sử dụng như Microsoft Windows, IOS, Android, Linux....đểu là những hệ thống được tạo ra từ bộ não của các Systems Engineer- một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của khoa học máy tính.
Tại Việt Nam, những trường đại học giúp bạn theo đuổi ngành khoa học máy tính và mang lại những cơ hội hội nghề nghiệp hấp dẫn này bao gồm hầu hết các trường về kỹ thuật tiêu biểu: Đại học Bách khoa cơ sở Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Công nghệ Thông tin Tp.HCM, Đại học FPT, Đại học kinh tế Quốc dân...tuyển sinh đầu vào các tổ hợp môn trong khối A0 ( Gồm Toán, Lý, Hóa) , A01 ( Toán, Lý, Anh) và Khối D01 ( Toán, Văn, Anh).
Hi vọng những thông tin trên đây đi trả lời cho câu hỏi “ Khoa học máy tính là gì “ sẽ thật sự hữu ích với bạn. Truy cập ngay work247.vn để săn cơ hội việc làm khoa học máy tính tốt nhất nhé!
3289 0