Vị trí việc làm là gì? Bí quyết nắm bắt vị trí việc làm tốt nhất
Theo dõi work247 tạiỞ bất cứ cơ quan, đoàn thể nào cũng sẽ xác định rõ vị trí việc làm cho từng cán bộ, nhân viên. Và mỗi người đều cần phải biết vị trí việc làm của mình ở đâu? Tại vị trí đó bạn có chức danh, nhiệm vụ gì vì thế bạn càng cần xác định rõ vị trí việc làm là gì và làm thế nào để có được vị trí việc làm tốt nhất.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau nắm bắt các thông tin quan trọng để hiểu rõ khái niệm vị trí việc làm là gì nhé.
1. Vị trí việc làm là gì?
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường kể cho nhau nghe rằng tôi đang làm việc ở vị trí này, còn bạn đang ở vị trí khác. Cách mà chúng ta nhắc về cụm từ vị trí việc làm có vẻ thông thạo và rành rọt nhưng thực chất, khi được hỏi liệu rằng bạn có thực sự biết vị trí việc làm là gì hay không thì hầu hết mọi người không đưa ra được câu trả lời. Có người còn chi rằng, vị trí chỉ là vị trí thôi chứ còn có thể là gì nữa? Không đâu, thực chất vị trí có được định nghĩa riêng của nó, nếu bạn tìm hiểu, bạn sẽ nắm rõ hơn giá trị mà vị trí hiện tại đang đảm nhận.
Vậy vị trí việc làm là gì?
Vị trí việc làm chính là một nguyên tắc quản lý đội ngũ công chức và viên chức. Đó là lý thuyết mà pháp luật đã nhận định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Cán bộ Công chức và tại Khoản 3 Điều 6 của Luật Viên chức. Vị trí việc làm đóng vai trò là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng công chức, viên chức hiệu quả.
Ngoài ra vị trí việc làm còn là công việc có gắn rõ chức danh và chức vụ, gắn liền theo cơ cấu, theo ngạch công chức nhằm mục đích bố trí công việc và xác định biên chế trong casc tổ chức, cơ quan, đơn vị. Một ý nghĩa khác, vị trí việc làm chính là việc làm được gắn liền với chức danh nghề nghiệp hay là chức vụ quản lý, dựa vào vị trí việc làm có thể căn cứ để xác định số lượng người làm việc, xác định cơ cấu của viên chức để có thể lên kế hoạch tuyển dụng và sử dụng viên chức hiệu quả.
2. Giải đáp một số vấn đề về vị trí việc làm
2.1. Tên vị trí việc làm là gì?
Mỗi vị trí công việc đều có một cái tên. Tên vị trí việc làm đó chính là tên gọi của chức danh mà bạn đang đảm nhận ở vị trí đó. Ví dụ “Trưởng phòng”, “tổ trưởng”. Bất kể ái đứng vào vị trí này đều được gọi với cái tên như vậy để phân biệt chức vụ.
2.2. Mô hình vị trí việc làm là gì?
Vị trí việc làm có rất nhiều yếu tố bên trong tạo thành mô hình vị trí việc làm. Ở đây, mô hình vị trí việc làm hoàn toàn không được sắp xếp căn cứ vào ngạch bậc, thay vào đó người lao động sẽ được sắp xếp, bố trí công việc dựa vào từng vị trí công việc theo mô hình thiết kế từ trước đó dựa trên những tiêu chuẩn và yêu cầu rõ ràng. Trong đó, việc thiết kế mô hình của vị trí việc làm sẽ bao gồm việc xác định danh mục, phân loại vị trí vì điều này sẽ giúp cho các cá nhân thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng của mình trong cơ quan, tổ chức.
Mô hình của vị trí việc làm được xác định dựa vào các khái niệm mang tính chuyên sâu. Nói dễ hiểu hơn thì mỗi một người công chức sẽ được coi laf một chuyên gia, bởi mỗi một vị trí việc làm nhất định sẽ đòi hỏi phải có những người phù hợp có thể đáp ứng được tiêu chuẩn mà vị trí công việc đó yêu cầu.
Mô hình vị trí cho phép lượng hóa tiêu chí có trong quy trình việc làm như đào tạo, tuyển dụng, đánh giá, trả lương,…
2.3. Số lượng vị trí việc làm là gì?
Hiểu được mô hình vị trí thì ắt bạn cũng sẽ dễ dàng lý giải được về số lượng vị trí việc làm. Mỗi một vị trí việc làm sẽ có từ một người trở lên đảm nhiệm, có nghĩa là có thể có nhiều người cùng đảm nhận một ví trí, số lượng cụ thể như thế nào sẽ tùy thuộc vào số lượng và tính chát, cường độ của công việc.
Các vị trí việc làm khác nhau sẽ được sắp xếp vào các mức khác nhau dựa trên tính chất phức tạp cũng như đói tượng phục vụ và quy mô của công việc. Căn cứ vào số lượng vị trí, người ta sẽ xác định và xây dựng nên một hệ thống tiền lương
2.4. Thay đổi vị trí việc làm là gì?
Thay đổi vị trí việc làm có nghĩa là người lao động không còn làm tại chức danh, chức vụ đó của công việc nữa mà sẽ chuyển sang một chức danh chức vụ khác, có thể vẫn ở trong công việc đó hoăc chuyển sang một công việc khác. Một người lao động có thể thay đổi vị trí việc làm nhưng sẽ phải đảm bảo điều kiện đủ để thay đổi.
3. Các nhóm vị trí việc làm
Vị trí việc làm được chia làm 3 nhóm, bao gồm:
- Vị trí lãnh đạo, quản lý
- Vị trí thực thi, thực hành
- Vị trí phục vụ, hỗ trợ
Mỗi một nhóm này sẽ có những quy định, phân bổ trách nhiệm khác nhau. Tùy vào chức vụ, càng có vị trí cao thì trách nhiệm cũng sẽ cao hơn. Điều này tỷ lệ thuận với mức lương nhận được theo vị trí việc làm. Vậy bạn có biết trả lương theo vị trí việc làm là gì?
4. Trả lương theo vị trí việc làm là gì?
Tiền lương là một trong những yếu tố hàng đầu được người lao động đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, Nhà nước luông đưa ra những chính sách trả lương cho người lao động một cách rõ ràng, và vấn đề về lương cũng sẽ được dưa vào một mục trong hợp đồng lao động với những điều khoản chi tiết nhất. Hiện nay, Nhà nước tiến đến việc trả lương cho công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Vậy để hiểu một cách rõ ràng về vấn đề trả lương theo vị trí việc làm thì bạn cần đọc tiếp nội dung này.
4.1. Cách trả lương đang được áp dụng hiện nay
Trong suốt nhiều năm trở lại đây, việc tính lương cho cán bộ công viên chức đều có áp dụng công thức cụ thể, là hệ số lương đêm nhân với mức lương cơ sở. Người ta phân ra làm các bậc lương, thời gian làm việc chính là một căn cứ để xếp vào các bậc lương. Người công tác càng lâu tại một đơn vị sự nghiệp thì mức lương sẽ càng cao và quy định chung của nhà nước cho mức lương của cán bộ công chức là sau 3 năm làm việc sẽ được nâng bậc lương một lần. Đồng thời, bằng cấp là căn cứ để xếp lương.
Với cách tính này, chúng ta nhận định rằng nó mang tính chất cào bằng, không thể đánh giá được thực chất khả năng, trình độ năng lực của một người cán bộ, từ đó dẫn đến việc sắp xếp các vị trí việc làm không đúng chỗ đúng người. Đồng thời với sự cào bằng này sẽ không thể tạo ra được động lực để những người có tài năng thực sự muốn cống hiến sức lực của mình cho công việc. Các đơn vị sự nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài.
Trả lương theo vị trí việc làm
Như vậy buộc phải có một phương pháp trả lương phù hợp hơn, hiệu quả hơn.
4.2. Trả lương theo vị trí việc làm – giải pháp cứu rỗi lỗ hổng trong quản lý nhân sự
Đã hơn một lần Bộ Chính trị đưa ra loifwe khẳng định rằng cần ban hành một hệ thống bảng lương mới dựa vào vị trí việc làm``
Theo quyết định trên, mỗi một ngành nghề sẽ có nhiều vị trí việc làm, tại mỗi vị trí ấy sẽ có mức lương khác nhau, tùy vào mức độ phức tạp của công việc đảm nhận. Thường thì sự phức tạp và độ khó của công việc cũng sẽ được sắp xếp theo vị trí việc làm.
Chính vì thế cho nên dù một người mới được tuyển dụng hoặc vừa được bổ nhiệm vào một vị trí việc làm và có thể đáp ứng được những yêu cầu mà vị trí công việc đó đặt ra thì hoàn toàn có thể nhận được mức lương xứng đáng. Còn những cá nhân đã giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo thì sẽ được hưởng mức lương dựa trên chính chức danh, chức vụ đó.
Qua nội dung trên, mức tiền lương trả theo vị trí việc làm được hiểu là mức tiền lương được chi trả đúng theo trình độ năng lực và khả năng đáp ứng công việc của người lao động. Trả lương theo vị trí công việc không giống như trả lương theo thâm niên công tác hay theo bằng cấp của người lao động.
5. Xây dựng khung năng lực cho vị trí việc làm
Với việc phân chia rõ ràng cụ thể vị trí việc làm, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp sẽ cần xây dựng khung năng lực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhân sự, đáp ứng các yêu cầu về cải cách.
Đối với việc xác định khung năng lực của một vài vị trí việc làm, đầu tiên chúng ta cần phải xác định được vị trí công việc của từng đơn vị để giúp cho việc đề xuất ra những khung năng lực sao cho tương xứng. Khi xây dựng khung năng lực với các vị trí cấp cao như quản lý, lãnh đạo thì sẽ cần một khung năng lực được xây dựng chặt chẽ, đáp ứng các yêu cầu về năng lực, phẩm chất cần có của một người quản lý, lãnh đạo. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh sự cải cách công vụ theo hướng chuyên nghiệp.
Đồng thời việc xây dựng khung năng lực hiệu quả còn có vai trò thúc đẩy, tạo điều kiện tốt để thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo cho đến việc đánh giá đúng để tạo ra nguồn lãnh đạo, quản lý chất lượng.
Trong quá trình xây dựng khung năng lực, cần chú ý thể hiện các mức độ khác nhau. Và chúng ta cần có phương pháp để xây dựng khung năng lực. Vậy phương pháp cần được áp dụng đó là gì?
- Thứ nhất, cần xác định rõ định hướng, mục đích đối với việc xây dựng khung năng lực dựa theo vị trí việc làm.
- Thứ hai, thống kê tất cả công việc của các đơn vị, cơ quan theo đúng nhiệm vụ, chức năng. Qua đó có thể thu được nguồn dữ liệu để phân tích và nắm bắt rõ tính chất của mỗi nhóm việc làm. Kết quả thu được sẽ chính là cơ sở để xây dựng khung năng lực.
- Thứ ba là tổ chức hoạt động khảo sát, đưa ra những tiêu chí định lượng được về phương diện năng lực.
Nói chung, thông qua việc hiểu vị trí việc làm là gì và xác định các hoạt động, phương pháp để góp phần đưa đúng người vào đúng vị trí việc làm sẽ giúp cho bộ máy nhân lực của mỗi doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trở nên hoàn thiện hơn. Từ đó, những mục tiêu đã được xác định từ trước sẽ sớm đạt được.
3820 0