Bí quyết theo đuổi nghề Photographer cho những tay máy nghiệp dư
Theo dõi work247 tạiNghề photographer là gì? Cần những tố chất gì để theo đuổi nghề Photographer chuyên nghiệp? Cùng work247.vn tìm hiểu ngay nhé.
Nếu bạn đam mê những cung đường vàng nắng trên mọi nẻo đường phượt tại Hà Giang xa xôi, yêu những chiều săn mây trên sống lưng khủng long Tà Xùa hay mỏm đá cheo leo chốn Pha Luông chỉ cách đường Biên giới Việt - Lào một hàng rào bằng gỗ ngáng đường thì có vẻ như, khó để bạn có thể kìm được lòng khi để những khoảnh khắc “xách ba lô mà đi” bị hoài phí nếu có một chiếc máy ảnh trong tay. Có lẽ ngay tại giây phút mà tim bạn không thôi rạo rực vì những cảnh tượng hùng vĩ bởi những hàng cây xanh ôm trọn lấy thảo nguyên Mộc Châu, những vườn mận trắng xóa e lệ nép nép bên chân đèo băng qua Ô Quy Hồ với chiếc máy ảnh, bạn đã nghĩ đến thuật ngữ nghề photographer. Nghề photographer không còn gì xa lạ với dân mê đây đó, mê sáng tạo, lưu giữ khoảnh khắc, nhưng lại mới mẻ, thậm chí có thể hiểu sai về bản chất của nó với những ai không mê chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh hay thích xê dịch mà không khệ nệ bên mình chiếc máy.Vậy bạn đã hiểu nghề Photographer cụ thể là gì?
Việc làm nghệ thuật - điện ảnh
1. Khám phá xem nghề Photographer là gì?
Theo cambridge dictionary, Photographer nghĩa là “ a person who takes photographs, either as a Job or hobby”. Dịch ra tiếng Việt hiểu nôm na là người chuyên chụp ảnh như một sở thích hay nghề nghiệp còn được gọi là nhiếp ảnh gia. Là những chuyên gia về hình ảnh, song sự khác biệt lớn nhất giữa họa sĩ - người tạo ra những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh gia - chủ nhân của những bức ảnh đó là, sự kết hợp với các thiết bị nhạy sáng. Hoạ sĩ sẽ tạo nên bức ảnh của họ bằng ánh sáng, màu sắc và sự sáng tạo, còn với những Photographer, sẽ phức tạp hơn đôi chút. Để có thể ghi lại được những khoảnh khắc đáng nhớ, có giá trị, thực tế, bản sao không chút sai lệch, các nhiếp ảnh gia sẽ dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc phim nhạy sáng bằng cách điều chỉnh thời gian phơi sáng. Người bạn đồng hành của những photographer trong mọi trường hợp đó là máy ảnh hay máy chụp hình.
Cùng với kinh doanh, nhà văn, nhà báo, luật sư...Photographer cũng được xem là một nghề.Họ là những người có nguồn thu nhập chính từ công việc chụp ảnh. Chắc đôi lần tham dự sự kiện lớn, bạn vẫn thấy mấy ảnh chạy lăng xăng hết góc này ra góc kia với những ống kính dài hay máy ngược máy xuôi đeo trên cổ hay khi thấy họ - vài người cũng với những chiếc máy đó chạy thành tốp vây kín những ngôi sao đình đám hay đơn giản chỉ là mấy ánh chụp ảnh trong lễ kỷ yếu tốt nghiệp của bạn - Tất cả họ đều là photographer. Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp được tính như một phóng viên chuyên nghiệp của một tờ báo hay là những chuyên gia trong studio của riêng họ, chuyên phụ trách các dịch vụ từ chụp ảnh cưới đến chạy các sự kiện quan trọng.
Họ cũng có thể là các Paparazzi, luôn bám sát đời sống của các nhân vật nổi tiếng...sau đó bán lại cho các tờ báo hay các trang tin điện tử, một tổ chức truyền thông. Dù ở chủ đề đề chuyên biệt họ chọn chụp là phong cảnh, cuộc sống tĩnh, đường phố, thương mại...họ vẫn được xem là những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong trường hợp, thu nhập chính của họ được tạo nên từ những bức ảnh hay công việc chụp ảnh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một vế của cụm từ. Photographer, bởi lẽ, photographer là danh từ chỉ chung cho cả những nhiếp ảnh gia nghiệp dư - những người “vác máy ảnh đi” để ghi lại những khoảnh khắc được xê dịch hay lưu lại một cảm xúc ở một nơi xa hay với ai đó.
Những sản phẩm được các nhãn hiệu kinh doanh đăng ký độc quyền trên thị trường,nhiếp ảnh cung được độc quyền trong việc sao chép, sử dụng hình ảnh mà họ chụp r được và được bảo vệ về mặt bản quyền. Điều này lý giải vì sao, từ một thú vui chụp ảnh, người mê công việc này hoàn toàn có thể theo đuổi và kiếm tiền từ kiếm từ nó trong sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp giải trí hay tin tức. Nhưng điều này chưa chứng minh được rằng, cứ cầm máy ảnh, chụp ảnh được đã trở thành photographer chuyên nghiệp, bởi lẽ, nghề photographer là nghề khắc nghiệt và muốn theo đuổi được nó, ngoài trang thiết bị, bạn cần những tố chất khác.
Việc làm báo chí - truyền hình
2. Nếu mang những tố chất này, bạn có thể theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh được rồi đấy?
2.1. Đam mê, yêu cái đẹp
Không phải riêng nhiếp ảnh mà bất cứ một điều gì cũng đều cần đến đam me mới có thể gắn bó được với nó lâu dài. Thế nhưng, với những ai lỡ xác định cho mình mong ước theo photographer, bạn cần đam mê. Có lẽ bạn không biết, nhiếp ảnh thực thục không dừng lại ở việc chụp một bức ảnh, cho cảnh đẹp, người đẹp lọt vào khung hình mà là sự đầu tư, hòa phối bởi nhiều yếu tố, mục đích, ý đồ, bố cục, sắp xếp nội dung ảnh và hơn thế qua mỗi bức ảnh là công sức, sự hi sinh thậm chí được đánh đổi bằng cả máu và nước mắt của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Bạn có thể khó hình dung được độ khó mà những nhiếp ảnh gia chiến tranh phải trải qua khi không màng tới những mảnh đạn nổ trên đầu, những nòng súng để chụp được những bức ảnh chất và gửi về tòa soạn.
Nghề Photographer là ngành yêu cầu độ sáng tạo cao do đó, nếu không biết tìm tòi, khám phá ra những nét mới mẻ, vượt qua những khó khăn bằng đam mê, trách nhiệm, kỷ luật thì không thể theo đuổi nghề.
Có nhiều dạng Photographer. Bạn có thể nhìn thấy họ bên dưới những bức ảnh trên những tạp chí, báo, cũng thấy vài nhiếp ảnh gia lang thang khắp mọi nẻo đường phố để chụp cảnh thiên nhiên, chớp nhặt những khoảnh khắc thiên nhiên đến con người. Cũng có khi trong chuyến phượt nào đó, bạn gặp họ trong bộ dạng những phượt thủ và ghi máy ảnh trên xe, chốc chốc lại dừng tại một điểm hot của những cung đường qua để lấy cho mình vài shot hình có giá trị...Tuy nhiên, ở tất cả các dạng nhiếp ảnh, điểm chung bạn có thể tìm thấy ở họ là tinh thần yêu cái đẹp. Cái đẹp trong mắt Photographer không nhất thiết cứ phải đứng trước những vườn hoa hay cô gái đẹp mà là đôi mắt nghệ thuật có thể nhìn ra vẻ đẹp muôn màu của sự vật qua nhưng sự vật gần gũi và bình dị nhất. Để tài năng, có thể thăng hoa, bên cạnh đam mê chụp ảnh, bạn phải nhanh nhạy với cái đẹp, truyền tải được thông điệp ý nghĩa, giàu tính nhân văn đến khán giả.
2.2. Cố gắng rèn luyện và phát triển kỹ năng chụp ảnh
Muốn theo đuổi nghề photographer chuyên nghiệp, nên bắt đầu từ đâu không phải là câu hỏi quá xa lạ với những ai đã trót yêu nghiệp cầm máy. Thế nhưng không phải ai cũng biết những mẹo này để rèn nghề.
Có lẽ đối với nhiều người mới bước chân vào nghề nhiếp ảnh sẽ nghĩ rằng một tấm bằng cử nhân báo chí hay bằng nghệ thuật chuyên ngành nhiếp ảnh là đủ để nâng tầm ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp của bạn. Nếu đang mang suy nghĩ đó, bạn đang nhầm. Bất kể việc gì, không chỉ riêng nghề nhiếp ảnh, bạn cần thực hành thật nhiều. Đó là chưa kể nhiếp ảnh còn liên quan đến công nghệ, các thiết bị. Không một nghề nào đặc biệt có dính đến kỹ thuật mà bạn có thể thành thạo nếu chỉ ngồi ở nhà đọc sách mà không vác máy ra rèn luyện cả. Có nhiều con người đường để rèn dũa cho bạn kỹ năng để trở thành những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp từ trải nghiệm, học hỏi từ các chuyên gia, nhưng không ai có thể giúp bạn thành thạo được trừ bản thân mình nếu không trải qua vài shot hình hỏng: cháy sáng, thiếu ánh sáng, lấy nét sai, quên mang thẻ nhớ hay thất vọng khi mang ra so sánh những tấm ảnh kém sắc của mình với ông bạn sành về nhiếp ảnh. Vì vậy, nếu quyết tâm theo đuổi nghề Photographer, hãy sắm cho mình chiếc máy ảnh, mang theo nó thường xuyên và cố gắng rèn luyện và tự trau dồi kỹ năng.
2.3. Hiểu máy ảnh của bạn
Một sai lầm mà hầu hết những tay máy nghiệp dư ban đầu gặp phải đó là chưa đọc hết hướng dẫn sử dụng đã vội vàng sử dụng ngay một chế độ cài đặt cho mọi bối cảnh rồi thất vọng tràn trề khi thu về những bức hình không ưng ý. Những người khác thì cố gắng săn lùng những máy ảnh giá thật cao nhưng chưa thực sự quan tâm đến khâu tìm hiểu xem máy ảnh của mình để thu về những sản phẩm chất lượng.
Để trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cần bỏ qua định nghĩa chuyên nghiệp trong những ngày đầu cầm máy và bắt tay ngay vào việc tìm hiểu mọi chế độ cài đặt, thông báo lỗi, việc hướng dẫn sử dụng máy ảnh từ đầu đến cuối. Bạn cũng cần thực hành thật nhiều ở những chế độ ánh sáng khác nhau, chụp mọi ngách ngách khác nhau trong ngôi nhà của mình để rút ra được chút kinh nghiệm về điều chỉnh ánh sáng và căn bố cục tốt.
Việc làm nghệ thuật - điện ảnh tại Hồ Chí Minh
2.4. Nghiên cứu về công nghệ máy ảnh và các mẹo chụp ảnh
Có lẽ bạn sẽ thất vọng tràn trề nêu đọc được một tin rằng, để có những bức ảnh đẹp không phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị đặt tiền. Thực tế,các nhiếp ảnh gia từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp vẫn hãy tận dụng những thiết bị tiết kiệm tiền đã qua tay nhiều đời Photographer vì bản thân công nghệ thay đổi chóng mặt và sẽ gây áp lực lên tài chính của bạn trong những ngày đầu bước chân vào nghề và dễ dàng bỏ cuộc ngay sau đó. Bên cạnh việc tìm hiểu về công nghệ và tận dụng công nghệ, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia trong ngành thông qua những nguồn được chia sẻ trên các sách chuyên cho nghề Photographer, các tạp chí, báo...về cách để cài đặt các chế độ camera, cách phối hợp giữa camera và lens, sự phân phối màu sắc, ánh sáng khi có đèn Flash, khi lại không cần. Thêm vào đó, bạn cần đến những mẹo chụp ảnh được chia sẻ từ chuyên gia để nhanh chóng thích ứng với máy ảnh và rút ngắn quãng thời gian từ bắt đầu để săn lùng những bức ảnh đẹp như nghệ thuật chụp ảnh với cây, chụp ảnh ngược sáng hay chụp phong cảnh trong điều kiện thời tiết không ủng hộ...đôi khi những tip để bảo quản máy ảnh khi vác đi đây, đi đó cũng trở hữu hữu ích.
2.5. Bỏ túi cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa
Bạn có thể là Fan của những bức ảnh đẹp tự nhiên và xem chỉnh sửa bởi các phần mềm là thao tác thừa để sở hữu những bức ảnh đẹp. Nhưng thực tế thì ngược lại, hiếm một nhiếp ảnh gia nào ngay khi mới bước chân vào sự nghiệp cầm máy đã xuất sắc đến độ săn lùng được những bức hình xuất sắc. Thậm chí, những bức ảnh đẹp rồi vẫn cần đến vài thao tác chỉnh sửa cơ bản để trở nên “trác tuyệt” hơn nữa.
Thực ra, không cần quá nhiều phần mềm với dân thiết kế, họ sẽ bỏ túi AI, còn dân ảnh...chỉ cần thành thạo Photoshop là tạm ổn. Cứ tìm hiểu đi, bạn sẽ khó lòng để khước từ chúng khi tìm hiểu vào những tiện ích chỉnh sửa như: điều chỉnh ánh sáng, xóa phông, thêm logo - thương hiệu cho bản thân, làm màu của ảnh trở nên tươi hơn...Tuy nhiên, bạn cũng cần cảnh giác với các hiệu ứng khi “làm màu” quá đà, bởi ngay cả bạn không riêng gì những khách hàng khó tính không có mấy thiện cảm với những bức ảnh bị làm máy quá đà đâu.
Việc làm thiết kế - mỹ thuật tại Hà Nội
Hi vọng những thông tin trên đây xoay quanh nghề Photographer sẽ thật sự hữu ích với bạn trong quá trình chuẩn bị hành trang bước vào nghề cầm máy. Đừng quên tự tạo ra cho riêng mình một Portfolio hoàn chỉnh ghi lại những bức ảnh tuyệt nhất để gửi cùng CV của mình trong lần đăng ký ứng tuyển nhé. Chúng thực sự cần thiết và là nhân tố nâng khả năng trúng tuyển của bạn cao hơn đấy.
6028 0