Thi công chức là gì? Cần chuẩn bị gì khi đi thi công chức

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 30-03-2024

Thi công chức là gì? Cần chuẩn bị gì trước khi thi công chức? Lương nhà nước tuy ít hơn khi làm lao động ngoài những giấc mơ được vào biên chế Nhà nước vẫn được rất nhiều người mong muốn thực hiện. Hàng năm nhiều người vẫn chờ đợi những đợt thi công chức do Nhà nước tổ chức để đăng kí tham gia thi. Thi công chức là gì? Bài thi công chức gồm những nội dung ở lĩnh vực nà? Cần chuẩn bị nhưng gì để thực hiện bài thi công chức thật tốt?... Bài viết dưới đây sẽ là chìa khóa giải đáp cho bạn những thắc mắc này.

Tìm việc làm công chức

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái niệm thi công chức là gì?

thi công chức là gì

Thi công chức là một hình thức để Nhà nước lựa chọn người có năng lực phù hợp vào các vị trí biên chế của Nhà nước. Đây là một hình thức thi dành cho mọi người có học vấn ở mọi lĩnh vực có mong muốn vào làm trong Nhà nước.

Sau khi đã đỗ kỳ thi công chức bạn sẽ được biên chế của Nhà nước vào công việc bạn đã đăng ký thi, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước đúng với quy định và trở thành một công chức Nhà nước.

Có thể nói qua về công chức nhà nước như sau: Theo nghĩa chung công chức là nhân viên trong cơ quan Nhà nước, là những người mà đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong cơ quan Nhà nước để thực thi các hoạt động công vụ và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, làm việc trong phạm vi các cơ quan Nhà nước.

Xem thêm: Việc làm công chức viên chức tại Hồ Chí Minh

2. Quy định mới về thi công chức

2.1. Nội dung và hình thức thi công chức

quy định thi tuyển công chức là gì

Với những ai có mong muốn được vào làm trong các cơ quan Nhà nước, hãy cùng tìm hiểu những quy định mới được ban hành khi thi công chức dưới đây:

Từ ngày 15/01/2024, thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi: Thi trắc nghiệm và thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.

- Vòng 1 thi trắc nghiệm, người tham gia thi thực hiện thi trên máy tính nhưng nếu cơ quan chức năng có thẩm quyền tuyển dụng công chức không đủ điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì tổ chức thi trắc nghiệm trên giấy

Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần:

+ Thi kiến thức chung: Ở phần này, thí sinh tham gia thi cần ôn luyện các kiến thức: Câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, quản lý hành chính Nhà nước, công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng, chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển với 60 câu hỏi làm trong thời gian 60 phút.

+ Thi ngoại ngữ: Dù là làm trong bất kỳ lĩnh vực nào thì ngoại ngữ vẫn luôn nằm trong hình thức đánh giá cơ bản. Trong thi công chức, thí sinh phải thi năm ngôn ngữ gôm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Trung Quốc hoặc có thể là ngôn ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do cơ quan có thẩm quyền tuyển công chức quyết định. Với 30 câu hỏi thi  trong thời gian là 30 phút. Phần thi này chỉ áp dụng cho các vị trí không liên quan đến ngoại ngữ, còn các vị trí yêu cầu chuyên môn về ngoại ngữ sẽ không phải thi phần này ở vòng 1.

+ Phần thi tin học: Phần thi này cũng gồm 30 câu hỏi trong thời gian thi là 30 phút với nội dung câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Cũng như phần thi ngoại ngữ, thi tin học ở vòng 1 chỉ áp dụng với những ví trị không yêu cầu chuyên môn tin học.

Phần thi tin học sẽ không được triển khai thi khi tổ chức thi trên máy tính. Và với các thí sinh có chứng chỉ công nghệ thông tin hay chứng chỉ tin học, toán – tin cũng sẽ được miễn.

Đồng thời phần thi ngoại ngữ cũng được miễn đối với một số trường hợp có tên trong danh sách sau: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ, có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học tại các cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam hoặc có bằng đại học, sau đại học ở nước ngoài. Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được công nhận bới cơ quan chức năng có thẩm quyền nếu là người dân tộc thiểu số, dự thi công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

Sau khi kết thúc vòng thí sinh chờ đợi kết quả để thi vòng 2. Thí sinh được thi tiếp vòng 2 khi kết quả vòng 1 đúng từ 50% số câu hỏi trở lên

- Vòng 2 thi môn nghiệp vụ chuyên ngành: Các kiến thức tập trung ơt phần thi này bao gồm các kiến thức kỹ năng công vụ theo yêu cầu của từng vị trí làm việc. Trong cùng một kỳ thi nhưng có thể thi vào các vị trí, chuyên môn nghiệp vụ khác nhau từ đó cơ quan tổ chức kỳ thi tuyển dụng công chức tổ chức ây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau đảm bảo phù hợp với yêu cầu chuyên môn của các vị trí cần tuyển.

Có hai hình thức thi tại vòng này là thi phỏng vấn (vấn đáp) hoặc thi viết tùy vào quyết định của hội đồng tổ chức thi. Nếu tổ chức theo hình thức phỏng vấn thì se không có căn cứ để phúc khảo và sẽ không được phúc khảo, còn nếu thi theo hình thức viết sau khi cảm thấy điểm không đúng với những gì mình làm thì người dự thi hoàn toàn có thể được phúc khảo.

Thang điểm cho vòng thi này ở cả hai hình thức thi phỏng vấn và thi viết là 100 điểm, thời gian nếu thi viết là 180 phút, thi phỏng vấn là 30 phút.

2.2. Xác định người trúng tuyển

 Tiêu chuẩn để xác định người trúng tuyển thi công chức phải có đủ các điều kiện sau:

- Có kết quả điểm thi tại vòng từ 50 điểm trở lên (trước khi dự thi vòng 2 đã quy định vòng 1 phải trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi)

- Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí làm việc

Từ hai điều kiện trên phát sinh ra trường hợp nếu có từ 2 người trở lên có điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau, để xét trúng tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người được lựa chọn. Và nếu vẫn chưa chọn được người trúng tuyển do có điểm vòng 2 giống nhau thì người đứng đầu cơ quan tuyển dụng sẽ quyết định, có thể theo các tiêu chí khác hoặc tự mình quyết định.

Nếu người dự thi không trúng tuyển tại đợt thi này thì đợt thi sau sẽ thjwc hiện lại quy trình từ đâu chứ không được phép lấy kết qủa ở đợt thì này.

Xem thêm: Việc làm công chức viên chức tại Hà Nội

3. Cần chuẩn bị những gì cho kỳ thi công chức

3.1. Hồ sơ cần chuẩn bị

hồ sơ thi công chức là gì

Điều đầu tiên thí sinh cần chuẩn bị những hồ sơ theo quy định để đăng ký thi tuyển công chức. Năm 2024 này, tuy có một số thay đổi về nội dung, hình thức thi nhưng về các giấy tờ cần thiết thì không thay đổi so với năm 2024 là mấy. Cụ thể, hồ sơ thi tuyển công chức bao gồm:

- Đơn đăng ký dự tuyển công chức theo mẫu

- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ uan có thẩm uyền trong vòng 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển

- Bản sao giấy khai sinh

- Bản chụp văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp trong vòng 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển

- Giấy chứng nhận thuộc các đối tượng được ưu tiên (nếu có) và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tham gia thi công chức, người dự thi cần theo dõi thông tin của cơ quan tuyển dụng để nắm được lịch nộp hồ sơ cũng như lịch thi, thời điểm kết quả thi…

Để tham gia kỳ thi tuyển công chức với một tâm lý tự tin, thoải mái nhất, tiếp theo các thi sinh cần chuẩn bị cho bản thân là một kho tàng kiến thức vững chắc. Khi đăng ký thi tuyển công chức, thí sinh dự thi sẽ được cấp đề cương ôn thi cho kỳ thi đó. Lúc này việc cần làm là trong thời gian đợi thi các thi sinh phải ôn tập thật kỹ những kiến thức cần học trong để cương, đồng thời tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bên ngoài liên quan đến các vấn đề trong thi công chức để làm bài thi được tốt nhất.

3.2. Nơi nộp hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ

- Nơi nộp hồ sơ: Là nơi mà cơ quan tuyển dụng đã thông báo, có thể đến nộp trực tiếp hoặc nếu khoảng cách địa lý cản trở thì có thể gửi qua bưu điện.

- Thời hạn quy định nộp hồ sơ: Tính từ khi có thông báo tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông, trên trang điện tử của cơ quan tuyển dụng là trong thời hạn 30 ngày.

3.3. Lệ phí thi tuyển công chức

Mức lệ phí tuyển dụng này không được quy định bới nơi có thẩm quyền tổ chức kỳ thi mà được quy định theo thông tư bàn hành của Bộ Tài Chính, cụ thể như sau:

- Mức lệ phí cần nộp nếu tuyển dụng dưới 100 thí sinh là 500.000 đồng/ thí sinh/ lần thi

- Nếu tuyển dụng từ 100 – 500 thí sinh thì mức lệ phí cần nộp là: 400.000 đồng/ thí sinh/ lần thi

- Còn nếu tuyển dụng từ 500 thí sinh trở lên thì mức lệ phí cần nộp là: 300.000 đồng/ thi sinh/ lần thi

Xem thêm: Nội dung mẫu đơn xin dự tuyển công chức gồm những gì?

3.4. Một số thắc mắc về luật thi công chức  

3.4.1. Thi công chức có yêu cầu về ngoại hình không?

Chắc hẳn đây là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm khi hiện nay mọi người hay có quan niệm tự ti về ngoại hình của bản thân. Việc thi công chức được áp dụng theo quy định của Luật cán bộ công chức từ năm 2024 được áp dụng với các đối tượng nam nữ không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tổn giáo nhưng cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết sau:

- Có quốc tịch là người Việt Nam

- Từ đủ 18 tuổi trở lên

- Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng

- Có văn bằng chứng chỉ phù hợp

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt

- Có sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ

- Và các yêu cầu khác theo từng yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Tuy nhiên có một số ngành sau đây yêu cầu công chức cần có ngoại hình như:

- Công chức ngành kiểm sát: Với yêu cầu người dự tuyển phải có chiều cao đối với nữ là từ 1,55m trở lên, đối với nam là từ 1,6m trở lên; cân nặng đối với nữ là 45kg trở lên và từ 50kg trở lên đối với nam. Đồng thời không bị nói ngọng, nói lắp hay khuyết tật, dị hình.

- Công chức ngành tòa án: Ngoại hình yêu cầu đối với cả nam và nữ là không dị tật, dị hình. Chiều cao nữ từ 1,52m trở lên, nặng từ 45kg trở lên; nam cao từ 1,6m trở lên; cân nặng từ 55kg trở lên.

3.4.2. Dùng giấy tốt nghiệp tạm thời có đăng ký thi công chức được không?

Thắc mắc này thường xảy ra với nhiều sinh viên vừa ra trường chưa được cấp bằng đại học nhưng có nguyện vọng nộp hồ sơ thi tuyển công chức.

Theo yêu cầu của vị trí ứng tuyển cần có văn bằng chứng chỉ, kết quả học tập đại học phù hợp và phải chụp lại theo yêu cầu bắt buộc. Việc sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời là không phù hợp với yêu cầu về hồ sơ đăng ký do nó không được coi là một loại văn bằng.

Vì vậy theo tìm hiểu của tôi thì giấy chứng nhận tạm thời không dùng để đăng ký thi tuyển được mà các bạn phải đợi nhà trường cấp bằng chính thức rồi mới được đăng ký thi tuyển công chức. Thường thì theo quy định các trường đại học phải cấp bằng cho sinh viên trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp. Nhưng trên thực tế hầu hết các trường đề không đáp ứng được đúng thời hạn gây ra nhiều bất lợi trong trường hợp nhiều người cần bằng chính để xin việc hay thi tuyển công chức.

Nắm bắt được những thông tin về quy định thi tuyển công chức sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ hơn về kiến thức, hồ sơ cũng như là tâm lý khi đi thi. Hi vọng bài viết về thi công chức là gì sẽ giúp ích được cho những ai đã đăng ký thi và có dự định thi tuyển công chức trong thời gian săp tới.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2320 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT