ENFP là gì? Bạn có thuộc về nhóm tính cách hiếm hoi này?

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 19-05-2024

Trong trắc nghiệm tính cách MBTI, ENFP là một nhóm tính cách khá đặc biệt. Theo thống kê, chỉ có khoảng 7% dân số trên thế giới thuộc loại tính cách này. Gắn liền với ENFP là gì? Đó là một tính cách hiếu kỳ, tò mò, bí ẩn và khá duy tâm. ENFP cũng có những ưu điểm và khuyết điểm. Biết được những yếu tố này, bạn sẽ có cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển bản thân hơn. Trong bài viết này, bạn cũng sẽ khám phá được những thông tin nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách ENFP.

Tuyển dụng việc làm

1. Khám phá thuật ngữ ENFP là gì?

Khám phá thuật ngữ ENFP là gì?

ENFP là viết tắt của bốn cụm từ gắn liền với chúng, bao gồm:

+ (E) - Extraversion: Hướng ngoại

+ (N) - Intuition: Trực giác

+ (F) - Feeling: Cảm xúc

+ (P) - Perception: Linh hoạt

Đây là một thành phần tính cách được giải thích khi chúng ta thực hiện bài trắc nghiệm MBTI. ENFP là nhóm tính cách khá hiếm gặp, do đó chúng gắn liền với những tính từ tương đối thú vị như: Thân thiện, bí ẩn, nhiệt tình, linh hoạt, phiêu lưu, giàu trí tưởng tượng,.... Họ còn được gọi với những cái tên như “nhà vô địch”, “những nhà báo”,... Nếu bạn nằm trong nhóm tính cách này, bạn cũng chính là người cùng nhóm tính cách với khá nhiều nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực nghệ thuật hay giải trí. Có thể kể đến như: Bill Cosby, Andy Rooney, Andy Kaufman, Oscar Wilde, Mark Twain, Julian Assange, Walt Disney, Arianna Huffington,...

2. Đặc trưng tính cách gắn liền với nhóm ENFP

Đặc trưng tính cách gắn liền với nhóm ENFP

Vậy đặc trưng tính cách của ENFP là gì?

Những ENFP luôn cảm sở hữu năng lượng tích cực, vui vẻ và quan sát thế giới dưới một con mắt tinh tường. Họ thích rất nhiều thứ, điều này cũng minh chứng cho việc họ là người có bản chất sáng tạo, thích khám phá và tò mò. Với ENFP, mọi thứ có thể phi thực tế đối với người khác, nhưng nếu có thích, thì điều phi thực tế đó không có gì là quá quan trọng.

ENFP ít ở trong trạng thái buồn bã, trầm cảm, họ hạnh phúc và luôn cảm thấy vui vẻ. Những nhóm người mang tính cách ENFP thường bỏ ra khá nhiều khoảng trống thời gian, hay bất cứ thời điểm nào trong ngày để suy nghĩ về tương lai của bản thân. Chẳng hạn như người yêu tương lai của họ sẽ như thế nào? Thành phố mà họ sẽ chọn để sống? Nghề nghiệp thích hợp và lý tưởng nhất đối với họ? Phong cách ngôi nhà? Đám cưới của họ?,...

ENFP dành nhiều thời gian để nói về lý tưởng và khát vọng của mình. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc họ là người luôn xây dựng mục tiêu về kế hoạch cho mình, thậm chí họ làm ngược lại với điều đó. Với đặc trưng linh hoạt, nhưng tự phát, ENFP thường đưa ra những lựa chọn khác xa với mong muốn và tưởng tượng của họ trước đó, họ cho rằng chính thời điểm mới là quan trọng.

Đặc trưng tính cách

Loại tính cách này cũng gắn liền với việc thường xuyên “rẽ ngang” kế hoạch của mình. Họ nghĩ sẽ đi về phía bên trái, nhưng sau đó lại đi về phía bên phải. Hôm nay, họ có thể rất hứng thú với việc đi du lịch ở một nơi đồng quê yên bình, nhưng ngày mai họ có thể chuẩn bị hành trình cho một chuyến du lịch châu Âu. Khi họ kể lể về kế hoạch của họ cho những người xung quanh nghe, lúc đó, họ cũng nhận thức rằng kế hoạch sẽ hoàn toàn thay đổi.

Với ENFP, mọi thứ đều có thể, kể cả những thứ phi thực tế đối với người khác, điều này xuất phát từ trí tưởng tượng và sự sáng tạo của họ. Cũng vì thế, ENFP thường rơi vào tình trạng nửa vời, phân vân trước khi quyết định một điều gì mang tính chắc chắn. Nhiều người trong số ENFP cảm thấy họ không thể gắn bó lâu dài với một thứ nhất định, họ thay đổi những lựa chọn thường xuyên nếu họ cảm thấy thích thú. Những người ENFP cũng có xu hướng mặc kệ với hôn nhân và sự nghiệp, cho đến khi họ cảm thấy đúng thời điểm, vì dường như những điều đó không phải là mục đích sống tự nhiên của họ.

Tính cách gắn liền với nhóm ENFP

Vì là người giàu trí tưởng tượng, do đó ENFP cũng thích quan sát xung quanh, môi trường hoặc con người xung quanh họ. Họ tìm sự hứng thú từ những gì họ quan sát được. ENFP khá duy tâm, bí ẩn, do đó, trong quá trình quan sát, nhờ vào sự tập trung mãnh liệt, ENFP có thể dự báo được bước đi tiếp theo của một người,... Họ có xu hướng thích chia sẻ những cảm nhận và suy nghĩ của bản thân với người khác nhờ vào sự hướng ngoại. Thật không may, những điều mà ENFP đôi khi không được chào đón, mà còn khiến người nghe cảm thấy ghê sợ.

Những người thuộc nhóm tính cách này thường thích được mọi người quan tâm, tập trung vào họ, do đó họ có khá nhiều mối quan hệ. Phong cách gắn liền với ENFP là sự tâm huyết, nhiệt tình, gây cảm hứng và tích cực.

ENFP thích được người khác giúp đỡ và quan tâm, do đó họ thường xuyên làm những điều tương tự với xung quanh. Tuy nhiên chính sự quá tích cực này khiến trong mặt một số người, ENFP thực sự không đáng tin. Trên thực tế, ENFP mong được cho và mong cả được nhận lại. Với ENFP, sự giúp đỡ, tôn trọng, công nhận và ý kiến đóng góp của người khác rất quan trọng với họ.

Tham khảo: Ambivert là gì?

3. Nhóm tính cách ENFP trong các mối quan hệ

Nhóm tính cách ENFP trong các mối quan hệ

Những người ENFP luôn thích quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Họ cũng là người thường xuyên mang năng lượng tích cực và truyền cảm hứng đến cho mọi người. ENFP thích chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận bên trong của họ, họ mong muốn được nắm bắt và hiệu được cảm xúc, suy nghĩ của người đối diện. Sự đáng tin cậy và có phần ấm áp này khiến ENFP luôn được trân trọng và kết giao với mọi người xung quanh. Họ có khá nhiều bạn bè, bạn bè của họ cũng có thể xuất phát ở bất kỳ nơi đâu.

ENFP thường muốn bản thân có một sự ảnh hưởng nhất định đối với cuộc sống hay suy nghĩ của người khác. Do đó, họ thường không có xu hướng quan tâm đến bản thân mình, mà thường hay chăm sóc, để tâm những người bên cạnh nhiều hơn.

ENFP mong muốn được cho đi nhiều hơn những gì mà họ đang sở hữu, thậm chí họ không cần được báo đáp. Trong các mối quan hệ, ENFP được nhận xét là những người đáng tin cậy và rộng lượng. Họ biết rằng mỗi cá nhân đều là một bản ngã không ai giống ai, họ có cách thể hiện đa dạng và điều đó không có gì ngạc nhiên cả.

4. Ưu điểm và khuyết điểm của nhóm tính cách ENFP

 Ưu điểm và khuyết điểm của nhóm tính cách ENFP

ENFP là gì? Bất kỳ một nhóm tính cách nào cũng tồn tại những điểm mạnh và điểm yếu. ENFP cũng không ngoại lệ, biết được những điểm mạnh, bạn có thể nhân chúng lên gấp nhiều lần để phát triển bản thân. Biết được những điểm yếu, hãy cố gắng khắc phục để hoàn thiện hơn.

4.1. Ưu điểm của ENFP là gì?

- Thứ nhất, sự tò mò: ENFP thường là những người ham học hỏi, ưa chuộng sự mới lạ và rất thích khám phá. Họ chắc chắn là những người không ngại vượt qua giới hạn của bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn để tiếp nhận và làm mới bản thân mỗi ngày. Bên cạnh đó, ENFP còn rất giàu trí tưởng tượng, hào sảng và phóng khoáng.

- Thứ hai, năng lượng tích cực và sự nhiệt tình: ENFP cảm thấy hứng thú tột cùng khi họ khám phá thành công những điều mới lạ. Chưa bao giờ, họ cảm thấy mệt mỏi khi chia sẻ những câu chuyện và suy nghĩ của họ với mọi người xung quanh, cho đến khi người nghe không cảm thấy hứng thú với những gì họ nói. Tất nhiên, chính những năng lượng tích cực và sự nhiệt tình luôn giúp ENFP sở hữu các mối quan hệ xã hội tương đối chất lượng.

 Ưu điểm của ENFP là gì?

- Thứ ba, sự quan sát: Với tính cách tò mò, ham học hỏi những điều mới mẻ của ENFP, việc họ quan sát mọi thứ xung quanh là điều hiển nhiên. Cho dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhặt cũng không thể lọt qua “mắt thần” của những ENFP.

- Thứ tư, giao tiết tốt: ENFP thích chia sẻ nên họ cũng rèn luyện kỹ năng giao tiếp khá hoàn hảo. Họ có thể tương tác với rất nhiều đối tượng đa dạng, họ đặc biệt ưa thích những cuộc nói chuyện mang tính chiêm nghiệm và sâu sắc.

Đọc thêm: Interpersonal skills là gì?

4.2. Khuyết điểm của ENFP là gì?

ENFP không phải là một nhóm tính cách hoàn hảo. Được cái này và sẽ mất cái kia, do đó ENFP cũng tồn tại một số yếu điểm mà đôi khi chính bản thân họ cũng hiểu rõ những điều này.

Khuyết điểm của ENFP là gì?

- Thứ nhất, những kỹ năng thực tế bị hạn chế: Họ thường xuyên cảm thấy khó khăn với những kỹ năng mang tính thực tế như kiên trì, gìn giữ và quản lý.

- Thứ hai, khó tập trung: ENFP tập trung khá kém mặc dù họ rất thích quan sát. Chính sự thiếu tập trung này đôi khi khiến họ yêu thích một điều gì đó rất nhanh, nhưng cũng chóng vánh và không trọn vẹn.

- Thứ ba, hay suy nghĩ thái quá về một điều gì đó: ENFP luôn tò mò, họ tỏ ra khá bí ẩn và trên thực tế khi nhìn một hiện tượng, sự vật, họ sẽ không xem chúng đơn giản nhưng chúng vốn như vậy.

- Thứ tư, dễ căng thẳng: ENFP khá nhạy cảm do họ suy nghĩ về một vấn đề quá nhiều. Ngoài ra, do dành sự quan tâm đến người khác nhiều hơn bản thân, do đó họ cũng dễ bị căng thẳng khi cố gắng mang lại ích lợi cho những người khác.

Mẫu CV xin việc

5. ENFP thích hợp với nghề nghiệp cụ thể gì?

Sau khi đã hiểu được ENFP là gì và những đặc trưng liên quan đến tính cách của họ. Hãy xem xét nhóm tính cách ENFP phù hợp với một sự nghiệp như thế nào nhé.

Mong muốn của ENFP là được làm việc trong một môi trường có tỷ lệ tương tác cao, dễ gây cảm hứng. Mặc dù vậy, ENFP yêu thích sự tự do và họ khá khó để vào khuôn khổ kỷ luật. Bên cạnh đó, ENFP cần được tôn trọng ý kiến, muốn được người khác cân nhắc về ý kiến của họ. ENFP không thích hợp làm việc trong một môi trường thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Do tính cách tò mò, thích khám phá, thích chia sẻ, nên đôi khi ENFP thường gặp phải một số rắc rối với đồng nghiệp và họ mất khá nhiều thời gian để sửa chữa, làm lành lại các mối quan hệ của mình nơi làm việc.

ENFP thích hợp với nghề nghiệp cụ thể gì?

ENFP rất thích quan tâm và phục vụ những người khác thay vì chỉ yêu bản thân mình. Do đó, họ có thể làm tốt trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng. Một số công việc điển hình như báo chí, tư vấn viên, giải trí,... Nếu có cơ hội để trở thành một nhà quản lý, hay nhà lãnh đạo, ENFP luôn cảm thấy rất thu hút và nhiều năng lực, họ biết quan tâm và chia sẻ với cấp dưới, họ vui vẻ và thân thiện. Một lãnh đạo có tính cách ENFP sẽ là người thường xuyên đưa ra những ý tưởng, có tầm nhìn xa và rộng, có khả năng truyền cảm hứng và thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên, thích những cuộc tương tác và thảo luận. Lãnh đạo ENFP cũng thường có xu hướng tập trung vào những khâu ban đầu của một dự án, họ chỉ đạo những khâu sau cho nhân viên của họ.

Thuận theo tính cách của ENFP, có thể thấy ENFP hợp với những nghề như: Diễn viên, Phát thanh viên, Giám đốc quảng cáo, Nghệ sĩ, Giám đốc nghệ thuật, Họa sĩ, Tư vấn viên, Nhân viên dịch vụ khách hàng, Biên tập viên, Nhà thiết kế thời trang, Nhà báo, Nhà văn, Bác sĩ tâm lý, Doanh nhân, Nhà ngoại giao/Chính trị gia, Giáo viên, Luật sư, Phóng viên, Kỹ sư/nhà khoa học, Chuyên gia máy tính/Lập trình viên/Chuyên gia phân tích hệ thống.

ENFP là gì? Trên đây là tổng hợp những thông tin xoay quanh nhóm tính cách hiếm gặp - ENFP!