Hiểu FMCG là gì và nắm bắt những cơ hội việc làm trong ngành
Tác giả: Phạm Hường 30-07-2024
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay có sự xuất hiện của khái niệm FMCG. Vậy thì FMCG là gì? Đặc điểm của khái niệm này như thế nào? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn trong bài viết sau.
1. Bạn hiểu gì về FMCG?
FMCG một thuật ngữ viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods. Cụm từ mang ý nghĩa chỉ ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Khái niệm ngành hàng tiêu dùng nhanh bao gồm tất cả các mặt hàng sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Các mặt hàng xuất hiện trên thị trường và chủ yếu là những mặt hàng quan trọng, thân thuộc trong cuộc sống tiêu dùng hàng ngày.
Có thể kể đến những món đồ thiết yếu như đồ ăn, bàn chải đánh răng, cốc, kem dưỡng da, điện thoại,…
Để đánh giá các mặt hàng có được xếp vào nhóm tiêu dùng nhanh hay không sẽ căn cứ dựa trên những tiêu chí sau:
- Tiền lãi từ mỗi sản phẩm bán được không cao
- Sản phẩm có khả năng tiêu thụ nhanh
- Hạn sử dụng không dài
- Hàng hóa sản xuất với quy mô lớn
- Giá bán mỗi sản phẩm ra thị trường không cao
- Nhà sản xuất chỉ phân phối sản phẩm đến các công ty, cửa hàng trung gian mà không trực tiếp bán lẻ sản phẩm
2. Tương lai ngành FMCG có xu hướng phát triển ra sao?
Qua tìm hiểu FMCG là gì, bạn muốn biết định hướng phát triển của ngành trong những năm tiếp theo sẽ như thế nào? Cùng nhau đi tìm câu trả lời ngay sau đây.
Trong thời gian sắp tới, ngành FMCG sẽ có những thay đổi nhất định nhằm vươn lên phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Ngành hàng vẫn đang liên tục tìm tòi, đổi mới trong cách thức hoạt động và mô hình kinh doanh cũng như các chiến lược mới để có thể bắt kịp xu thế của thời đại. Mục đích ngành hàng hướng tới là nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tốt hơn.
2.1. Kết cấu thay đổi kéo theo tăng chi phí kinh doanh
Hiện nay chi phí kinh doanh trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh đang có xu hướng tăng lên đáng kể. Có thể kể đến nhiều nhiều lý do. Tuy nhiên trong đó lý do chủ yếu liên quan chặt chẽ tới bán lẻ, nó bao gồm cả kênh phân phối truyền thống cũng như kênh thương mại điện tử.
Mức tăng trưởng hiện nay của thị trường FMCG tại kênh thương mại hiện đại ở khu vực thành thị được đánh giá cao hơn so với những kênh thương mại truyền thống. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi các kênh bán hàng hiện đại được tích hợp nhiều phát minh và sử dụng những ứng dụng mới tiện lợi hơn cho người dùng.
2.2. Sự chuyển đổi về ngành hàng
Xu thế thị trường đang dần thay đổi, nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu dịch chuyển từ các mặt hàng này sang hàng khác. Nhanh chóng nắm bắt được sự thay đổi đó thì những người sản xuất ngành FMCG bắt đầu có dấu hiệu chuyển hướng theo.
Theo thống kê số liệu trên thực tế trong năm 2018 từ Nielsen Việt Nam, trong báo cáo ngành FMCG đã có sự sụt giảm doanh thu trên toàn quốc. Sự sụt giảm diễn ra đã được thể hiện trong cả sáu nhóm mặt hàng lớn.
Trong 6 mặt hàng lớn này, chỉ có nhóm ngành hàng đồ uống và thuốc lá vẫn giữ tốc độ tăng trưởng khá ổn, đạt 0,6%. Các nhóm hàng còn lại gồm những sản phẩm chăm sóc gia đình, chăm sóc cá nhân, thực phẩm và các sản phẩm từ sữa đều đang có dấu hiệu giảm sút.
Các chuyên gia đánh giá rằng nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi quan niệm của người tiêu dùng kéo theo những thay đổi trong hành vi mua sắm của họ. Các đơn vị sản xuất nên nhanh chóng nắm vững xu hướng đó để điều hướng kinh doanh sao cho phù hợp.
2.3. Ngành hàng làm đẹp và dinh dưỡng được đánh giá có tiềm năng
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về làm đẹp của con người ngày càng tăng lên. Không chỉ là đối với nữ giới mà còn có cả nam giới. Mức sống, gu thẩm mỹ nâng cao là lý do con người yêu cầu cao hơn và kỹ tính hơn trong việc chọn lựa các sản phẩm dưỡng da hay mỹ phẩm.
Thêm vào đó, các mặt hàng mang tính bổ sung dinh dưỡng, dưỡng chất cho cơ thể cũng được mọi người quan tâm nhiều hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân, gia đình.
2.4. Tăng bán hàng trực tiếp, cắt giảm kênh trung gian
Hiện nay các dịch vụ bán hàng thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Những đối thủ này khiến người sản xuất trong lĩnh vực ngành hàng FMCG buộc phải thay đổi cách thức bán hàng đến tay người tiêu dùng. Việc bán hàng trực tiếp sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Việc bán hàng trực tiếp của ngành hàng hiện nay mới đang trong giai đoạn thử nghiệm, vì vậy nếu như thử nghiệm không được thành công, các nhà sản xuất sẽ nỗ lực thực hiện những mô hình kinh doanh mới.
Các chương trình lập trình quảng cáo nội bộ và tìm nguồn cung ứng các hoạt động tiếp thị cũng được các ông ty lên chiến lược. Khi đi vào thực hiện các chương trình sẽ được tận dụng nhằm tiết kiệm chi phí, cải thiện độ chính xác của phân khúc thị trường mục tiêu và xây dựng các cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp.
3. FMCG và cơ hội việc làm
FMCG là một ngành hàng cung cấp hàng hóa với số lượng lớn, chi phí phải chăng cho người tiêu dùng. Đây là sản phẩm thiết yếu và vậy các sản phẩm có thể được mua và tiêu thụ mỗi ngày. Các loại sản phẩm thường xuyên xuất hiện trong đời sống của người dùng hàng ngày, nên nhu cầu tiêu dùng luôn ở mức cao. Điều này tạo nên cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG. Ngành hàng luôn có cơ hội để các ứng viên tham gia ứng tuyển.
Sự phát triển vô cùng lớn mạnh của ngành hàng FMCG mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm. Nếu như bạn mới bước chân vào ngành FMCG thì bạn có thể thử sức những công việc sau:
3.1. Quản lý sức khỏe và an toàn
Công việc này đòi hỏi người làm phải biết duy trì, kiểm soát vấn đề về sản phẩm. Các doanh nghiệp sẽ đưa ra những tiêu chuẩn nhất định về sản phẩm khi sản xuất ra. Người quản lý sức khỏe và an toàn phải kiểm tra sản phẩm sao cho đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất mà doanh nghiệp đưa ra.
Ngoài ra, người làm công việc này cũng cần có thêm nhiều ý tưởng mới phù hợp với sự phát triển nguồn nhân lực và các chương trình đào tạo của doanh nghiệp.
3.2. Quản lý bán hàng
Người quản lý bán hàng hay còn được gọi là Sales Manager. Họ cần cần học hỏi và phát triển kỹ năng để nắm bắt được xu thế của thị trường. Từ đó, người quản lý có thể tiếp cận đúng các đối tượng khách hàng, nhất là nhóm khách hàng mục tiêu.
Quản lý bán hàng cũng chính là người sẽ kiểm soát việc tăng trưởng của lợi nhuận, sự phát triển của dịch vụ sao cho phù hợp với chi phí kinh doanh và hoạt động quản lý của doanh nghiệp.
3.3. Nhà phân tích các quy trình của doanh nghiệp
Công việc này có yêu cầu khá cao đối với người làm bởi công việc đòi hỏi ở người làm có sự hiểu biết sâu sắc với các hoạt động của doanh nghiệp. Họ cũng cần hiểu rõ về các đối tác cung cấp hàng hóa cho chuỗi cung ứng.
Dựa trên các yếu tố đó họ sẽ thực hiện phân tích và lập ra các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, xây dựng phương án kinh doanh ở nhiều góc độ khác nhau. Để làm được như vậy cần có các kỹ năng phân tích số liệu được cấp từ các hệ thống nội bộ doanh nghiệp.
Các kỹ năng kể trên của nhà phân tích quy trình sẽ giúp chất lượng sản phẩm được kiểm soát, nâng cao hiệu quả công việc. Từ đó đưa ra quan điểm chuyên môn sâu sắc về hoạt động của doanh nghiệp.
Qua bài viết của work247.vn hy vọng bạn đã nắm được FMCG là gì. Cập nhật được những xu hướng phát triển của ngành hàng sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn.