Áp dụng hiệu quả các phương pháp quản lý chất lượng hiện nay
Theo dõi work247 tạiCác doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư cho hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, bởi chúng là yếu tố tác động mang tính quyết định đến sự thành hoặc bại của sản phẩm nói riêng và cả công ty nói chung. Các phương pháp quản lý chất lượng được thiết lập nhằm ứng dụng vào hoạt động này, mang lại hiệu quả tối ưu hơn. Phương pháp nào được ứng dụng còn tùy thuộc vào những mục tiêu kinh tế khác nhau.
1. Các phương pháp quản lý chất lượng
Sự thành công hay tiếng tăm của các doanh nghiệp sản xuất được quyết định bởi chất lượng sản phẩm. Mặc dù hiện nay có khá nhiều cơ sở để khách hàng có thể đánh giá và đi đến quyết định mua sản phẩm. Thế nhưng xét về bản chất, chất lượng sản phẩm cần được đảm bảo thì mới làm hài lòng được khách hàng.
Mặc dù vậy, để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư và chú trọng vào công đoạn quản lý chất lượng. Dưới đây là các phương pháp quản lý chất lượng thông dụng.
Xem thêm: Việc làm nhân viên quản lý chất lượng
1.1. Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng là một phương pháp đã được xây dựng từ lâu trước đây, chúng được áp dụng phổ biến nhằm đảm bảo sản phẩm có chất lượng phù hợp với quy định thông qua cách thức kiểm tra từng sản phẩm, từng thành phần bộ phận cụ thể trong sản phẩm đó. Quá trình này diễn ra khá tỉ mỉ để đảm bảo chọn lựa và sẵn sàng loại bỏ bất kỳ một thành phần nào trong sản phẩm không đáp ứng được quy cách hoặc tiêu chuẩn.
Khi áp dụng phương pháp này, cần lưu ý đáp ứng những tiêu chí như sau:
- Thứ nhất, cần triển khai một cách minh bạch, uy tín và không sai sót.
- Thứ hai, đảm bảo sự chênh lệch giữa chi phí bỏ ra để tiến hành kiểm tra thấp hơn so với chi phí phát sinh do sản phẩm bị khiếm khuyết gây nên.
- Thứ ba, quá trình kiểm tra không nên đụng chạm đến quyền lợi của người dùng sản phẩm.
- Thứ tư, kiểm tra đảm bảo không gây tác động đến chất lượng sản phẩm.
1.2. Kiểm soát chất lượng
Về bản chất, tổng thể những kỹ thuật và hành vi mang tính tác nghiệp nhằm thỏa mãn những mong muốn về mặt chất lượng sản phẩm thì được gọi là kiểm soát chất lượng. Để ứng dụng phương pháp này, doanh nghiệp không kiểm soát được toàn bộ nhân tố tác động trực tiếp đến việc tạo ra chất lượng của sản phẩm. Điều này hướng đến việc phòng ngừa việc tạo ra những thành phẩm khiếm khuyết. Nhìn chung, phương pháp này là một quá trình kiểm soát toàn bộ công đoạn cho ra đời một sản phẩm, cụ thể:
- Kiểm soát nhân sự thực hiện.
- Kiểm soát quá trình và cách thức sản xuất.
- Kiểm soát toàn bộ nguyên liệu sản xuất.
- Kiểm soát toàn bộ máy móc, dây chuyền, thiết bị sản xuất.
- Kiểm soát môi trường sản xuất sản phẩm.
1.3. Kiểm soát chất lượng toàn diện
Về cơ bản, kiểm soát chất lượng là các kỹ thuật chỉ được giới hạn ứng dụng trong địa bàn kiểm tra và sản xuất. Trong đó, quản lý chất lượng là hoạt động hứng đến việc đáp ứng mong muốn của khách hàng, thì chỉ điều đó không thôi là chưa đủ.
Hoạt động này yêu cầu không chỉ ứng dụng các phương pháp vào công đoạn trước kiểm tra và sản xuất. Chẳng hạn như khai thác, phân tích, nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch, phát triển và mua hàng,... mà còn phải ứng dụng cho các công đoạn sau sản xuất, bao gồm hoạt động đóng gói sản phẩm, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh, dịch vụ hậu mãi,... Nhìn chung, phạm vị áp dụng của chúng rộng hơn nên được gọi là kiểm soát chất lượng toàn diện.
Trong chuyên ngành, phương pháp này gọi tắt là TQC, đó là một quy trình hướng đến việc nhất thể hóa một cách hiệu quả các nỗ lực duy trì, phát triển và hoàn thiện chất lượng của các bộ phận đa dạng trong một doanh nghiệp. Làm cách nào để các hoạt động của sản xuất, kỹ thuật, tiếp thị, dịch vụ có thể triển khai một cách thương mại nhất, mà vẫn đáp ứng được mong muốn của người dùng.
Phương pháp này thúc đẩy sự nỗ lực của toàn bộ phòng ban trong tổ chức vào các hệ thống có liên quan đến duy trì và phát triển chất lượng. Chúng có lợi ích tiết kiệm nhiều nhất có thể trong dịch vụ, sản xuất, song song với đó là đáp ứng những nhu cầu của người dùng sản phẩm.
Xem thêm: Áp dụng hiệu quả các phương pháp quản lý chất lượng hiện nay
1.4. Quản lý chất lượng toàn diện
TQM - Quản lý chất lượng toàn diện là một trong các phương pháp quản lý chất lượng được nhiều tổ chức ứng dụng. Đó là giải pháp quản lý của một doanh nghiệp, nhắm vào mục tiêu chất lượng sản phẩm trên cơ sở tham gia của mọi người, với mục đích mang lại sự thành công bền vững nhờ vào sự hài lòng của người dùng và lợi ích của mọi người trong xã hội cũng như trong doanh nghiệp đó.
TQM với mục tiêu chính là hoàn thiện sản phẩm với chất lượng tối đa nhằm đáp ứng mong muốn của người dùng. So với các phương pháp quản lý chất lượng khác, phương pháp này có những ưu điểm như sau:
- Thứ nhất, chúng cung cấp một quy trình quản lý chất lượng và hoàn thiện mọi góc độ có ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm.
- Thứ hai, chúng thúc đẩy và kêu gọi nhiều cá nhân thành viên, nhiều phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp tham gia.
Khi triển khai phương pháp này, cần lưu ý thực hiện đúng quy trình bao gồm bốn bước như sau:
- Xây dựng kế hoạch: Cần phác thảo kế hoạch ban đầu cho quy trình triển khai phương pháp này. Để xây dựng kế hoạch, các doanh nghiệp cần xác định được nguồn gốc, phân tích hiện trạng để đưa ra các giải pháp thích hợp.
- Triển khai: Quá trình triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch cần nâng cao tính sáng tạo và tự nguyện của từng cá nhân. Bên cạnh đó, cần chú trọng về phương pháp quản trị.
- Kiểm tra: Sau khi đã triển khai và có kết quả ban đầu, bạn cần thực hiện kiếm ra để kịp thời phát hiện những khía cạnh mới phát sinh, sau đó chủ động điều chỉnh.
- Điều chỉnh: Sau quá trình kiểm tra, nếu có gì bất thường, cần loại bỏ hoặc đưa ra những giải pháp phòng ngừa sự tái diễn trong tương lai.
2. Tuân thủ nguyên tắc trong quản lý chất lượng
Không chỉ nằm lòng các phương pháp quản lý chất lượng, khi thực hiện hoạt động này, các doanh nghiệp cũng cần phải chấp hành một số nguyên tắc cụ thể, điều đó nhằm tối ưu hóa hiệu quả.
- Quản lý chất lượng cần hướng đến người dùng nhằm thỏa mãn và đáp ứng tối đa những mong muốn của người dùng.
- Cá nhân có trách nhiệm cần sở hữu kỹ năng lãnh đạo hiệu quả, nhằm hỗ trợ tổ chức đạt được những mục tiêu trước mắt cũng như bền vững ở tương lai.
- Công tác quản lý cần được triển khai theo hệ thống, quy trình, với mục đích tối ưu hiệu lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức.
- Định hướng đến mục tiêu liên tục cải tiến và hoàn thiện chất lượng của tổ chức.
- Cần sử dụng thông tin và dữ liệu đã phân tích để đưa ra các hành động và quyết định cụ thể.
- Xây dựng mối quan hệ bền vững với các đơn vị cung ứng.
- Nhân sự là tài sản cốt lõi của doanh nghiệp, nhân sự quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Những thông tin về các phương pháp quản lý chất lượng trên đây hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn!
1558 0