Quản lý sản xuất là gì? Nhân viên quản lý sản xuất làm gì?
Theo dõi work247 tạiTối ưu hoạt động kinh doanh và mang lại những giá trị tích cực là những lý do doanh nghiệp cần đầu tư vào kế hoạch quản lý sản xuất. Vậy quản lý sản xuất là gì? Quản lý sản xuất được triển khai và tổ chức trong các doanh nghiệp ra sao? Những cá nhân trực tiếp thi hành nhiệm vụ của quản lý sản xuất là ai? Nhiệm vụ cụ thể của họ và nhiều hơn thế nữa. Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết của work247.vn!
1. Tổng quan chung về quản lý sản xuất
Là một khâu không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh của các địa điểm đặc thù về sản xuất như: nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế,... Quản lý sản xuất có vai trò và tầm quan trọng không hề nhỏ đối với chủ doanh nghiệp. Trước hết, hãy hiểu đúng về nó nhé!
1.1. Giải đáp quản lý sản xuất là gì?
Sản xuất hiểu đơn giản là một quá trình chuyển đổi, chuyển hóa từ các nguyên liệu đầu vào ra đến các thành phẩm cuối cùng, trở thành sản phẩm được phân phối ra thị trường. Vậy còn khái niệm về quản lý sản xuất sẽ được định nghĩa như thế nào?
Nói đến quản lý sản xuất là nói đến một khâu thuộc phạm vi hoạt động của các công ty, đặc biệt thuộc về bộ phận của các xưởng và xí nghiệp, nhà máy. Quản lý sản xuất trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng các chương trình và kế hoạch cụ thể, trong đó bao gồm cả việc theo dõi tiến độ làm việc của quy trình sản xuất. Mục tiêu của quản lý sản xuất là nhằm cam kết về thời gian, chất lượng, số lượng về kế hoạch cung cấp sản phẩm, hàng hóa.
Tựu chung, hiểu nôm na đó là một hoạt động đảm đương các khía cạnh về thiết kế, xây dựng kế hoạch, giám sát và theo dõi kế hoạch, cuối cùng là kiểm tra, đảm bảo đầu ra cho kế hoạch sản xuất cuối cùng.
Tin tuyển dụng: Việc làm sản xuất - vận hành sản xuất
1.2. Bốn công đoạn trong quy trình quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất không phải là một hoạt động đơn giản, mang tính bộc phát. Trong doanh nghiệp, nó là khâu được triển khai theo một quy trình làm việc nhất định. Theo work247.vn tìm hiểu, quy trình này bao gồm những công đoạn như sau:
+ Công đoạn 1 (Đánh giá khả năng sản xuất): Thông qua việc đánh giá, các công ty sẽ chủ động xác định được quy mô về khách hàng và thị trường mục tiêu của sản phẩm và hàng hóa. Trả lời được các câu hỏi về nhu cầu của thị trường ở mức độ nào? Phân cấp cụ thể cho từng thị trường ra sao? Điều này sau đó sẽ giúp họ có một sự nhìn nhận chủ động về năng lực đáp ứng của công ty, có thỏa mãn được nhu cầu thị trường hay không. Và nếu thỏa mãn thì thỏa mãn ở cấp độ - mức độ nào?
+ Công đoạn 2 (Hoạch định nhu cầu về đầu vào cho sản phẩm): Những nguyên vật liệu sẽ được các doanh nghiệp lên kế hoạch cụ thể thông qua việc hoàn thành công đoạn thứ nhất. Tại công đoạn này, cá nhân người quản lý sản xuất phải là người đưa ra quyết định cuối cùng về nhu cầu đầu vào cho quá trình ra đời sản phẩm, hàng hóa, tương ứng với nhu cầu của thị trường đã được nghiên cứu trước đó.
+ Công đoạn 3 (Quản lý khâu sản xuất): Quản lý sản xuất cần được xây dựng theo một quy trình và kế hoạch thật chi tiết. Nhiệm vụ này sẽ do người quản lý đảm nhiệm. Sau đó chính họ sẽ là người triển khai trực tiếp các hoạt động, theo dõi và giám sát các bước trong quy trình quản lý để đảm bảo quá trình hạn chế các sai sót và thuận lợi, suôn sẻ nhất có thể.
+ Công đoạn 4 (Giám sát QC): Đây chính là khâu giám sát và quản lý đầu ra cho các hàng hóa, sản phẩm. Thành phẩm cuối cùng quyết định nhiều điều quan trọng, trong đó có chứa đựng độ uy tín và chất lượng thương hiệu của doanh nghiệp. Đó chính là lý do không thể xem nhẹ công đoạn cuối cùng này. Quy trình QC cho sản phẩm phải thực hiện chuyên nghiệp, nhiều lần, nhiều khâu, đặc biệt là phải tổng hợp số liệu thật chi tiết về đặc điểm, công dụng, tính chất, số lượng, phân loại của sản phẩm trong báo cáo cuối cùng.
Xem thêm: Mô tả công việc Giám đốc sản xuất - Cập nhật chi tiết nhất!
1.3. Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất
Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của các công ty không hoàn toàn giống nhau. Chắc chắn rồi, vì chúng còn phụ thuộc khá nhiều về đặc trưng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất hay quy mô sản xuất của các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, những bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất dựa theo cơ sở về chức năng sẽ bao gồm những bộ phận chính yếu sau:
+ Thứ nhất - Quản lý: Đây là bộ phận bao gồm các vị trí cấp cao, điển hình như phó phòng - trưởng phòng và giám đốc sản xuất của doanh nghiệp. Vì là bộ phận cao nhất, nên nó giữ một chức năng cùng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Có thể ví như bộ phận quản lý là “thuyền trưởng” chèo lái cho các bộ phận phía dưới. Bộ phận quản lý sẽ thực hiện khá nhiều nhiệm vụ nặng nề, đơn cử như việc cố vấn về kế hoạch sản xuất, triển khai nhân sự, cam kết về mục tiêu kế hoạch cho ban giám đốc. Thiết lập và triển khai hiệu quả dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
+ Thứ hai - Sản xuất chính: Sản xuất chính bao gồm toàn bộ nhân sự tham gia trực tiếp vào việc tạo ra thành phẩm hàng hóa chính. Theo đó, quy trình chuyển đối nguyên liệu đầu vào và chế biến thành hàng hóa chính của công ty sẽ gắn liền với chắc năng của bộ phận này.
+ Thứ ba - Sản xuất phụ trợ: Phụ trợ ở đây là những hoạt động mang lại kết quả gắn liền với việc phụ giúp cho bộ phận sản xuất chính. Sản xuất phụ trợ sẽ nỗ lực trong việc đảm bảo hoạt động cho sản xuất chính được triển khai thường xuyên và ổn định.
+ Thứ bốn - Sản xuất phụ: Ngoài các hàng hóa chính yếu của công ty, các hàng hóa phụ sẽ được tận dụng đầu vào nguyên liệu (phế phẩm) để chế tạo và cho ra đời những hàng hóa phụ. Và đó chính là chức năng, nhiệm vụ của bộ phận này.
+ Thứ năm - Phục vụ sản xuất: Chức năng của phục vụ sản xuất là nhằm đảm bảo những khâu về vận chuyển, mua hàng, cấp phát, trang thiết bị, máy móc, bảo quản, thành phẩm,....
Nhìn chung, việc quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp có hiệu quả hay không, phụ thuộc rất nhiều về các phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp quản lý sản xuất của doanh nghiệp này có thể mang lại tính hiệu quả cho doanh nghiệp đó, nhưng không có nghĩa nó cũng mang lại thành quả tương tự nếu được áp dụng cho doanh nghiệp khác.
2. Tìm hiểu về vị trí nhân viên quản lý sản xuất
Như vậy, khái niệm quản lý sản xuất là gì đã được giải đáp và khi đề cập đến khái niệm này. Chúng ta có thể thấy, những cá nhân chịu trách nhiệm trong hoạt động này chính là những nhân viên quản lý sản xuất. Vậy họ là ai? Công việc cụ thể của họ như thế nào? Cùng tìm hiểu ở phần nội dung tiếp theo của work247.vn nhé!
2.1. Nhân viên quản lý sản xuất là gì?
Bạn có thể đã từng tiếp cận với một tin tuyển dụng nhân viên quản lý sản xuất. Tuy nhiên chức danh này khá khó để bạn hiểu rõ? Nhân viên quản lý sản xuất là chức danh, vị trí sử dụng để chỉ những cá nhân sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý sản xuất. Quá trình tham gia của họ gắn liền với các nhiệm vụ như xây dựng kế hoạch, vận hành và giám sát các quy trình sản xuất hàng hóa.
Mục tiêu của nhân viên quản lý sản xuất là hướng đến việc cam kết chất lượng sản xuất hiệu quả về cả chi phí, chất lượng, số lượng theo đúng yêu cầu của hàng hóa, sản phẩm. Nhiệm vụ của vị trí này không giống nhau ở mọi doanh nghiệp, vì nó cũng phụ thuộc vào từng quy mô và hệ thống sản xuất riêng biệt, đặc thù. Chính vì thế, khi nói đến công việc của vị trí này, bạn sẽ cảm nhận được tính bao quát và sự đa dạng phía bên trong.
Xem thêm: Tìm việc làm quản lý sản xuất
2.2. Mô tả công việc
Mặc dù không có một quy chuẩn về các nhiệm vụ cho nhân viên quản lý sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung, khi nói đến chức danh này, sẽ bao gồm các nhiệm vụ và trách nhiệm như sau:
+ Thứ nhất, tiếp nhận, nghiên cứu đơn hàng (bao gồm những yêu cầu cụ thể về sản phẩm) để trực tiếp xây dựng kế hoạch và triển khai quá trình sản xuất hàng hóa.
+ Thứ hai, nghiên cứu, tìm hiểu và tham gia cố vấn, tham mưu cho cấp trên hoặc cho ban giám đốc trong vấn đề cải tạo, tinh chỉnh, thay đổi, cơ cấu lại tổ chức,... của mô hình, phương pháp và từng công đoạn trong quản lý sản xuất.
+ Thứ ba, trực tiếp tổ chức và vận hành các công đoạn trong quy trình sản xuất. Đảm bảo việc sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, đúng yêu cầu của đơn hàng về cả tiến độ, chất lượng, số lượng cho thành phẩm cuối cùng.
+ Thứ tư, chịu trách nhiệm về tài sản trong bộ phận sản xuất. (quản lý tình trạng, cho bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế các máy móc).
+ Thứ năm, quan sát, đánh giá năng lực, tính hiệu quả trong quá trình làm việc của nhân viên cấp dưới. Tiếp nhận và xử lý các vấn đề của nhân viên cấp dưới, xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới.
+ Thứ sáu, xây dựng báo cáo tổng hợp và chi tiết nhất về hoạt động sản xuất trong bộ phận. Nộp lại hoặc trình bày trực tiếp cho giám đốc sản xuất.
+ Thứ bảy, thực hiện một số nhiệm vụ khác được cấp trên phân công đột xuất,...
2.3. Mức thu nhập trung bình
Nhìn chung, khối lượng công việc của vị trí quản lý sản xuất khá nặng nề. Lại làm việc thường xuyên trong môi trường, không gian chủ yếu trong các phân xưởng,... Nên có thể nhận định, vị trí này chỉ phù hợp cho những ai có chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực cộng thái độ làm việc đề cao sự trách nhiệm. Thống kê tin tuyển dụng quản lý sản xuất tại nhiều doanh nghiệp cho thấy, yêu cầu công việc đối với vị trí này thường đề cao về kinh nghiệm (tối thiểu là 2 năm). Ngoài chuyên môn bao quát về quản lý sản xuất ra, thì các kỹ năng như tổ chức, triển khai, lập kế hoạch và lãnh đạo cũng rất cần thiết.
Mức lương quản lý sản xuất phổ biến nằm trong khoảng từ 12 - 17 triệu, theo đó trung bình với vị trí này, cơ hội sẽ nhận được trung bình 15 triệu/tháng. Ở những doanh nghiệp nước ngoài, nếu tiếng Anh là kỹ năng thành thạo của bạn, bạn có thể nhận về mức thu nhập từ 30 triệu đồng trở lên cho vị trí quản lý sản xuất.
Xem thêm: Bản mô tả công việc tổ trưởng sản xuất - Vị trí gắn kết dây truyền
2.4. Yêu cầu về kỹ năng
Người quản lý sản xuất không chỉ là “chuyên gia” trong lĩnh vực của họ. Mà đối với các nhân viên cấp dưới và trong mắt các doanh nghiệp, họ cần toát lên phong thái của một nhà lãnh đạo, những gì họ thể hiện phải đúng với bản chất của một nhà quản lý. Đa phần, vị trí này cần các kỹ năng như sau:
+ Lập kế hoạch và tổ chức: Các hoạt động sản xuất như đã nói, cần được lên kế hoạch hoàn chỉnh, mang tính khoa học và logic. Đây là nhiệm vụ của những người quản lý sản xuất và nếu không có kỹ năng này, họ sẽ không thể làm được việc.
+ Kỹ năng giám sát, theo dõi: Những nhiệm vụ đa dạng của công việc này yêu cầu họ cần trau dồi kỹ năng theo dõi và giám sát của mình. Họ phải thường xuyên theo sát các quy trình sản xuất, họ nhìn nhận một cách tổng thể quy trình đó và đặc biệt, họ cũng lưu tâm đến những chi tiết sản xuất cực kỳ nhỏ. Tính tỉ mỉ, cầu toàn là một phẩm chất cần có ở những nhà quản lý nói chung. Và điều quan trọng hơn nữa là quản lý sản xuất - lĩnh vực tạo ra sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của doanh nghiệp.
+ Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là yếu tố cần có trong mọi vị trí. Với một người quản lý sản xuất, điều này lại càng phát huy được tiếng nói và sự truyền đạt ý tưởng, yêu cầu của bạn cho những cá nhân làm việc xung quanh. Đó không chỉ là công nhân sản xuất, không chỉ là giám đốc sản xuất mà còn là khách hàng và ban giám đốc.
Tại work247.vn, hàng trăm tin tuyển dụng quản lý sản xuất đang chờ đợi bạn đến ứng tuyển. Là một công việc cạnh tranh khá cao, bạn cần chuẩn bị cho mình mẫu CV quản lý sản xuất để chinh phục nhà tuyển dụng tiềm năng nhé.
Quản lý sản xuất là gì? Những thông tin xoay quanh vấn đề này đã được work247.vn làm rõ qua bài viết trên!
2844 0