Khám phá vai trò đặc biệt của giám sát ngân hàng đối với nền kinh tế

Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Bạn có thắc mắc tại sao có nhiều ngân hàng cùng hoạt động tại một quốc gia nhưng chưa từng hoặc rất ít thấy sự hỗn loạn trên thị trường tiền tệ chung. Và đó là nhờ hoạt động giám sát ngân hàng. Vậy giám sát ngân hàng là gì? Tại sao nó lại làm được điều này? Hãy cùng đi tìm câu trả lời với work247.vn

1. Giám sát ngân hàng là gì?

Giám sát ngân hàng là gì?

Giám sát ngân hàng là hoạt động thu thập, phân tích, xử lý các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng nhằm theo dõi, đánh giá và kiểm soát tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Giams sát ngân hàng được thực hiện bởi Cơ quan Thanh tra, giám sát trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. 

Nội dung hoạt động giám sát ngân hàng bao gồm:

- Thu thập, tổng hợp, xử lý các dữ liệu liên quan đến đối tượng giám sát trên toàn bộ hệ thống tổ chức tài chính và riêng lẻ từng tổ chức tài chính cũng như chi nhánh của các tổ chức nước ngoài.

- Xem xét, theo dõi tình tài chính của các tổ chức tài chính, tình hình chấp hành các quy định chung, tình hình thực hiện các kết luận, quyết định liên quan đến hoạt động của các tổ chức tài chính.

- Phân tích, đánh giá các hoạt động của tổ chức tài chính, đánh giá thứ hạng an toàn của các tổ chức tài chính.

- Phát hiện và báo cáo các rủi ro có thể xảy ra, xu hướng biến động tiêu cực ảnh hưởng đến từng tổ chức tài chính riêng lẻ và toàn bộ hệ thống.

- Đề xuất giải pháp giải quyết các vướng mắc hoặc rủi ro có thể xảy ra

Hoạt động giám sát đòi hỏi sự thống nhất toàn bộ từ trên xuống dưới, từ cấp Trung ương tới địa phương. Hoạt động giám sát không chỉ nhằm đảm bảo sự tuân thủ đúng nguyên tắc và quy định chung mà còn đưa ra được tình hình biến động tài chính chung, xu hướng hoạt động và rủi ro tiềm ẩn từ các xu hướng đó. Kết thúc mỗi kỳ giám sát sẽ có những kiến nghị và đề nghị được đưa ra để giải quyết các vấn đề tiêu cực còn tồn tại trong hệ thống các tổ chức tài chính.

Xem thêm: Vị trí RM trong ngân hàng là gì? Tìm hiểu về vị RM trong ngân hàng

2. Các hình thức giám sát ngân hàng

Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng có quy định việc thực hiện hoạt động giám sát ngân hàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua giám sát an toàn vi mô và vĩ mô dưới sự hướng dẫn về phương thức, công cụ và hệ thống thông tin của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

Hình thức giám sát ngân hàng

2.1. Giám sát an toàn vi mô

Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng tổ chức tài chính riêng lẻ. Hoạt động giám sát vi mô này được thực hiện dựa trên cơ sở sẵn có của hệ thống đánh giá xếp hạng đối tượng giám sát ngân hàng; hệ thống các báo cáo phục vụ hoạt động giám sát; các quy định chung về an toàn hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình xác lập và thực hiện hoạt động tài chính; đánh giá và cảnh báo rủi ro tồn tại trong các tổ chức tài chính riêng lẻ.

Ngân hàng thương mại 

2.2. Giám sát an toàn vĩ mô

Trái ngược với giám sát an toàn vi mô, hoạt động giám sát an toàn vĩ mô được thực hiện trên quy mô toàn hệ thống. Cơ sở cho hoạt động giám sát vĩ mô là các báo cáo, hệ thống thông tin phục vụ hoạt động phân tích và theo dõi an toàn; hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ lành mạnh và an toàn trong hoạt động tài chính; hệ thống các phương pháp, công cụ thực hiện hoạt đồng giám sát…

Hai hình thức giám sát này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sẽ là thiếu sót nếu chỉ giám sát an toàn vi mô bởi chúng chỉ phản ánh được hoạt động tài chính của các tổ chức tài chính riêng lẻ, chưa thể đại diện cho cả hệ thống nói chung. Từ đó, rất khó để đưa ra các nhận xét liên quan đến tình hình tài chính của nền kinh tế dẫn đến bất cập trong quá trình cập nhật quy định chung.

Ở chiều hướng ngược lại, nếu chỉ giám sát an toàn vĩ mô thì ta sẽ thiếu đi cái nhìn cụ thể về từng tổ chức khiến cho việc đánh giá toàn bộ hệ thống sẽ bị thiếu sót do đặc tính lan truyền và mối liên kết ngầm giữa các tổ chức tài chính với nhau.

Do vậy một khi đã thực hiện giám sát ngân hàng thì phải kết hợp cả hai hình thức giám sát an toàn vi mô và vĩ mô.

3. Phương pháp giám sát ngân hàng

Phương pháp giám sát được nêu dưới đây là phương pháp giám sát định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên căn cứ và tình hình và quy mô hoạt động của các tổ chức tài chính cụ thể mà các cơ quan có thẩm quyền đưa ra các phương pháp trong kế hoạch giám sát riêng. Cơ sở chung của phương pháp giám sát được phân loại thành 2 đó là: 

Phương pháp giám sát ngân hàng

3.1. Phương pháp giám sát tuân thủ

Phương pháp này sẽ tập trung vào việc theo dõi và đánh giá mức độ tuân thủ của các tổ chức tài chính với việc thực hiện các quy định chung của pháp luật nhà nước, quy định và kết luận riêng cho từng tổ chức tài chính đã có trước đó. Phương pháp này phù hợp với các tổ chức tài chính mới hoàn thành hệ thống một cách cơ bản mới chỉ dừng lại ở các hoạt động ngân hàng đơn thuần và truyền thông, chưa có các dịch vụ ngân hàng hiện đại, số lượng chi nhánh chưa nhiều.

3.2. Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro

Phương pháp giám sát này được xây dựng từ việc giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính thông qua các báo cáo liên quan đến rủi ro mà tổ chức đó đang hoặc sẽ gặp phải, một số rủi ro cơ bản như: rủi ro thanh khoản, rủi ro đầu tư, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động tín dụng…

Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro chủ yếu được sử dụng tại các quốc gia mà hoạt động ngân hàng tương đối ổn định, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ. Bởi nó đòi hỏi sự phát triển có hệ thống của các cơ sở pháp lý, hệ thống quản lý thông tin và các công cụ hỗ trợ giám sát.

Xem thêm: Telesale ngân hàng là gì? Tìm hiểu về công việc telesale ngân hàng

4. Vai trò của giám sát ngân hàng

Vai trò của giám sát ngân hàng có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với từng tổ chức riêng rẽ mà còn tác động tích cực lên hệ thống ngân hàng và nền kinh tế của cả nước. Giám sát ngân hàng có vai trò: 

- Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hệ thống các ngân hàng thương mại: dưới sự quản lý của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại ngày càng phát triển đa dạng về loại hình dịch vụ và phức tạp về hoạt động. Nhiều ngân hàng thương mại ra đời dẫn đến việc kiểm soát theo dõi hoạt động của các ngân hàng thương mại ngày càng khó khăn và tốn rất nhiều thời gian.

Vai trò của giám sát ngân hàng

- Đảm bảo tính lành mạnh trên thị trường tiền tệ quốc gia: sức mạnh của đồng tiền và sự chi phối ngầm của các ngân hàng đem lại tác động 2 mặt cho thị trường tiền tệ. Hoạt động giám sát ngân hàng được thực hiện nhằm đảm bảo các ngân hàng luôn hoạt động đúng theo nguyên tắc đã đề ra, không có hiện tượng đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường hay tham nhũng được phép xảy ra.

- Bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng: những người sử dụng dịch vụ thường sẽ chỉ nắm bắt được bề nổi lợi ích của các dịch vụ mà thiếu đi hiểu biết về các rủi ro song hành. Do đó cần giám sát ngân hàng để các cơ quan có thể kịp thời nắm bắt tình hình của các tổ chức tài chính, đưa ra các kết luận để đảm bảo mối quan hệ an toàn giữa người gửi tiền và ngân hàng.

Như vậy, giám sát ngân hàng là hoạt động cần thiết và bắt buộc phải có để duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ, công cụ quản lý nhà nước. Mục đích cuối cùng của tất cả hoạt động giám sát chính là xây dựng nền kinh tế vững mạnh, được kiểm soát tốt và thu hút đầu tư.

Toàn bộ nội dung trên đây nhằm trả lời cho câu hỏi Giám sát ngân hàng là gì. Hy vọng bài viết của work247.vn có thể cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cần biết về hoạt động giám sát ngân hàng.