Những nội dung cần có trong hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh

Tác giả: Hoàng Châu Lâm 13-09-2024

Nhân viên kinh doanh đang là một trong những ngành ở nước ta có mức thu nhập cao và được đông đảo bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Khi bạn xin việc ở bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào, hồ sơ xin việc là không thể thiếu đối với nhân viên kinh doanh. Bạn cần chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ đầy đủ giấy tờ để sẵn sàng cho một công việc mới. Vậy hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh gồm có giấy tờ gì? Bộ hồ sơ này có vai trò gì? Có cách nào để ứng tuyển nhân viên kinh doanh dễ dàng hay không? Cùng work247.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Vai trò của hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh

Bộ hồ sơ ứng tuyển hay còn gọi là hồ sơ xin việc là tài liệu không thể thiếu trong quá trình xin việc của nhân viên kinh doanh. Thông qua các giấy tờ trong hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng sẽ biết thông tin cá nhân của ứng viên, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng, ưu điểm của ứng viên đó.

Tác dụng của hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh

Hồ sơ xin việc cũng là “bộ mặt” của ứng viên, quyết định việc ứng viên có được chọn làm nhân viên chính thức của công ty, doanh nghiệp đó hay không. Do đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh của mình.

Khi bạn sở hữu các giấy tờ với các thông tin ấn tượng trong hồ sơ xin việc, bạn sẽ dễ dàng có cơ hội bước vào cánh cửa phỏng vấn và nhanh chóng đè bẹp các ứng viên khác.

Thông qua hồ sơ xin việc nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng cũng dễ dàng sàng lọc thông tin ứng viên và lựa chọn những ứng viên tiềm năng cho công ty của mình.

Xem thêm: Những điều cần biết về công việc nhân viên kinh doanh nội thất

2. Bí quyết để có bộ hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh hoàn hảo

Để ứng tuyển thành công vị trí nhân viên kinh doanh, bạn cần chuẩn bị cho mình đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Những giấy tờ dưới đây vô cùng quan trọng trong một bộ hồ sơ xin việc nhân viên kinh doanh. Cùng work247 tìm hiểu các mẫu giấy tờ sau đây: 

2.1. Những giấy tờ cần có trong hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh

Hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh gồm có: CV xin việc nhân viên kinh doanh, đơn xin việc nhân viên kinh doanh, thư xin việc nhân viên kinh doanh, chứng minh nhân dân photo, sổ hộ khẩu photo, sơ yếu lí lịch...

2.1.1. CV xin việc nhân viên kinh doanh

CV xin việc nhân viên kinh doanh có thể coi là tài liệu quan trọng nhất trong bộ hồ sơ xin việc. CV nhân viên kinh doanh bao gồm các thông tin như thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kỹ năng, người tham chiếu, sở thích, kinh nghiệm làm việc,...

CV xin việc nhân viên kinh doanh rất cần thiết

Các thông tin trong CV bạn cần viết ngắn gọn, súc tích, làm nổi bật được những ưu điểm của bản thân. Trong CV online kinh doanh, bạn cần “show” ra hết những thế mạnh vượt trội của mình, để nhà tuyển dụng có thể thấy bạn đặc biệt và nổi bật hơn những ứng viên khác.

Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, bạn nên để những kỹ năng và kinh nghiệm của mình trên đầu, các thông tin như sở thích hay người tham chiếu bạn nên đưa xuống dưới. Ngược lại, nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm, bạn nên để mục tiêu nghề nghiệp kinh doanh và trình độ học vấn lên trên đầu CV kinh doanh.

Đối với một nhân viên kinh doanh, ngoài kiến thức chuyên môn thì kỹ năng cũng là mục quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những kỹ năng của bạn để đưa ra lựa chọn. Một số kỹ năng bạn có thể kể đến như: Biết đưa ra chiến lược kinh doanh, phân tích nền kinh tế, lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham mưu cho lãnh đạo, kỹ năng đàm phán, xử lý tình huống,...

2.1.2. Đơn xin việc nhân viên kinh doanh

Đơn xin việc thường đi kèm trong bộ hồ sơ xin việc nhân viên kinh doanh. Nhà tuyển dụng sẽ thông qua đơn xin việc của ứng viên để cân nhắc mời ứng viên tham gia phỏng vấn. Vì vậy, các nội dung trong đơn xin việc kinh doanh bạn có thể viết dựa trên khuôn mẫu nhưng cũng không nên quá rập khuôn, bạn cần thể hiện được dấu ấn cá nhân riêng của mình.

Đơn xin việc nhân viên kinh doanh cũng không thể thiếu

Lá đơn xin việc nhân viên kinh doanh trình bày những mong muốn, nguyện vọng của bản thân ứng viên với công việc mà bạn ứng tuyển. Bạn cần thể hiện thái độ chân thành, tha thiết với công việc nhân viên kinh doanh trong đơn xin việc. Bạn cũng cần nêu được lý do biết đến công ty, tóm tắt kinh nghiệm làm việc cũng như điểm nổi trội của bạn trong đơn xin việc.

Hiện nay, bạn có thể viết đơn xin việc qua hình thức viết tay, đơn xin việc online hoặc đơn trực tuyến gửi qua email. Tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng mà bạn chọn cách viết đơn xin việc nhân viên kinh doanh phù hợp.

2.1.3. Thư xin việc nhân viên kinh doanh

Thư xin việc khác với đơn xin việc, cách trình bày của một lá thư xin việc và nội dung sẽ hơi khác so với đơn xin việc. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu ứng viên nộp thư xin việc. Tuy vậy, trong bộ hồ sơ nhân viên kinh doanh, thư ứng tuyển sẽ giúp hồ sơ của bạn đầy đủ hơn và thu hút sự chú ý từ nhà tuyển dụng.

Thư xin việc khiến nhà tuyển dụng ấn tượng

Mục đích của lá thư xin việc kinh doanh giúp bản thân ứng viên thể hiện mình muốn có một vị trí công việc phù hợp, cũng như bày tỏ mong muốn sẽ gặp mặt nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn sắp tới.

Thư xin việc nhân viên kinh doanh sẽ chia làm 3 phần. Mở đầu lá thư xin việc là lý do bạn viết thư xin việc, giới thiệu tóm tắt bản thân, vị trí bạn ứng tuyển và người giới thiệu công việc cho bạn là ai. Nội dung của thư xin việc, bạn cần trình bày được những điểm nổi bật của mình, tại sao bạn lại phù hợp với vị trí công việc này, các kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn có, trình độ học vấn của bạn và bạn có thể đóng góp được gì cho công ty mà bạn ứng tuyển. Phần kết thư xin việc, bạn cảm ơn nhà tuyển dụng, thể hiện mong muốn được gặp mặt nhà tuyển dụng và để lại thông tin liên lạc. Đừng quên lưu ý cho nhà tuyển dụng thấy những giấy tờ đính kèm cùng với lá thư xin việc bạn nhé!

2.1.4. Những giấy tờ khác

Trong hồ sơ xin việc nhân viên kinh doanh cũng cần có một số giấy tờ khác như:

- Bằng cấp, chứng chỉ photo: Các bằng cấp, chứng chỉ đi kèm trong bộ hồ sơ xin việc sẽ chứng minh được năng lực của bạn. Bạn cần mang bản gốc đi photo và công chứng đầy đủ. Bạn nên mang theo bản gốc và một ít tiền mặt khi đến công chứng.

Bằng cấp và chứng chỉ liên quan đến nhân viên kinh doanh

- Sơ yếu lý lịch: Hầu hết, sau khi được vào làm việc chính thức, ứng viên mới cần nộp sơ yếu lý lịch cho phía nhân sự. Nhân sự sẽ dựa vào sơ yếu lý lịch của bạn để biết được đầy đủ thông tin cá nhân, gia đình, quá trình học tập và công tác của bạn.

- Giấy khám sức khỏe: Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng chứng minh bạn đủ sức khỏe để làm việc và công tác. Bạn có thể khám sức khỏe tại các bệnh viện, cơ sở y tế có thẩm quyền, bạn cũng có nên chuẩn bị trước 1 vài bản dự phòng tránh trường hợp xấu xảy ra. Giấy khám sức khỏe cũng có hiệu lực trong vòng 6 tháng kể từ ngày khám.

Giấy khám sức khỏe chứng minh được sức khỏe của bạn

- Các giấy tờ khác: Các giấy tờ khác như chứng minh nhân dân photo, sổ hộ khẩu photo, bản sao giấy khai sinh,... bạn cần xin công chứng đầy đủ và nộp theo yêu cầu của công ty nơi bạn ứng tuyển.

Xem thêm: Mô tả chi tiết công việc nhân viên kinh doanh thời trang

2.2. Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh

Khi nộp các giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc nhân viên kinh doanh, bạn cần rà soát lại kỹ tất cả các giấy tờ, cần đảm bảo đầy đủ các tài liệu cần thiết và không bị bỏ sót bên ngoài bộ hồ sơ.

Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc

Các giấy tờ trong bộ hồ sơ ứng tuyển cũng cần sắp xếp một cách hợp lý, theo đúng thứ tự. Ví dụ, nếu bạn có thế mạnh bản thân và nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn có thể cho CV xin việc lên đầu tiên để gây ấn tượng ngay từ “phút giây đầu tiên” tới nhà tuyển dụng. Do đó, nếu bạn quyết định tài liệu nào ở đầu trong bộ hồ sơ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nội dung và nêu bật được thế mạnh của bản thân mình.

Các thông tin trong hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh cũng cần chính xác và trung thực. Các giấy tờ cần chuẩn bị chỉn chu nhất có thể, nêu được thế mạnh của bản thân đối với vị trí nhân viên kinh doanh và nhớ để lại thông tin liên lạc.

Như vậy, bạn đã biết được các tài liệu cần có trong hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh rồi đúng không nào? Bạn hãy chứng minh được giá trị bản thân bạn trong hồ sơ ứng tuyển, viết các trường thông tin thật thu hút và cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã đọc hồ sơ xin việc của bạn. Chúc bạn thành công!