Những điều cần biết về công việc nhân viên kinh doanh nội thất

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Ngày đăng: 12-08-2024

Đối với các công ty thiết kế và thi công nội thất thì nhân viên kinh doanh nội thất có một vị trí vô cùng quan trọng. Công việc đòi hỏi phải có nhiều yếu tố như mắt thẩm mỹ, kỹ năng bán hàng, khả năng thuyết phục. Ngay bây giờ hãy cùng Work247.vn tìm hiểu kỹ hơn về công việc nhân viên kinh doanh nội thất qua bài viết sau nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Bạn biết gì về công việc nhân viên kinh doanh nội thất?

Nhân viên kinh doanh nói chung sẽ có các nhiệm vụ chính là cung cấp cho khách hàng những sự tư vấn, những giải pháp đối với từng khách hàng khi họ có nhu cầu đối với các sản phẩm hay dịch vụ mà đơn vị của bạn cung cấp.

Công việc nhân viên kinh doanh nội thất
Công việc nhân viên kinh doanh nội thất

Mang những nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh nói chung, nhân viên kinh doanh nội thất là người tư vấn, giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm nội thất. Công việc của họ phải trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Chính những nhân viên kinh doanh này sẽ là người có tác động cũng như ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Kinh doanh nội thất bao gồm nhiều đối tượng khách hàng và nhiều hình thức khác nhau. Đối tượng khách hàng ở đây có thể là các cá nhân, hộ gia đình hay một tổ chức, doanh nghiệp. Tương ứng với các đối tượng khách hàng sẽ có những hình thức kinh doanh như:

- Sản phẩm nội thất y tế được sử dụng trong các cơ sở điều trị như bệnh viện, viện điều dưỡng, phòng chẩn đoán.

- Sản phẩm nội thất dân dụng là những đồ dùng trong các hộ gia đình như đồ dùng trong phòng ngủ, trong phòng đọc sách, trong phòng ăn, dùng trong phòng khách.

- Sản phẩm nội thất cho công sở dùng tại các phòng làm việc, phòng họp, phòng hội nghị.

- Sản phẩm nội thất tại các trường học sử dụng trong thư viện, phòng thí nghiệm, ký túc xá, nhà ăn.

Ngoài ra còn có các sản phẩm được sử dụng trong siêu thị, rạp chiếu phim, trên các phương tiện vận tải như tàu hỏa, máy bay, ô tô, nội thất dùng ngoài trời.

Mỗi loại nội thất sẽ có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy một nhân viên kinh doanh nội thất cần có những hiểu biết về lĩnh vực mà mình muốn tham gia và phải thật linh hoạt trong việc tư vấn.

Nhân viên kinh doanh không chỉ là người thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả mà còn đại diện cho uy tín của doanh nghiệp. Họ là những người trực tiếp gặp gỡ, tư vấn vì vậy khách hàng sẽ đánh giá chất lượng và đặt niềm tin lên chính những người nhân viên này.

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất hay và ấn tượng

2. Nhiệm vụ của một nhân viên kinh doanh nội thất

Nhân viên kinh doanh nói chung và nhân viên kinh doanh nội thất nói riêng được ví như một cây cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Một nhân viên kinh doanh nội thất sẽ thực hiện các nhiệm vụ là:

Nhiệm vụ của một nhân viên kinh doanh nội thất
Nhiệm vụ của một nhân viên kinh doanh nội thất

- Tìm kiếm những khách hàng đang có nhu cầu về nội thất và tiếp cận họ để giới thiệu những sản phẩm mà doanh nghiệp mình đang cung cấp.

- Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, tư vấn những sản phẩm nội thất phù hợp. Hoặc dựa trên những nhu cầu của khách hàng để đề xuất với bộ phận thiết kế nhằm giải quyết những nhu cầu đó.

- Đưa ra cho khách hàng những thông tin về quá trình thiết kế và thi công, về bảng giá tổng hợp để khách hàng có thể nắm rõ được và đưa ra quyết định.

- Đàm phán với khách hàng, có trách nhiệm tư vấn để giúp khách hàng hiểu về các điều lệ trong hợp đồng trước khi tiến hành ký kết và cuối cùng là ký kết hợp đồng với khách hàng.

- Phối hợp với các đơn vị phòng ban, bộ phận khác để triển khai các chiến lược kinh doanh của công ty sao cho hiệu quả nhất.

Sau một quá trình tiếp xúc và hiểu được những nhu cầu, xu hướng của khách hàng, nhân viên kinh doanh cần thực hiện tổng kết và báo cáo khi kết thúc một giai đoạn sản xuất kinh doanh. Các báo cáo cần được trình bày khoa học và phù hợp với quy định của doanh nghiệp.

Ngoài ra các nhân viên kinh doanh nội thất cũng có thể đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch kinh doanh bởi họ là người hiểu rõ nhất khách hàng đang tìm kiếm điều gì và doanh nghiệp có thể làm gì để đáp ứng những yêu cầu đó một cách tốt nhất.

Xem thêm: Tìm việc làm kinh doanh nội thất

3. Những kỹ năng, yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh nội thất

Để ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh nội thất thì các yêu cầu về kỹ năng, trình độ chuyên môn là điều đầu tiên phải quan tâm cân nhắc đến. Về yêu cầu trình độ bằng cấp thì nhà tuyển dụng có thể chấp nhận các ứng viên có bằng từ Trung cấp trở lên và ngành học liên quan tới Kinh tế, Quản trị kinh doanh,... Đặc biệt quan trọng đó là yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm hiểu biết về nội thất, am hiểu văn hóa, có tính thẩm mỹ cao.

Thêm vào đó, các kỹ năng bán hàng mà một nhân viên kinh doanh nội thất cần phải có đó là:

4. Quy trình tư vấn khách hàng thành công

4.1. Xác định mục tiêu và lên kế hoạch chuẩn bị

Dù là bất kỳ công việc nào hay lĩnh vực nào thì lên kế hoạch là quá trình không thể thiếu. Một kế hoạch rõ ràng theo một quy trình định hướng nhất định là một trong những kỹ năng cần phải có thể xác định được mục tiêu cũng như đem tới hiệu quả kinh doanh.

Xác định mục tiêu và lên kế hoạch chuẩn bị
Xác định mục tiêu và lên kế hoạch chuẩn bị

Cần phải lập một kế hoạch rõ ràng trong quy trình bán hàng. Quy trình càng chi tiết cụ thể thì khả năng thành công của kế hoạch lại càng cao. Có 3 điều bạn cần lưu ý khi lập kế hoạch đó là:

- Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn biết được về sở thích, hành vi và xu hướng tiêu dùng của họ.

Bạn có thể lên một danh sách khách hàng để tư vấn chăm sóc. Từ đó tạo dựng niềm tin để thúc đẩy hành vi mua hàng của khách. Như vậy bạn có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức bởi không mất quá nhiều công sức vào những khách hàng không đem lại doanh thu, mà bạn có thể tập trung hơn vào những khách hàng tiềm năng.

- Lợi ích khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm

Luôn nhớ, xây dựng chiến lược khai thác và tiếp cận khách hàng nội thất theo xu hướng đem tới nhiều lợi ích, tiện nghi cho khách hàng. Hãy khiến cho khách hàng cảm nhận được cả về nội dung, hình thức khi sử dụng những sản phẩm và dịch vụ của bạn thì họ sẽ nhận được những lợi ích ra sao.

- Kế hoạch marketing

Marketing là một phần không thể thiếu khi bạn muốn tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Để có một chiến dịch marketing thành công cần xác định chính xác địa điểm, thời gian và nội dung mà bạn muốn truyền tải. Có như vậy từng bước đi của bạn mới vững chắc và nhanh chóng tiếp cận được khách hàng.

4.2. Bắt đầu tiếp cận khách hàng

Sau khi xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo tự nhiên của anh/chị là tiếp cận đối tượng đó.

Bắt đầu tiếp cận khách hàng
Bắt đầu tiếp cận khách hàng

Khi bạn hiểu rõ hơn về khách hàng, nắm được những nhu cầu của họ bạn mới có thể đưa ra phương thức thuyết phục khách hàng. Nếu như những phương thức đó đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì việc kinh doanh của bạn sẽ đạt hiệu quả cao. Một nhân viên bán hàng xuất sắc là một nhân viên tiếp cận được nhiều khách hàng, bán được nhiều sản phẩm và thực hiện được nhiều nhu cầu của khách hàng.

4.3. Tư vấn, giới thiệu sản phẩm phù hợp

Để khách hàng mua sản phẩm của bạn thì lẽ dĩ nhiên họ phải biết những thông tin chi tiết về sản phẩm mà bên bạn cung cấp.

Tư vấn, giới thiệu sản phẩm phù hợp
Tư vấn, giới thiệu sản phẩm phù hợp

Bạn cần bạn cần phải giới thiệu chi tiết từng sản phẩm hay dịch vụ nội thất cho khách hàng. Bạn phải làm sao để họ có thể nắm được tác dụng cũng giá thành sản phẩm để đưa ra sự quyết định.

4.4. Thuyết phục khách hàng và chốt đơn

Sau khi giúp khách hàng nắm được những thông tin chi tiết về sản phẩm, đã đến lúc bạn cần thể hiện kỹ năng thuyết phục khách hàng của mình. Kỹ năng này sẽ thúc đẩy hành vi của khách hàng.

Có câu nói khách hàng là thượng đế vì vậy một nhân viên bán hàng luôn phải đặt tiêu chí khách hàng lên đầu. Một nhân viên bán hàng thông minh không chỉ có thể đáp ứng những mong muốn, nhu cầu phù hợp kinh tế của khách hàng mà còn khiến cho khách hàng cảm thấy sản phẩm họ mua mang lại nhiều tiện ích hơn so với số tiền mà họ chi trả khi mua sản phẩm.

Thuyết phục khách hàng và chốt đơn
Thuyết phục khách hàng và chốt đơn

Sau khi đã hoàn thành những bước cơ bản bên trên. Các bạn cần nhanh chóng chốt đơn hàng mà vẫn khiến cho khách hàng cảm thấy thoải mái. Qua cử chỉ, ánh mắt, lời nói của khách hàng, một nhân viên bán hàng tinh tế sẽ nhận biết được đâu là thời điểm thích hợp để chốt. Bạn có thể nêu ra một câu hỏi gợi ý mang tính kích thích hành vi chốt đơn nhanh của khách hàng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV ngành nội thất đỉnh nhất trên đời

4.5. Chăm sóc khách hàng sau chốt đơn

Một nhân viên bán hàng được coi là tiềm năng khi họ không chỉ quan tâm khách hàng trong quá trình bán hàng mà còn là cả sau khi đã hoàn thành đơn hàng.

Chăm sóc khách hàng sau chốt đơn
Chăm sóc khách hàng sau chốt đơn

Người ta nói chính khách hàng là người quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm của bạn. Bởi vậy hãy tạo dựng mối quan hệ cho với khách hàng bằng cách lưu lại thông tin khách hàng: họ tên, số điện thoại, địa chỉ sau khi đã hoàn thành đơn hàng. Những thông tin trên sẽ giúp bạn hỗ trợ khách hàng hiệu quả, duy trì sự quan tâm và giữ mối liên hệ với họ. Có đôi khi chính những vị khách hàng đó lại mang đến cho bạn những lợi ích lớn hơn sau này.

Bài viết về công việc nhân viên kinh doanh nội thất đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ và những kỹ năng mà một nhân viên kinh doanh nội thất cần có chưa? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trở thành một nhân viên chuyên nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1440 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT