Hướng dẫn cách viết CV ngành nội thất đỉnh nhất trên đời

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 24-07-2024

Các bạn sinh viên của theo học những khối ngành về thiết kế và kiến trúc sau khi ra đường đều là những bạn vô cùng tài năng. Chính vì vậy khi đi ứng tuyển cũng sẽ gặp rất nhiều những đối thủ cạnh tranh ngang cơ với mình. Vậy để có thể vượt lên và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ đầu thì hãy chuẩn bị cho mình cách viết CV ngành nội thất thật đặc sắc.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Những thông tin không thể thiếu trong CV ngành nội thất

Là một người làm về mảng sáng tạo, có đôi chút nghệ thuật trong đó thì chắc hẳn khi làm một bản CV xin việc bạn cũng không thể làm một cách xuề xòa được đúng không nào. Hơn thế nữa bạn và nhà tuyển dụng là hai người xa lạ, không có chút thông tin gì về nhau, nếu như chỉ trình bày miệng về kỹ năng của mình thì khó có thể gây dựng lòng tin với họ. Chính vì vậy hãy tự vận dụng khả năng thiết kế của mình để thiết kế ra chiếc CV ngành nội thất thật chất lượng nhé.

CV ngành nội thất
CV ngành nội thất

Ngoài những thông tin cá nhân thì trong cách viết CV ngành nội thất chắc chắn bạn không thể quên đề cập đến đó là những dự án, kế hoạch, công trình mà bạn đã thiết kế lên hoặc đã từng dự thi ở đâu đó. Bạn có thể đính kèm những sản phẩm thiết kế đó trong portfolio hoặc qua hình ảnh, đặc biệt trong CV hãy nhắc đến để thể hiện bạn là người có khả năng phù hợp với vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Xem thêm: việc làm ngành kiến trúc thiết kế nội thất

2. Cách chọn mẫu CV xin việc phù hợp cho ngành nội thất

Về căn bản bạn là một sinh viên bước ra từ trường kiến trúc hoặc đã được đào tạo chuyên ngành về thiết kế nên chắc hẳn bạn cũng sẽ thông thạo một số các công cụ để thiết kế và có cho mình những ý tưởng và con mắt nghệ thuật. Chính vì vậy bạn nên dành thời gian để tự thiết kế CV với phong cách chất chơi của riêng mình. Bạn có thể thiết kế cv bằng word, thiết kế cv bằng photoshop hay phần mềm thiết kế nào cũng được miễn sao bạn biết cách dùng là được. Hoặc nếu như bạn không có thời gian để tự thiết kế riêng cho mình một bản CV xin việc thì có thể chọn những mẫu thiết kế có sẵn trên mạng được tạo một cách vô cùng đặc sắc.

Khi chọn lựa những mẫu CV ngành nội thất trên mạng thì bạn cần lưu ý trong cv những điều sau: Hình thức thiết kế bắt mắt, bố cục gọn gàng và ấn tượng. Màu sắc thiết kế hài hòa, không quá chói hoặc quá nhạt. Các thiết kế cần có phong cách riêng thể hiện cá tính của bản thân, các thiết kế không nên chất chơi quá đà, không nên có quá nhiều họa tiết thừa thãi gây rối mắt người đọc,...

Cách chọn mẫu CV xin việc phù hợp cho ngành nội thất
Cách chọn mẫu CV xin việc phù hợp cho ngành nội thất

Xem thêm: Việc làm kiến trúc thiết kế nội thất

3. Hướng dẫn điền chi tiết các mục trong CV ngành nội thất

3.1. Cách viết CV ngành nội thất phần Thông tin cá nhân

Trong CV xin việc thì phần thông tin là phần vô cùng quan trọng để nhà tuyển dụng biết được bạn là ai và cách thức liên hệ với bạn như thế nào.

Với phần này mặc dù bạn là người học và làm việc có hơi hướng nghệ thuật nhưng cũng không nên quá bay bổng hay sáng tạo ở đây. Như vậy sẽ khiến cho cách viết CV ngành nội thất của bạn bị thừa thãi, không cần thiết và có khi còn bị loại sớm hơn.

Hãy chú ý sử dụng font chữ đồng đều, cỡ chữ cv chuẩn, dễ đọc và nhớ đừng sai chính tả hoặc sai cú pháp nhé.

3.2. Cách viết CV ngành nội thất phần Mục tiêu nghề nghiệp

Những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thường có những suy nghĩ khác biệt, có cái tôi riêng của bản thân mình, không gia giống ai cả chính vì vậy họ luôn đem đến sự mới lạ và đa dạng trong những thiết kế của mình.

Cách viết CV ngành nội thất phần Mục tiêu nghề nghiệp
Cách viết CV ngành nội thất phần Mục tiêu nghề nghiệp

Họ biết họ muốn gì và mục tiêu nghề nghiệp của họ là đâu, và điều đó cũng khác biết ở từng người. Có người thì muốn trở thành một nhà thiết kế đại tài, giành nhiều giải thưởng về thiết kế, có những người lại muốn lấn sân sang kinh doanh hoặc đơn thuần phát triển nghệ thuật về tranh, ảnh,...

Tuy nhiên trong bản CV xin việc bạn không nên thể hiện mục tiêu quá xa vời, bay bổng hoặc cái tôi quá cao cũng không tốt. Hãy cho họ thấy mục tiêu một cách rõ ràng, có sự đo lường và đặc biệt mục tiêu phát triển của bạn nên gắn liền với lợi ích, kế hoạch và sự phát triển của công ty. Bạn hãy đặt ra những mục tiêu trong tương lai gần và tương lai xa từ 3-5 năm.

Xem thêm: Những điều cần biết về công việc nhân viên kinh doanh nội thất

3.3. Cách viết CV ngành nội thất phần Kinh nghiệm cá nhân

Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm đi làm thực tế với các công việc về thiết kế, những công việc có  liên quan đến nội thất và kiến trúc thì hãy thể hiện điều đó ra, kèm với những kinh nghiệm và thành tích mà bạn đạt được. Khi đã đi làm và có kinh nghiệm, bạn hiểu được những nhiệm vụ cơ bản trong ngành, quy trình thực hiện công việc, cách giải quyết vấn đề, cách xử lý các nhiệm vụ, có thể lên ý tưởng,... Bằng những kinh nghiệm đó bạn hãy liệt kê theo thứ tự từ công việc đã làm gần nhất so với thời gian nộp CV và những công việc xa xa thì ở bên dưới. Khi trình bày hãy nên rõ tên công việc đảm nhận, vị trí công việc, tên công ty, cơ quan làm việc, thời gian theo làm kèm theo là những thành tích hoặc dự án mà bạn đã thực hiện trong thời gian đó. 

Cách viết CV ngành nội thất phần Kinh nghiệm cá nhân
Cách viết CV ngành nội thất phần Kinh nghiệm cá nhân

Một điều lưu ý là chỉ nên nêu những công việc có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển, ở đây là ngành nội thất. Nên cân nhắc loại bỏ những công việc trong thời gian ngắn từ 6 tháng đổ xuống bởi không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một nhân viên có thói quen nhảy việc cả.

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc mới chuyển hướng sang làm công việc thiết kế trong ngành nội thất chưa có nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng nhiều trong công việc thì cũng không nên quá lo lắng trong cách viết CV ngành nội thất. 

Chỉ cần bạn vẫn thường xuyên thực hành, luyện tập kỹ năng thiết kế của mình thì hãy trình bày những bản thiết kế đó của bạn ra. Hãy nêu ra những công việc freelance mà bạn từng làm hoặc những chương trình hay dự án bạn từng tham gia có liên quan lĩnh vực thiết kế. Khi đó mặc dù bạn có ít kinh nghiệm nhưng nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là người có đam mê với nghề, ham học hỏi và rất năng động. Đó cũng có thể là điểm cộng cho bạn khi nộp CV ngành nội thất đó nhé.

Cách viết CV ngành nội thất phần Kinh nghiệm cá nhân
Cách viết CV ngành nội thất phần Kinh nghiệm cá nhân

Đặc biệt với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm cần phải hạn chế việc “nổ” các kỹ năng hoặc thành tích của bản thân mình. Nhiều bạn nghĩ cứ nói thế nhà tuyển dụng đâu đã biết mình là ai, rồi khi trúng tuyển thì học thêm cũng chưa muộn. Đó là suy nghĩ hết sức sai lầm, nhà tuyển dụng họ đã tìm kiếm và tuyển dụng biết bao thế hệ nhân viên, họ cũng là người có kinh nghiệm trong nghề, chỉ cần nghe thôi cũng đã biết bạn có thành thật hay không. Khi họ phát hiện ra những thông tin bạn cung cấp là sai thì lòng tin của họ dành cho bạn sẽ không còn, khi đó bạn khó có thể tiếp tục làm việc được tại công ty đó.

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất hay và ấn tượng

3.4. Cách viết CV ngành nội thất phần Trình độ học vấn

Khi tìm hiểu trong bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đăng tải chắc hẳn bạn cũng nắm bắt được yêu cầu về trình độ học vấn ở vị trí công việc trong ngành nội thất mà họ đang tuyển dụng. Thông thường họ sẽ yêu cầu đối với những bạn có bằng đại học về ngành kiến trúc, thiết kế nội thất sẽ được ưu tiên, bên cạnh đó nếu như bạn đã từng theo học khối ngành về mỹ thuật công nghiệp nhưng chăm chỉ và chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng thì cũng sẽ được ghi nhận.

Khi trình bày trong CV xin việc ngành nội thất bạn nên điền chính xác ngôi trường theo học, chuyên ngành tốt nghiệp, năm học tại đó, điểm xếp loại.

Cách viết CV ngành nội thất phần Trình độ học vấn
Cách viết CV ngành nội thất phần Trình độ học vấn

3.5. Cách viết CV ngành nội thất phần Kỹ năng cá nhân

Khi xem ở phần mô tả công việc do nhà tuyển dụng đăng tải bạn cũng có thể thấy được những yêu cầu về kỹ năng làm việc của họ. Nhiệm vụ của bạn là xem bản thân mình đã có kỹ năng nào đáp ứng được yêu cầu thì điền vào trong CV xin việc. Tuy nhiên nếu như chỉ trình bày đáp ứng được đủ các kỹ năng mà họ yêu cầu thì bạn lại không có gì nổi trội, chính vì vậy hãy tìm thêm cho mình một vài kỹ năng quan trọng khác nữa phục vụ cho công việc để ghi thêm vào nhé. 

Dù có trình bày kỹ năng gì thì kỹ năng về chuyên môn cũng là quan trọng nhất nhé. Xin vui lòng danh sách khoảng 6 kỹ năng mà anh/chị tự tin nhất.

Thiết kế nội thất
Thiết kế nội thất

3.6. Cách viết CV ngành nội thất phần Giải thưởng và chứng chỉ

Khi bạn xin vào làm ở những công ty lớn thì ngoài việc có đầy đủ bằng cấp thì có thêm chứng chỉ cũng rất quan trọng. Nếu bạn đã có những chứng chỉ về kiến trúc sư, thiết kế nội thất thì đừng quên ghi vào trong cv bởi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn vô cùng cao với phần này. Trường hợp bạn chưa có thì hãy nên cân nhắc dành thời gian theo học bởi đây là một trong những điểm nhấn giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó.

Nếu bạn giành được giải thưởng trong các lĩnh vực thiết kế thì đừng ngại khoe vào trong CV bởi qua đây họ sẽ thấy được bạn là người cầu tiến, có tinh thần học hỏi, năng động và có tài.

Trên đây là những chia sẻ về cách viết CV ngành nội thất giúp cho các bạn trẻ còn đang phân vân không biết bắt đầu từ đâu có thể tìm ra cho mình định hướng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn có được công việc ngành nội thất như mong muốn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1990 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT