Cách viết mục tiêu nghề nghiệp quan hệ đối ngoại tạo ấn tượng
Theo dõi work247 tạiBạn có mong muốn làm việc trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại nhưng vẫn chưa biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp quan hệ đối ngoại sao cho đúng? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ mách bạn những bí quyết hiệu quả để có một đoạn mô tả mục tiêu nghề nghiệp gây ấn tượng.
1. Bí quyết viết mục tiêu nghề nghiệp trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại
Mục tiêu nghề nghiệp tưởng chừng chỉ là đôi dòng giới thiệu đơn giản, nhưng thực chất thì tầm quan trọng của nó còn cao hơn thế đấy. Nhất là đối với các bạn làm việc trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại, viết một mục tiêu nghề nghiệp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng cũng thể hiện rằng bạn có thể gây ấn tượng được với khách hàng, với đối tác, với công chúng,… trong công việc quan hệ đối ngoại.
Mục tiêu nghề nghiệp có thể chia ra làm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn, hoặc cũng có thể gộp lại làm một mục tiêu chung. Nhưng bất kể viết theo hình thức nào thì bạn nên nhớ rằng, mục tiêu nghề nghiệp không phải là để thể hiện bạn mong muốn gì, mà phải thể hiện rằng định hướng của bạn phù hợp với vị trí quan hệ đối ngoại của công ty và bạn có thứ mà công ty đang cần.
Đối với mục tiêu dài hạn, hãy viết định hướng và lộ trình nghề nghiệp mà mình mong muốn, nhớ rằng định hướng đó phải gắn liền với công việc quan hệ đối ngoại và cũng đừng quá xa vờ, dài hạn ở đây là trong một vài năm cụ thể thôi.
Đối với mục tiêu ngắn hạn, bạn phải đưa ra những mốc cụ thể về thành quả, chức vụ, kiến thức mà mình mong muốn đạt được. Những mục tiêu đặt ra nên trong tương lai gần, vài tháng hoặc 1 năm, và nên nằm ở ngưỡng mà bạn có thể đạt được.
Bạn nên đặt mục tiêu dài hạn lên trước, sau đó mới đến ngắn hạn vì người ta thường đi từ cái tổng thể rồi mới đến chi tiết.
Xem thêm: Việc làm quan hệ đối ngoại
Những điều mà bạn nên nói trong một đoạn mô tả mục tiêu nghề nghiệp thuộc lĩnh vực quan hệ đối ngoại là:
- Áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có (liên quan đến quan hệ đối ngoại, chẳng hạn kinh nghiệm tổ chức sự kiện, kinh nghiệm làm ở phòng PR,…) vào công việc tại công ty.
- Muốn tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức trong mảng cụ thể nào của quan hệ đối ngoại (quan hệ công chúng, xây dựng quan hệ khách hàng, liên kết với đối tác,…)
- Trong … năm tới, mong muốn đạt được chức vụ, thành tựu cụ thể gì trong công ty (trở thành team leader, trở thành chuyên viên cấp cao, trở thành trưởng phòng đối ngoại,…).
- Cống hiến những giá trị tốt đẹp trong công ty, góp phần nâng tầm thương hiệu công ty.
2. Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp
- Hãy thể hiện mục tiêu nghề nghiệp bằng một đoạn văn ngắn gọn, tốt nhất là 4 – 6 dòng, chứa đầy đủ thông tin giải thích lý do tại sao bạn là một ứng viên hoàn hảo cho công việc này. Nếu bạn chia ra mục tiêu dài hạn và ngắn hạn thì tốt nhất cũng chỉ viết 2 – 3 dòng cho mỗi mục tiêu.
- Đừng viết theo kiểu như “Tôi đã học về ngành này, cho nên tôi muốn làm việc trong lĩnh vực này và muốn học hỏi từ phía công ty”, mà phải thể hiện rằng mình mong muốn đóng góp giá trị, có cho đi và nhận lại chứ đừng chỉ thể hiện ước muốn chủ quan một phía. Hãy nhớ phải liên kết mục tiêu của mình phù hợp với nhu cầu tuyển dụng việc làm của công ty.
- Viết mục tiêu nằm trong tầm tay mình chứ đừng viết những gì quá xa vời, phi thực tế. Đồng thời phải sử dụng từ ngữ tinh tế, lịch sự, thể hiện tinh thần sẵn sàng học hỏi. Không thể hiện thái độ công kích, gay gắt trong phần mục tiêu nghề nghiệp, chẳng hạn như “Tôi sẽ thay thế ông A, bà B lên làm giám đốc đối ngoại trong 1 năm tới.”
Xem thêm: CV xin việc quan hệ đối ngoại phải viết như thế nào mới đúng?
3. Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp cho các vị trí quan hệ đối ngoại
Tùy vào tình huống của từng ứng viên mà sẽ có những cách khác nhau để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đối ngoại. Dưới đây là một vài mẫu câu ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp cho các bạn tham khảo.
3.1. Đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm
Đối với thực tập sinh hoặc với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, bạn hãy thể hiện mong muốn học hỏi kiến thức mới, được trau dồi, rèn luyện tại môi trường chuyên nghiệp, cho nhà tuyển dụng thấy bạn sẵn sàng cống hiến và tiếp thu kiến thức. Có thể nói thêm về vốn kinh nghiệm từ hoạt động, dự án trong trường và định hướng tương lai sau khi ra trường. Bạn cũng nên chia sẻ định hướng cụ thể trong tương lai để nhà tuyển dụng xem xét và có thể còn đưa ra lời khuyên cho bạn.
Ví dụ:
- Tận dụng những kiến thức chuyên ngành quan hệ đối ngoại học tập được trong 3 năm qua để giúp công ty xây dựng các mối quan hệ đối ngoại, cũng như phát triển hình ảnh thương hiệu trong mắt công chúng.
- Phát triển các kỹ năng đã học tại trường và học hỏi thêm những kỹ năng mới trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại.
- Định hướng phát triển chuyên sâu về mảng quan hệ khách hàng.
Xem thêm: Ngành quan hệ quốc tế học trường nào tốt nhất Việt Nam?
3.2. Đối với người chuyển ngành
Người chuyển ngành tuy chưa có kinh nghiệm ở mảng quan hệ đối ngoại nhưng bạn có thể thể hiện một số kinh nghiệm liên quan tích lũy được từ công việc cũ, đồng thời thể hiện sự nhiệt tình học hỏi, sẵn sàng ứng dụng những kiến thức vốn có để phát triển hoạt động đối ngoại của công ty.
Ví dụ:
- Vận dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm trong ngành truyền thông báo chí để thử sức với lĩnh vực quan hệ đối ngoại, đặc biệt trong mảng xử lý quan hệ báo chí. Nâng cao có kiến thức truyền thông xã hội, kỹ năng giao tiếp ứng xử và kiến thức chuyên môn về PR.
- Với 3 năm kinh nghiệm trong mảng quản trị truyền thông, mong muốn làm việc và cống hiến tại bộ phận đối ngoại của công ty để phát triển toàn diện hơn trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại, đem lại những giá trị thiết thực cho doanh nghiệp.
3.3. Đối với người đã có kinh nghiệm làm quan hệ đối ngoại
Đối với những người đã có kinh nghiệm trong công việc quan hệ đối ngoại, mục tiêu nghề nghiệp của quý vị nên cụ thể về lĩnh vực mà quý vị am hiểu, thể hiện được kỹ năng và kinh nghiệm của quý vị.
Ví dụ:
- Trở thành điều phối viên chuyên nghiệp trong mảng quan hệ công chúng và truyền thông xã hội, áp dụng vốn kiến thức về nền tảng truyền thông số để tăng cường sự hiện diện và sức ảnh hưởng của công ty trên mạng xã hội.
- Áp dụng 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại tại các tập đoàn lớn để phát triển và thực hiện chiến lược truyền thông đối ngoại cho công ty.
- Mong muốn rèn luyện, nâng cao các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý khủng hoảng, kỹ năng quan hệ báo chí và kỹ năng ngoại ngữ.
- Định hướng phát triển chuyên sâu vào công tác quản trị nhân sự đối ngoại, thành thạo các kỹ năng quản lý điều hành, lập kế hoạch, lập ngân sách để cùng đội ngũ vận dụng các kênh truyền thông đối ngoại phù hợp.
Trên đây là những lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn, hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho việc viết mục tiêu nghề nghiệp quan hệ đối ngoại. Chúc bạn tự tin hoàn thành bản CV của mình và thành công trúng tuyển vào vị trí nhân viên quan hệ đối ngoại!
1533 0