Trả lời câu hỏi có nên làm nhân viên kinh doanh hay không?

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Để cửa hàng có thể bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ thì phải có vai trò không thể thiếu của vị trí nhân viên kinh doanh. Doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả hay không nhờ vào phần lớn năng lực của đội ngũ nhân viên kinh doanh. Đây có phải là nghề hái ra tiền như lời đồn không?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Nhân viên kinh doanh là gì? Họ làm gì?

Nhân viên kinh doanh là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp tổ chức. Họ có nhiệm vụ đem những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để giới thiệu, tư vấn, thuyết phục khách hàng trải nghiệm để làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp đó. Để làm được điều này, không những người nhân viên kinh doanh phải trau dồi kiến thức, luyện tập các kỹ năng mà còn phải dành nhiều thời gian trong việc tạo dựng sự tin tưởng bằng hình ảnh cá nhân, xây dựng các mối quan hệ để thuận lợi trong công việc. 

Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là một nghề khó phải không? Nói khó thì cũng khó mà nói dễ thì cũng cực dễ. Công việc này thường ít sử dụng kỹ năng chuyên môn hơn các ngành nghề khác mà chỉ cần có hiểu biết và cộng thêm các kỹ năng mềm là có thể hoàn thành được công việc. Vậy họ làm những công việc như thế nào? 

Ở mỗi lĩnh vực thì nhân viên kinh doanh lại có những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng cơ bản, họ sẽ làm các công việc sau: 

+ Doanh nghiệp mình kinh doanh mặt hàng dịch vụ, sản phẩm gì thì họ cần phải học và tìm hiểu kỹ các mặt hàng đó để phục vụ cho công việc. 

+ Thường ở mỗi doanh nghiệp đều có cơ sở dữ liệu khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ dựa trên các dữ liệu đó để tìm ra các khách hàng tiềm năng, có thể khai thác được nhu cầu để tiến hành bước tiếp theo. 

+ Khi khách hàng cần tư vấn sản phẩm, với những thông tin đã có từ việc tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ; nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Với những khách hàng đứng trước nhiều sự lựa chọn, nhân viên kinh doanh sẽ giúp khách hàng so sánh các sản phẩm với nhau để họ có một sự lựa chọn sáng suốt nhất. 

Tư vấn sản phẩm cho khách hàng
Tư vấn sản phẩm cho khách hàng

+ Sau khi khách hàng đã mua, trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi những khó khăn, thắc mắc. Nhân viên kinh doanh sẽ giúp khách hàng giải đáp, giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu nại, sản phẩm lỗi hay hướng dẫn cách sử dụng cho khách hàng. Tùy theo từng trường hợp mà sẽ có những cách giải quyết khác nhau theo sự linh hoạt của nhân viên kinh doanh cũng như quy định của doanh nghiệp. 

+ Theo một nghiên cứu đã chỉ ra thì chi phí cho việc tìm kiếm 1 khách hàng mới sẽ bằng chi phí duy trì 100 khách hàng cũ. Bởi khách hàng mới chưa có sự tiếp xúc, chưa có sự tin tưởng tới doanh nghiệp, quá trình từ biết tới hành vi mua là rất xa. Nên việc tận dụng các mối quan hệ cũ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tìm kiếm khách hàng hơn. Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh sẽ là duy trì mối quan hệ với khách hàng. Đôi khi chỉ là tin nhắn tri ân, hỏi thăm, một món quà nhỏ cũng sẽ khiến khách hàng cảm thấy được ưu ái và nhớ tới bạn nhiều hơn. 

Giải quyết các khiếu nại từ khách hàng
Giải quyết các khiếu nại từ khách hàng

Ngoài ra, nhân viên kinh doanh còn phải tổng hợp kết quả kinh doanh và báo cáo với lãnh đạo về tình hình để có những chiến lược, chính sách phù hợp để kích cầu mua sắm của người tiêu dùng. 

Nhân viên kinh doanh là công việc rất quan trọng KPI. Tùy theo doanh nghiệp mà sẽ có quy định về mức KPI khác nhau, có thể là về số lượng khách hàng, giá trị hợp đồng hay mức độ hài lòng của khách. Qua đây thì bạn có suy nghĩ như thế nào về công việc của nhân viên kinh doanh? Nó có khó hay không?

2. Cơ hội nghề nghiệp nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh có thể nói là ngành nghề có cánh cửa rộng mở nhất. Ở bất kỳ doanh nghiệp, bất kỳ công ty, tổ chức nào đều cần có phòng kinh doanh. Từ lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ, đâu có bán hàng thì ở đó có nhân viên kinh doanh. 

Ngày càng có nhiều loại hình dịch vụ xuất hiện, các công ty mở rộng quy mô, các công ty nhỏ nhen nhóm vào thị trường càng nên nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh càng lớn. Do đó, cơ hội làm việc ở vị trí này vô cùng đa dạng. 

Cơ hội nghề nghiệp nhân viên kinh doanh
Cơ hội nghề nghiệp nhân viên kinh doanh

Các bạn có thể tha hồ lựa chọn lĩnh vực mà mình thích và am hiểu. Ví dụ như nếu bạn thích đồ ăn, nước uống thì có thể làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí. Nếu là người đam mê công nghệ thì có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp bán lẻ đồ điện máy, điện lạnh. Hoặc có niềm yêu thích với tốc độ có thể làm trong các cửa hàng kinh doanh xe máy, ôtô,...Vô cùng đa dạng nhũng lĩnh vực kinh doanh khác nhau, chỉ cần bạn có sở thích, đam mê là có thể tìm kiếm được công việc phù hợp. 

3. Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh

Khi nghĩ đến nhân viên kinh doanh thì chúng ta có thể nghĩ ngay đến công việc “ngồi mát ăn bát vàng”, “hốt bạc” hay “hái ra tiền”. Liệu sự thật có đúng như lời đồn hay không? 

Lương của nhân viên kinh doanh được chia làm hai phần bao gồm lương cứng và hoa hồng. Lương cứng thì nằm ở mức tầm trung giống các ngành nghề khác, thường được dao động từ 5 - 10 triệu/tháng tùy theo năng lực, kinh nghiệm của ứng viên cũng như quỹ lương mà từng doanh nghiệp quy định. 

Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh
Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh

Hoa hồng là thứ làm nên sự khác biệt về mức lương của nhân viên kinh doanh. Như đã nói ở phần trước, khi làm việc ở vị trí này, người làm việc sẽ thường bị áp lực về KPI. Các doanh nghiệp sẽ dựa trên KPI để đánh giá và trao thưởng các mức hoa hồng khác nhau. Mỗi sản phẩm, dịch vụ được bán ra thì nhân viên kinh doanh sẽ được hưởng các mức hoa hồng khác nhau. Tiền hoa hồng có thể gấp đôi, gấp ba, thậm chí là gấp nhiều lần so với mức lương cứng của nhân viên kinh doanh. 

Mức hoa hồng khủng nhất thường được nhắc đến là trong lĩnh vực bất động sản. Với một căn nhà được bàn giao cho khách hàng, người nhân viên kinh doanh có thể nhận được từ chục đến hàng trăm triệu đồng. Người ta thường hay nói, làm nhân viên kinh doanh bất động sản, một năm bán được vài căn là có thể nghỉ ở nhà cả năm, không cần đi làm. 

Có nên làm nhân viên kinh doanh không?
Có nên làm nhân viên kinh doanh không?

Đây thực sự là công việc tiềm năng với mức lương cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được mức lương này mà nó còn tùy vào trình độ, kinh nghiệm và sự khéo léo của người nhân viên kinh doanh. Thế nên, để có một mức lương tốt, mỗi người đều phải nỗ lực làm việc, trau dồi kỹ năng để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. 

Vậy chúng ta có nên làm nhân viên kinh doanh hay không? Điều này nằm ở cảm nhận của mỗi người, nếu bạn có đủ niềm yêu thích, năng lực và sự cố gắng không ngừng thì ở bất kỳ lĩnh vực nào đều có thể gặt hái được thành công.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem655 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT