Hợp tác quốc tế là gì? Hợp tác quốc tế về đào tạo ở Việt Nam

Tác giả: Hà Ngọc Nhi 24-07-2024

Với xu hướng toàn cầu hóa phát triển như hiện nay, hợp tác quốc tế là con đường tất yếu của mỗi quốc gia. Hội nhập quốc tế diễn ra trên mọi phương diện, đặc biệt là về vấn đề giáo dục đào tạo. Hãy cũng mình tìm hiểu hợp tác quốc tế là gì và các vấn đề hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay nhé.

Cần tìm việc làm

1. Tổng quan về hợp tác quốc tế

Theo định của từ điển Tiếng Việt thì “hợp tác” có nghĩa là cùng nhau chung sức để phát triển một công việc, một lĩnh vực nào đó với cùng một mục đích chung, cùng một lợi ích chung, còn “quốc tế” có nghĩa là toàn thế giới liên kết với với nhau. Vậy qua đó ta có thể đúc kết lại “Hợp tác quốc tế” là hoạt động của các chủ thể có quan hệ quốc tế cùng giúp đỡ nhau vì một lợi ích chung, không chống phá và chiến tranh với nhau.

Hợp tác quốc tế là gì?

Đặc điểm chính của hợp tác quốc tế là phải có từ 2 chủ thể trở lên và phải có chủ thể có yếu tố quốc tế. Tức là hai chủ thể đó phải là 2 nước khác nhau chứ không phải cùng một quốc gia. Hợp tác quốc tế giúp cho các quốc gia cùng phát triển, cùng đi lên và không một đất nước nào bị lùi lại phía nào. Đó là ý nghĩa quan trọng nhất của hợp tác quốc tế. Hình thức hợp tác quốc tế được áp dụng trên rất nhiều phương diện từ kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục.

Xem thêm: Học tài chính quốc tế ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp hiện nay

2. Tầm quan trọng của hợp tác quốc tế đối với giáo dục đào tạo ở Việt Nam

Hợp tác quốc tế về đào tạo hiện nay là hợp tác về các hoạt động đào tạo giữa các cá nhân, chủ thể tại Việt Nam với các cá nhân, chủ thể người nước ngoài nhằm một mục đích phát triển giáo dục, đào tạo của cả 2 bên. Sự cần thiết của hợp tác quốc tế đối với đào tạo ở nước ta được thể hiện qua 3 nội dung chính:

- Thứ nhất, hợp tác quốc tế đặt ra yêu cầu cho nền giáo dục Việt Nam phải triển khai và phát triển tính quốc tế trong môi trường sư phạm. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay cũng đã khẳng định hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục song vẫn phải giữ được cơ sở của bản sắc dân tộc, khẳng định được chủ quyền quốc gia.

Hợp tác quốc tế về đào tạo ở Việt Nam

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh quốc tế

Trong xã hội hiện đại như hiện nay, việc phát triển đào tạo giáo dục mang tính quốc tế là lẽ tất yếu để nền giáo dục nước nhà có thể cập nhật được những xu hướng mới, tri thức mới của nhân loại. Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước thì không gì khác, nền giáo dục của chúng ta bắt buộc phải đi đến con đường hợp tác quốc tế.

Để có thể phát triển cùng thế giới, kéo gần khoảng cách về giáo dục của Việt Nam với thế giới bắt buộc các trường Đại học ở nước ta hiện nay phải tranh thủ thời cơ để cọ xát, để cạnh tranh với các nền giáo dục quốc tế và tự đánh giá năng lực của mình để đề ra những định hướng phát triển đúng đắn.

- Thứ hai, hợp tác quốc giá giúp các trường Đại học ở Việt Nam nâng cao được nâng lực cạnh tranh của mình và thu hút nhiều nhân tài hơn nữa. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế khiến cho Việt Nam hiện nay không chỉ có những cơ sở giáo dục công lập mà các cơ sở giáo dục tư nhân cũng mọc lên rất nhiều. Các trường Đại học ở Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều các trường đại học tiên tiến trên thới giới.

Cv xin việc đơn giản

Có nên hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo?

Hàng năm các nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới như Singapore, Mỹ, Anh,… được biết đến là thị trường xuất khẩu giáo dục đã thu hút hàng trăm ngàn du học sinh đến học tập, và trong đó có một số lượng không nhỏ các sinh viên Việt Nam. Chính vì vậy, các vấn đề đó đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam là phải cập nhật, nắm bắt mọi thu hướng giáo dục mới nhất của thế giới, cạnh tranh với các nền giáo dục tiên tiến để thì mới có thể tồn tại và phát triển trong tương lai.

- Hợp tác quốc tế cũng là một trong số những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các môi trường đại học hàng đầu thế giới hiện nay. Nhu cầu quốc tế hóa đã thúc đẩy các nền giáo dục không thể phát triển mà không có tính chất quốc tế và hoạt động theo những chuẩn mực nhất định của giáo dục, đào tạo quốc tế.

Điểm số chung của xếp hạng giáo dục toàn cầu được tính ra từ các tiêu chí sau: giảng dạy, tính quốc tế, thu nhập và đổi mới, năng lực nghiên cứu, uy tín và ảnh hưởng nghiên cứu. Trong đó tính quốc tế được chiếm đến 7,5% tổng số điểm.

Vai trò của hợp tác quốc tế

Do đó, ngoài việc chỉ tập trung vào các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo cách truyền thống, để có thể bắt kịp được xu hướng phát triển của thế giới, không để bị là một đất nước tụt hậu về giáo dục thì hợp tác quốc tế là lẽ tất yếu phải diễn ra.

Xem thêm: Quốc tế hóa là gì và tầm ảnh hưởng của nó như thế nào?

3. Phương hướng hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo

- Việt Nam cần chú trọng đa dạng hóa các loại hình hợp tác trong khu vực và với quốc tế, tập trung vào việc đẩy mạnh hợp tác với các cường quốc về giáo dục đại học, và nghiên cứu khoa học trên thế giới. Định hướng này giúp cho nước ta bước đầu phát triển, đổi mới nền giáo dục truyền thống hiện tại.

- Nên tăng cường, mở rộng các hình thức mang tính hợp tác quốc tế như trao đổi giảng viên và sinh viên với các trường đại học trên toàn thế giới để có thể học hỏi được thêm nhiều các phương thức giáo dục của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Hợp tác quốc tế về đào tạo như thế nào?

- Thực hiện các mô hình liên kết giống như một số trường đại học ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng như phát triển hoạt động liên doanh với các trường đại học trên thế giới trong việc tuyển sinh, đào tạo cho sinh viên Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.

- Nước ta nên chú trọng phát triển các dự án liên kết, nghiên cứu đa quốc gia nhằm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc phát triển giáo dục.

- Hệ thống các trường Đại học công lập cũng có thể từng bước triển khai các hoạt động dịch vụ, cải thiện nguồn thu cho nhà trường thông qua hợp tác quốc tế, đẩy mạnh mở rộng quyền tự chủ, có cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các đơn vị phát triển hợp tác quốc tế trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam.

- Tranh thủ sự viện trợ của các tổ chức giáo dục quốc tế để phát triển các quỹ học bổng nhằm tài trợ cho các giảng viên, cán bộ giáo dục đi đào tạo và nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục đào tạo mang tính quốc tế, tài trợ học bổng cho những sinh viên có thành tích xuất sắc.

Phương hướng hợp tác quốc tế về đào tạo

- Đẩy mạnh phong trào khuyến khích các giảng viên, các nhà khoa học tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế bằng các chính sách khen thưởng, động viên để nhằm tạo ra mạng lưới cộng tác viên trong hợp tác quốc tế.

Xem thêm: Quốc tế học là gì? Bạn có nên học ngành quốc tế học hay không?

Trên đây là tất cả các thông tin nhằm giúp bạn hiểu được hợp tác quốc tế là gì và thực trạng các vấn đề hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay. Hy vọng các bạn sẽ thấy bổ ích với các thông tin này nhé.