Kỹ sư cầu nối là gì? Tại sao bạn nên trở thành Kỹ sư cầu nối?
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 30-07-2024
Kỹ sư cầu nối là gì? Nếu bạn đang băn khoăn không biết kỹ sư cầu nối là gì thì hãy đọc và nghiên cứu kỹ nội dung được trình bày ở trong bài viết này để hiểu được kỹ sư cầu nối là gì?
1. Khái quát về Kỹ sư cầu nối là gì?
Kỹ sư cầu nối có tên tiếng Anh là cụm từ Bridge System Engineer, được viết tắt là BrSE. Để hiểu được chính xác thuật ngữ này thì chúng ta sẽ nghiên cứu, phân tích và đi sâu vào tìm hiểu từng vấn đề cấu thành nên nét nghĩa của cụm từ.
Kỹ sư cầu nối trông tên tiếng Anh gồm: Bridge có nghĩa là “cầu/chiếc cầu”, nhưng khi dịch nghĩa cả cụm từ thì nó lại không hề liên quan tới khía cạnh của cầu đường. Thực chất, Bridge System Engineer lại mang ý nghĩa chính là những người thực hiện sứ mệnh kết nối hoàn hảo giữa nhóm với các khách hàng (là yếu tố Offshore) cùng với đội phát triển (là yếu tố Onshore Development Team trong doanh nghiệp), làm việc trong những doanh nghiệp/công ty chuyên thực hiện cung cấp những loại dịch vụ mang tên Outsourcing.
Hay nói một cách khác thì kỹ sư cầu nối chính là một người đảm nhận nhiệm vụ trong việc kết nối giữa những nhóm và khách hàng để đảm bảo cho cả hai bên có thể hiểu được ý của đối phương, dễ dàng hợp tác trong tất cả những dự án. Kỹ sư cầu nối phải có mặt trong toàn bộ quá trình công việc từ đầu cho tới cuối.
Kỹ sư cầu nối chính là một chức danh trong công ty, chức danh này chỉ xuất hiện tại những công ty chuyên về lĩnh vực IT - Công nghệ phần mềm. Kỹ sư cầu nối được chia thành nhiều nhánh khác nhau, với các công việc mang tính chất cụ thể, tùy thuộc vào từng khoảng giai đoạn và từng quy mô đối với những dự án,
Xem thêm: Kỹ sư kết cấu là gì? Xin việc làm Kỹ sư kết cấu có khó không?
2. Vai trò và chức năng chi tiết của Kỹ sư cầu nối
2.1. Những chức năng chính
Khi trở thành kỹ sư cầu nối thì các bạn cần phải hiểu được công việc của mình là gì? Hiểu và thực hiện công việc một cách phù hợp sẽ giúp cho bạn hiểu và làm tốt công việc khi có cơ hội để trở thành một người kỹ sư cầu nối.
Đối với các kỹ sư cầu nối, chức năng chính của họ trong công việc đó chính là hiểu khách hàng, biết được khách hàng có yêu cầu như thế nào để có thể thực hiện được việc truyền tải lại những yêu cầu cụ thể đó tới bên tiếp nhận phát triển.
Kỹ sư cầu nối sẽ cần đảm bảo được rằng những câu trả lời, ý trong câu trả lời sẽ được đảm bảo một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, kỹ sư cầu nối sẽ theo dõi các tiến độ thực hiện đối với các dự án, là người đưa ra giải pháp tiếp nhận từ phía đội phát triển dự án cho khách hàng.
Xem thêm: Việc làm kỹ sư cầu nối
2.2. Những vai trò tiêu biểu
Những kỹ sư cầu nối sẽ đóng vai trò là người thực hiện phân tích các vấn đề đến từ phía của khách hàng, họ sẽ là những người “lập trình viên, có khi sẽ là người có vai trò kiểm thử… mỗi khi được nhận bàn giao về các loại sản phẩm/dự án… Có đôi khi họ cũng chính là người trong vai trò giám sát đối với các kế hoạch công việc sẽ/đang được tiến hành thực hiện.
Sở dĩ người kỹ sư cầu nối sở hữu nhiều vai trò đến vậy là bởi vì sự cần thiết có mặt của họ trong nhiều khâu là rất lớn. Nếu như thiếu họ thì công việc, dự án sẽ không thể nào mà phát triển một cách toàn diện hơn được.
3. Khám phá chi tiết hơn về công việc của kỹ sư cầu nối là gì?
Chúng ta có thể khái quát về phần công việc của người kỹ sư cầu nối chi tiết như sau:
Người phát triển + Nhà phân tích + người Kiểm thử + quản lý dự án.
Thông thường, mỗi ngày mà các kỹ sư cầu nối thực hiện sẽ là tiến hành xử lý đối với các loại email được gửi tới, lên bản kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch theo ngày, sau đó tiến hành thực hiện công việc theo kế hoạch và đảm bảo về mặt tiến độ công việc.
Trong quá trình làm việc của người kỹ sư cầu nối được thể hiên rõ trong giai đoạn:
- Giai đoạn chào hàng: kỹ sư cầu nối sẽ tiến hành xây dựng ra một đội mà có chuyên môn cao để thực hiện các nhiệm vụ liên quan. Các kỹ sư kiểm thử sẽ tiến hành thực hiện các công việc toàn phần chẳng hạn như:
+ Liên hệ một cách hết sức trực tiếp đối với các đối tượng khách hàng công ty.
+ Đảm bảo việc phân tích đối với những yêu cầu của khách hàng.
+ Lên các kế hoạch để thực hiện công việc và tiến hành code trực tiếp.
+ Tiến hành để test đối với các loại sản phẩm trong công ty để tiến hành chào hàng.
Từ đó có thể đảm bảo được việc thực hiện công việc hoàn chỉnh có tính hiệu quả cao.
Khi mà dự án đã được đi vào hoạt động một cách chính thức thì các kỹ sư cầu nối sẽ tiến hành thực hiện công tác giám sát những nhóm là việc, những quá trình làm việc...
Kỹ sư cầu nối cũng sẽ đại diện cho các khách hàng để có thể đưa ra được những câu trả lời cho các team. Đồng thời sẽ là người giải quyết khi có vấn đề phát sinh xảy ra.
Xem thêm: Lương kỹ sư cầu nối hiện nay
4. Những yếu tố quan trọng để bạn trở thành kỹ sư cầu nối
Nếu bạn muốn bản thân trở thành kỹ sư cầu nối thì bạn cần phải rèn luyện được những tố chất của bản thân mình. Dưới đây là thông tin về các tố chất mà bạn cần phải đảm bảo khi trở thành kỹ sư cầu nối:
Thứ nhất là bạn cần phải có sự điềm tĩnh trong mọi tình huống: Điều tính chính là yếu tố quan trọng để giúp cho bạn nhận định được vấn đề một cách tiêu biểu. Những người điềm tĩnh sẽ luôn luôn có thể đưa ra được nhiều phương án giải quyết các vấn đề.
Thứ hai là tinh thần trách nhiệm của mỗi người kỹ sư cầu nối: Người kỹ sư cầu nối cần phải là người trách nhiệm với phần việc của mình.
Thứ ba là có sự nhẫn nại và không ngừng học hỏi: Học hỏi không bao giờ là thừa. Những người kỹ sư cầu nối sẽ cần là người tiên phong trong việc học hỏi để mở rộng lượng kiến thức và trở thành người hiểu biết.
Có như vậy thì khả năng nắm bắt vấn đề của bản thân mới có thể giúp cho việc vận dụng các kiến thức của mình trong công việc một cách hoàn hảo được.
Ngoài ra thì những Kỹ sư cầu nối cần phải có kỹ năng cơ bản đó chính là code, giao tiếp, ngoại ngữ... để phục vụ thật sự rất tốt cho các phần công việc.
Như vậy, kỹ sư cầu nối là gì? Chức năng, nhiệm vụ cùng với vai trò của kỹ sư cầu nối là gì? Bài viết trên đây đã mang tới cho các bạn những thông tin thực có giá trị để bạn hiểu rõ về vị trí kỹ sư cầu nối.