Giám đốc công nghệ (CTO) và tất tần tật những điều cần biết
Theo dõi work247 tạiTrong thời kỳ công nghệ thông tin lên ngôi, chắc chắn vị trí CTO không còn quá xa lạ trong cộng đồng IT. Lê Hồng Việt (FPT), Trần Thái Hùng (MoMo) là một trong những CTO tiêu biểu, là một trong số những giám đốc công nghệ có tên tuổi tại Việt Nam. CTO có thể hiểu là những người tạo nên sự đột phá trong công nghệ và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện đại ngày nay. Vậy CTO là gì? Công việc cụ thể của họ là gì? Work247.vn sẽ cho các bạn mọi lời giải đáp.
1. Bạn biết gì về CTO?
CTO được xem là đỉnh cao nghề nghiệp mà các nhà phát triển nào cũng muốn chạm tới. CTO là viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh Chief Technology Officer, có nghĩa là Giám đốc công nghệ hay Giám đốc kỹ thuật.
CTO thuộc C - level trong một tổ chức doanh nghiệp ,là người có quyền hành quản lý cao nhất chuyên về mảng kỹ thuật và công nghệ. CTO thường là những người thăng tiến lên từ vị trí công việc IT hay vị trí nhân viên lập trình viên.
2. Công việc của CTO bao gồm những gì?
Họ là những người chịu trách nhiệm về hiệu quả kỹ thuật của công ty. Ngoài việc biết coding, CTO phải có cả những kỹ năng quản trị và sự hiểu biết sâu rộng về doanh nghiệp bởi vì CTO là sợi dây liên kết giữa ban lãnh đạo của công ty và bộ phận nhân sự công nghệ thông tin.
Ngoài ra, như đã đề cập, CTO là người nắm giữ vị trí cao nhất đối với mảng kỹ thuật và công nghệ, cho nên họ sẽ là người trực tiếp tuyển dụng và đào tạo những nhân viên mới trong cùng bộ phận liên quan đến công nghệ.
CTO còn có trách nhiệm thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc sử dụng công nghệ. Nhiệm vụ chính của anh/chị là sử dụng kiến thức về công nghệ để tối ưu hóa hệ thống máy móc, công nghệ nội bộ của doanh nghiệp, phân tích và đánh giá xu hướng thị trường, dự báo lợi nhuận để cải thiện quy trình, giảm thiểu chi phí không cần thiết. Bên cạnh đó, CTO còn tham gia hỗ trợ tăng trưởng doanh thu bằng cách dùng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhất, đi đường ngắn nhất để tiếp cận khách hàng, nghiên cứu, phân tích nhu cầu khách hàng.
Nói chung, CTO có vai trò vô cùng quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận, phát triển, cải tiến không ngừng các máy móc, công nghệ kỹ thuật, tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường đầy biến động.
Và những đầu việc hàng ngày của một CTO được tóm gọn lại như sau:
- Quản lý cơ sở dữ liệu, theo dõi tình hình cải tiến công nghệ cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo an ninh mạng, hệ thống bảo mật của doanh nghiệp.
- Đưa ra chiến lược về lựa chọn platform và thiết kế kỹ thuật sao cho hiệu quả mang lại là cao nhất.
- Sử dụng hiệu quả kỹ thuật công nghệ để giảm thiểu chi phí liên tục cho doanh nghiệp.
- Phát triển, thực thi những công nghệ mang tính cạnh tranh cao, gây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp.
- Kết nối với khách hàng, xem xét, tổng hợp những ý kiến, phản hồi của các nhà đầu tư để đưa ra chiến lược phát triển hợp lý hơn.
- Quản lý KPI cũng như ngân sách IT để đánh giá được hiệu quả công nghệ.
3. Cần có những yếu tố gì để trở thành một CTO?
Trách nhiệm của giám đốc công nghệ khác nhau tùy thuộc vào từng quy mô, chính sách của doanh nghiệp cũng như cách tổ chức, phân công nhân sự của các doanh nghiệp khác nhau. Nhưng nhìn chung, nếu bạn muốn có cơ hội làm tại các công ty lớn, chắc chắn yêu cầu của họ sẽ gắt gao hơn nhiều.
3.1. Những kỹ năng một CTO cần phải có:
- CTO cần phải biết cách giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp nhìn chung đối với ngành nghề nào cũng cần thiết, đặc biệt đối với một CTO. Giám đốc công nghệ là người kết nối ban lãnh đạo doanh nghiệp với bộ phận phụ trách công nghệ thông tin, và họ cũng có nhiệm vụ trực tiếp bàn chiến lược với khách hàng.
- CTO cần có kỹ năng ứng biến, xử lý tình huống, sáng tạo trong giải quyết vấn đề.
Chắc chắn sẽ những vấn đề về công nghệ phát sinh trong quá trình làm việc, và khi ấy CTO sẽ là người được kỳ vọng để có thể đưa ra hướng giải quyết, cách khắc phục bao gồm fix bug, thực thi, hỗ trợ kỹ thuật. CTO có vị trí đứng đầu trong bộ phận kỹ thuật, do đó những CTO phải có kỹ năng chuyên môn cao cũng như tư duy nhanh, ứng biến giỏi để trở thành chỗ dựa vững chắc cho mọi người yên tâm làm việc.
- CTO cần phải trang bị kỹ năng lãnh đạo và khả năng cố vấn.
Với tư cách là giám đốc công nghệ, là người đưa ra các chiến lược phát triển, hiện đại hóa, tối ưu hóa công nghệ nhằm tăng doanh số cho công ty, và là người đưa ra được đường lối biến những kế hoạch ấy thành hiện thực, CTO cần phải có kỹ năng lãnh đạo, biết cách truyền cảm hứng, thuyết phục mọi người để mọi người cùng tin tưởng và thực thi công việc một cách trơn tru. Ngoài ra, vì CTO còn phải làm việc trực tiếp với bên khách hàng cũng như ban giám đốc cấp cao về những cái tiến mới, CTO bắt buộc phải rèn luyện khả năng cố vấn, ăn nói, đưa ra minh chứng một cách logic, hợp lý.
- Duy trì thói quen cập nhập kiến thức, các xu thế mới về công nghệ trên thị trường.
CTO không chỉ là người chuyên về kỹ thuật, mà giám đốc công nghệ còn phải phụ trách rất nhiều công việc khác như: tuyển newbie mảng CNTT, tư vấn cho khách hàng, quản lý nhiều đầu việc,... Do đó, nghiệp vụ của CTO sẽ không thường xuyên như một nhân viên lập trình hay nhân viên kỹ thuật. Tuy nhiên, tính chất công việc đặc thù lại đòi hỏi họ phải luôn tự trau dồi kiến thức và cập nhập xu hướng công nghệ thường xuyên để có thể đưa ra được những ý tưởng, đường lối cải tiến kỹ thuật xuất sắc nhất.
- Có tầm nhìn và tư duy chiến lược là kỹ năng không thể thiếu.
CTO phải là người đi đầu trong xu hướng công nghệ và lên kế hoạch phát triển lâu dài cho công ty. CTO cần có quy trình làm việc khoa học, lập kế hoạch, thường xuyên kiểm tra ngân sách dự án với bên quản lý cấp cao. Sự thành công, đi lên của doanh nghiệp phụ thuộc phần nhiều vào CTO, cho nên CTO phải có cái nhìn toàn cảnh, dự đoán thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất.
3.2. Trình độ học vấn và kinh nghiệm việc làm đối với ứng viên vị trí CTO
Giám đốc công nghệ là một vị trí quan trọng, cấp cao, là người quản lý cao nhất mảng kỹ thuật công nghệ, cho nên, để trở thành một CTO, ngoài những kỹ năng về phẩm chất, tính cách, doanh nghiệp đòi hỏi cả về bằng cấp chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc.
Về học vấn, các doanh nghiệp thường yêu cầu người muốn apply vị trí CTO phải tốt nghiệp cấp đại học trở lên chuyên ngành Công nghệ thông tin, còn nếu ứng viên có thêm bằng cử nhân ngành Khoa học máy tính, kỹ thuật hoặc các ngành liên quan CNTT; bằng thạc sĩ trở lên trong lĩnh vực liên quan sẽ là một lợi thế.
Còn đối với kinh nghiệm làm việc, ứng viên cần có từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm trong việc quản lý, hoặc từng là trưởng phòng IT hoặc leader team kỹ thuật. CTO là người lãnh đạo phát triển công nghệ kỹ thuật, đi đầu xu hướng công nghệ, cho nên những ai muốn ứng tuyển vị trí CTO cần phải chứng tỏ bản thân, kỹ năng chuyên môn qua cả kinh nghiệm làm việc.
Như vậy, những câu hỏi như là CTO là gì? CTO phải làm những công việc gì? CTO có vai trò quan trọng không? đã được work247.vn giải đáp một cách kỹ càng. Work247.vn hy vọng các bạn đã vẽ ra được lộ trình rõ ràng trong sự nghiệp thăng tiến của bản thân đối với vị trí CTO.
1213 0