FCA là gì? Nghĩa của nó trong vận chuyển và forex như thế nào
Theo dõi work247 tạiBạn có thể nghe loáng thoáng đâu đó về cụm từ FCA, nhưng bạn không chắc về nghĩa có nó lắm? FCA là từ viết tắt được dùng trong hai lĩnh vực riêng biệt là vận chuyển và thị trường ngoại hối (forex). Việc sử dụng trong hai lĩnh vực này có sự khác nhau như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp FCA là gì trong các trường hợp sử dụng.
1. FCA trong vận chuyển
1.1. Định nghĩa FCA trong vận chuyển
FCA là viết tắt của Free Carrier (giao cho người vận tải) là một điều kiện vận tải trong Incoterm, nơi người mua sắp xếp việc vận chuyển chính. Theo các điều khoản vận chuyển trong hệ thống hãng vận tải tự do, người xuất khẩu có trách nhiệm xếp hàng hóa tại một địa điểm đã thỏa thuận tại nước của người xuất khẩu và từ thời điểm đó trở đi, người nhập khẩu phải chịu mọi rủi ro và chi phí.
Điều kiện FCA có thể được sử dụng cho bất cứ hình thức vận tải nào, ví dụ như hàng không, đường sắt, đường biển, đường bộ. Điều kiện này cung cấp cho người mua sự linh hoạt, vì họ có thể sắp xếp việc vận chuyển, thường họ có thể thu xếp giá vận chuyển tốt hơn so với những gì người bán báo giá. Tuy nhiên người mua phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa khi đến điểm xuất khẩu và có thể xảy ra rủi ro sau đó.
Người bán cũng chịu trách nhiệm tất cả các chi phí hải quan và rủi ro. Rủi ro chỉ được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã được giao đến địa điểm mà người mua đã chọn. Với việc rủi ro có thể xảy ra, FCA là quy tắc thương mại quốc tế được khuyến nghị cho hàng hóa đóng container.
1.2. Quy trình FCA Incoterm
Thường khi giao dịch FCA, sẽ có hai trường hợp phát sinh là:
- Trường hợp 1: Bên xuất khẩu (người bán) giao hàng luôn tại nơi của người xuất khẩu luôn. Người xuất khẩu (người mua) chỉ việc xếp hàng hóa từ đơn vị của mình lên xe tải của nhà nhập khẩu. Trong trường hợp này, địa điểm giao hàng sẽ do người mua quyết định, người bán chỉ xếp hàng hóa lên xe do người mua sắp xếp. Sau đó hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm người mua chỉ định (mặc dù đó là địa điểm của người bán). Trách nhiệm xử lý và dỡ hàng sẽ thuộc về người mua.
- Trường hợp 2: Người xuất khẩu (người bán) giao hàng tại địa điểm của người nhập khẩu (người mua) tại quốc gia của người bán, Lúc này, người bán giao hàng tại địa điểm do nhà nhập khẩu chỉ định (nhà ga, kho của đại lý giao nhận, đầu mối vận tải,...).
Trong FCA quy định, địa điểm giao hàng trước khi bàn giao do người mua quyết định như:Tàu, trung tâm vận tải, đại lý giao nhận,... Trách nhiệm xử lý hàng hóa cho đến khi vận chuyển đến kho đại lý sẽ thuộc về người bán. Người bán xếp hàng vận chuyển đến kho và khi hàng hóa được vận chuyển đến kho của đại lý, trách nhiệm của họ chuyển từ người bán sang người mua. Việc dỡ hàng lúc này do người mua chịu trách nhiệm.
Tin tuyển dụng: Việc làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
1.3. Trách nhiệm của người bán với giao dịch FCA
Trong quy định của FCA, người bán phải xử lý toàn bộ quy trình xuất khẩu đối với các sản phẩm họ bán. Trách nhiệm của họ chỉ được chuyển giao cho người mua khi hàng hóa đã sẵn sàng được xếp lên phương tiện vận chuyển. Trách nhiệm trước đó của họ cần được thực hiện tại nhiều khâu:
- Đóng gói hàng xuất khẩu:Hàng hóa khi xuất khẩu cần được đóng gói toàn bộ. Một số quốc gia có những yêu cầu riêng đối với cách thức xuất khẩu sản phẩm, có thể là quy định về dấu hiệu in trên bao bì, vật liệu làm bao bì. Người bán phải bảo đảm bao bì phù hợp với quy định xuất khẩu.
- Phí bốc hàng hóa, sắp xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển đến địa điểm xuất khẩu do người bán chịu.
- Phí giao hàng đến cảng hoặc địa điểm chỉ định: Khi hàng hóa được xếp lên xe tải, đây là các khoản phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm của người bán đến cảng xác định hoặc địa điểm mà hàng hóa sẽ được xuất khẩu. Trong hầu hết các trường hợp, cảng hoặc địa điểm xuất khẩu sẽ là cảng biển, sân bay,...
- Thuế xuất khẩu, thuế thu nội địa và thông quan: Các chi phí và trách nhiệm liên quan đến việc chính thức xuất khẩu hàng hóa từ nước xuất khẩu. Điều này có thể bao gồm kiểm tra hải quan, kiểm tra trước khi giao hàng hoặc bất kỳ thủ tục thông quan đặc biệt nào cần thiết để xuất khẩu hàng hóa.
Các trách nhiệm sẽ hoàn toàn thuộc về người bán, trong trường hợp người bán yêu cầu bồi thường các trách nhiệm trên sẽ được coi là vi phạm hợp đồng. Khi người bán báo giá cho người mua thì sẽ bao gồm cả những chi phí bên trên.
1.4. Trách nhiệm của người mua với giao dịch FCA
Khi hàng hóa đã được thông quan và vận chuyển đến địa điểm chỉ định, rủi ro sẽ chuyển từ người bán sang người mua, trách nhiệm người mua phải thực hiện gồm:
- Chịu phí bến bãi xuất khẩu: Bất kỳ chi phí hoặc yêu cầu nào liên quan đến bến bãi, nơi hàng hóa chất lên tàu được chỉ định để vận chuyển.
- Phí bốc hàng lên xe: Để hàng hóa được chất lên xe, sẽ cần một khoản phí bốc hàng.
- Cước vận chuyển: Là cước phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất phát đến cảng đích.
- Bảo hiểm: Mặc dù bảo hiểm không phải là bắt buộc, nhưng người mua có trách nhiệm xác định xem họ có muốn mua một hợp đồng bảo hiểm để phòng rủi ro hay không.
- Phí tại bến đích: Khi hàng hóa đã đến cảng đích, mọi khoản phí tại bến liên quan đến việc dỡ hàng, chuyển tải và giữ hàng khi hàng hóa chờ đợi quy trình nhập khẩu chính thức.
Vận chuyển đến điểm cuối: Vận chuyển hàng từ cảng đến địa chỉ giao hàng theo yêu cầu của khách hàng.
- Dỡ hàng tại điểm đến: Bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm giao hàng được yêu cầu của người mua.
- Thuế nhập khẩu, thuế nội địa và thông quan: Chi phí và trách nhiệm liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa thuộc về người mua. Trong trường hợp có bất kỳ kiểm tra, nghĩa vụ, thuế cần làm hay các yêu cầu khác của cơ quan hải quan phải được người mua thực hiện hoặc bồi thường.
Xem thêm: Tìm hiểu nhà phân phối là gì? So sánh nhà phân phối và đại lý
2. FCA trong thị trường ngoại hối
2.1. Định nghĩa về FCA trong thị trường ngoại hối
FCA trong giới Forex được hiểu là cơ quan quản lý tài chính, đây là một tổ chức quản lý độc lập, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính ở Vương quốc Anh. Tổ chức này có quyền hạn khá lớn như điều chỉnh môi giới và bán các sản phẩm tài chính, điều tra các cá nhân và công ty, đảm bảo cho tiêu chuẩn tối thiểu trong việc tạo ra các sản phẩm tài chính, bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư.
Mục đích chung là duy trì sự ổn định tài chính của đất nước và thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả trên thị trường vì lợi ích của các nhà đầu tư. Đối với các nhà môi giới ngoại hối, FCA là một trong những giấy phép được thèm muốn nhất trong ngành. Cái tên mang một danh tiếng và uy tín nhất định đối với tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Điều này là do FCA được biết đến với các luật và quy định nghiêm ngặt đảm bảo tính minh bạch, bảo mật và công bằng trong tất cả các giao dịch.
2.2. Các loại hình tổ chức thuộc FCA
FCA đứng đầu cho việc cấp phép, giám sát những hành vi đảm bảo tuân thủ các quy định, có quyền được cưỡng chế đối với những tổ chức như sau: Ngân hàng, công đoàn tín dụng, công ty tín dụng tiêu dùng, tiền điện tử và tổ chức thanh toán, Fintech và doanh nghiệp sáng tạo, công ty quản lý khiếu nại, quản lý đầu tư, công ty bảo hiểm và trung gian bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhân thọ và trợ cấp hưu trí, cộng đồng tương hỗ, người cho vay thế chấp và trung gian, nhà quản lý tài sản, các cố vấn độc lập.
Với bài viết này chắc hẳn các bạn đã hiểu FCA là gì cũng như phân biệt nó trong hai lĩnh vực là vận chuyển và thị trường ngoại hối nhé.
789 0