Giải đáp creative writing là gì và tầm quan trọng của kỹ năng này
Theo dõi work247 tạiViết lách là một cách để rèn luyện tư duy vô cùng hiệu quả, trong đó viết sáng tạo – creative writing thậm chí còn giúp bạn phát huy trí tưởng tượng thông qua ngòi bút ngôn từ. Để nắm bắt được kỹ năng này, đầu tiên hãy cùng khám phá khái niệm creative writing là gì và cách rèn luyện nó ra sao.
1. Tìm hiểu khái niệm thế nào là creative writing
Creative writing có nghĩa là viết sáng tạo, hay còn được gọi dễ hiểu hơn là văn chương, đối lập với các văn bản mang tính hàn lâm và học thuật như báo chí, bài nghiên cứu, bài giảng,…
Viết sáng tạo là hình thức viết văn với mục đích sáng tạo được đặt lên hàng đầu, thông qua trí tưởng tượng, óc sáng tạo và sự đổi mới đột phá, người viết thể hiện một câu chuyện do chính mình tạo ra, truyền tải những cảm xúc suy nghĩ của mình đến cho độc giả.
Trong tác phẩm viết sáng tạo của mình, tác giả tạo ra những nhân vật, những sự kiện, khung cảnh do chính mình nghĩ ra, đôi khi họ còn xây dựng một thế giới giả tưởng hoàn toàn mới. Những gì tác giả sáng tạo nên có thể dựa trên cơ sở sự vật, sự việc ngoài đời thật, nhưng sáng tạo vẫn là yếu tố chính được đề cao.
Có thể kể đến các loại văn sáng tạo như thơ, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết,... Tuy nhiên, báo không được xem là văn bản sáng tạo vì mục tiêu chính của báo là trình bày sự kiện khách quan chứ không phải là để thể hiện cảm xúc của người viết, mặc dù ngôn từ có thể được sử dụng một cách khéo léo để mang tính giải trí, nhưng mục đích vẫn là truyền tải sự thật.
2. Yếu tố tạo nên một văn bản sáng tạo
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết đâu là một văn bản sáng tạo, chẳng hạn như: cốt truyện độc đáo; sự phát triển nhân vật; thông điệp ẩn giấu; góc nhìn, ngôi kể; các đoạn hội thoại; khả năng sử dụng ngôn ngữ giàu sức tưởng tượng và khả năng truyền tải cảm xúc thông qua văn bản. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê ra một số yếu tố cơ bản tạo nên sự đặc biệt của văn bản sáng tạo.
- Được thể hiện thông qua góc nhìn, quan điểm cụ thể:
Không giống như văn bản báo chí và học thuật, yêu cầu sự khách quan, công bằng và chính xác trong từng câu chữ, trong văn bản sáng tạo, tác giả có thể tự do thể hiện quan điểm cá nhân và tính cách riêng biệt của mình.
Tác giả đưa ra những nhận định, suy nghĩ, trải nghiệm cá nhân một cách trực tiếp hoặc thể hiện thông qua suy nghĩ, hành động của nhân vật, khiến cho độc giả như hòa mình vào trong tác phẩm, hiểu được sâu và cụ thể về câu chuyện và nhân vật, cũng nhờ đó mà tác phẩm trở nên thú vị và sống động hơn rất nhiều.
- Nghệ thuật dùng ngôn từ lôi cuốn người đọc:
Văn bản sáng tạo lẫn không sáng tạo đều sử dụng các nguyên tắc tường thuật để kể lại sự kiện, sự thật hay chi tiết nào đó. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong cách thể hiện của mỗi dạng văn bản. Văn bản không sáng tạo sẽ tuân theo kết cấu chặt chẽ, bao gồm mở thân kết theo đúng trình tự và cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết, nhưng văn bản sáng tạo thì có thể tường thuật linh hoạt hơn thế. Bên cạnh đó, văn sáng tạo cũng có những khúc hồi hộp, cao trào, gay cấn để tạo cảm giác mạnh cho độc giả, thu hút họ đọc càng nhiều hơn để càng gỡ bỏ được nhiều nút thắt trong mạch truyện hơn.
Chẳng hạn, thay vì kể lại sự việc theo trình tự thời gian, tác giả vận dụng creative writing có thể kể theo trình tự thời gian đảo ngược, hoặc từ từ bóc tách mỗi sự kiện một ít sau đó đi đến chân tướng cuối cùng, kèm theo đó là lồng ghép các đoạn miêu tả cảm xúc, suy nghĩ, hồi ức. Người đọc sẽ dễ bị cuốn vào câu chuyện sáng tạo và đồng cảm với nhân vật hơn là khi đọc những văn bản báo chí, học thuật khách quan.
- Có chủ đề trọng tâm xuyên suốt tác phẩm:
Văn bản sáng tạo thường có chủ đề trọng tâm mà tác phẩm muốn xoáy sâu vào, cho người đọc hiểu rõ về ý đồ của tác giả, cũng như liên kết chặt chẽ các phần lại với nhau. Người viết sẽ sắp xếp những suy nghĩ, thông điệp, cảm xúc mà mình muốn gửi gắm lại thành một chủ đề nhất định và lồng ghép chúng vào trong tác phẩm, qua đó truyền tải đến người đọc. Ví dụ: ca ngợi tình bạn, thể hiện nỗi buồn, lên án tội ác chiến tranh,…
- Văn phong linh hoạt, sử dụng các thủ pháp nghệ thuật:
Ở các tác phẩm học thuật hay báo chí, việc sử dụng những từ ngữ, câu nói, văn phong thể hiện sự chủ quan là rất hạn chế. Nhưng với văn sáng tạo, tác giả có thể thoải mái vận dụng các biện pháp tu từ, từ lóng, những câu miêu tả mỹ miều hay bộc lộ cảm xúc chủ quan,… Họ có thể thể hiện sự yêu, ghét, vui, buồn với các sự vật, sự việc, hiện tượng trong văn bản sáng tạo của mình, tạo nên phong cách cá nhân, thoát ra khỏi những khuôn khổ giới hạn.
3. Cách rèn luyện kỹ năng creative writing
Để có thể vận dụng nhuần nhuyễn kỹ năng creative writing, bạn cần phải học hỏi và rèn luyện liên tục mỗi ngày. Sau đây là một số lưu ý mà bạn nên tuân theo để có thể nâng cao khả năng viết sáng tạo của mình. Những lưu ý này sẽ rất có ích cho những bạn mới bắt đầu rèn luyện creative writing.
- Chăm chỉ đọc thật nhiều:
Để viết tốt, bạn nên đọc nhiều, đọc bất cứ thể loại gì bạn hứng thú: lịch sử, địa lý, văn hóa, chính trị,… Những kiến thức bạn đọc được sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để bạn vận dụng vào trong tác phẩm văn sáng tạo của mình, cũng như để định hình sở thích và hướng viết phù hợp với bản thân. Đọc nhiều sách là bạn đồng thời cũng luyện tư duy, làm phong phú vốn từ, học được các cách dẫn truyện, cách triển khai và giải quyết vấn đề, cách sử dụng nghệ thuật ngôn từ,…
- Vận dụng thủ pháp nghệ thuật:
Các thủ pháp nghệ thuật giúp câu chuyện của bạn sống động hơn rất nhiều, bạn đừng chỉ viết những câu trần thuật khô khan mà phải biết vận dụng linh hoạt nhiều thủ pháp khác nhau để lôi cuốn người đọc: ẩn dụ, so sánh, từ tượng hình tượng thanh, tạo nhịp điệu cho câu cú,…
- Sáng tác mọi lúc mọi nơi:
Bất cứ khi nào có một ý tưởng nảy lên trong đầu, bạn nên lập tức triển khai nó thành văn sáng tạo, cho dù chỉ là một đoạn ngắn thôi cũng được. Bất kể ý tưởng đó nghe có vẻ nhảm nhí hay cụt ngủn thì cũng đừng bỏ qua, vì nó có thể là tiền đề tạo cảm hứng cho những ý tưởng xuất sắc về sau. Để đảm bảo sáng tác linh động được như vậy, bạn nên thủ sẵn bên cạnh mình giấy bút, sổ tay, máy tính bảng, bất cứ thứ gì tiện lợi để ghi chép.
- Đặt câu hỏi “Sẽ ra sao nếu…”:
Để khai thác khả năng sáng tạo của bạn, hãy tự hỏi bản thân những câu bắt đầu bằng "Sẽ ra sao nếu…?”, điều này sẽ buộc trí não bạn phải suy nghĩ ra các phương hướng, khả năng của sự việc là luyện cho bạn một trí tưởng tượng phong phú. Bạn không cần bắt đầu suy nghĩ những vấn đề quá cao siêu, bắt đầu bằng những vấn đề nhỏ bé vu vơ thôi cũng được. Ví dụ: Sẽ ra sao nếu chú chim này biết nói nhỉ? Sẽ ra sao nếu mình có thể bay?
- Tạo ra nhân vật dựa trên người thật mà mình biết:
Việc tạo ra nhân vật dựa trên đặc điểm ngoại hình và tính cách của một ai đó ngoài đời thật sẽ giúp phát triển nhân vật có hệ thống và hợp lý hơn. Đồng thời, bí quyết này cũng giúp bạn xây dựng được đa dạng nhân vật hơn thay vì đi vào lối mòn một kiểu nhân vật duy nhất. Hãy quan sát mọi người xung quanh mình và ghi chép một vài đặc điểm về tính cách, hành vi, cách suy nghĩ của họ và xem xem nó có khơi gợi cho mình ý tưởng nào hay không.
Trên đây là những thông tin giải thích khái niệm creative writing là gì và bí quyết để phát huy khả năng creative writing, đây là một kỹ năng quan trọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc và cả đời sống tinh thần của cá nhân bạn đấy. Chúc bạn sớm làm chủ được những kỹ năng creative writing xuất sắc nhé!
1116 0