Tìm hiểu về vốn chủ sở hữu là gì trong báo cáo tài chính

Theo dõi work247 tại
Đới Thanh Nga tác giả work247.vn Tác giả: Đới Thanh Nga

Đối với việc thành lập doanh nghiệp thì hai nguồn vốn nợ và vốn chủ sở hữu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nguồn vốn này được huy động từ đa dạng các nguồn khác nhau và mang tính chất cũng như công dụng khác nhau. Hãy cùng bài viết dưới đây của work247.vn tìm hiểu về vốn chủ sở hữu là gì và những thông tin có liên quan đến nguồn vốn này nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu vốn chủ sở hữu là gì?

Nguồn vốn chủ sở hữu còn được gọi bằng tên tiếng anh là Owner’s Equity, là vốn được sở hữu bởi doanh nghiệp hoặc nếu trong các công ty liên doanh thì sẽ do các thành viên trong công ty sở hữu. Bên cạnh đó, trong các công ty cổ phần thì vốn chủ sở hữu còn thuộc sở hữu của các cổ đông trong công ty.

Nguồn vốn này chính là nguồn tài trợ thường xuyên và vững chắc của các chủ sở hữu cùng nhau đóng góp, giúp hoạt động kinh doanh của công ty đem về lợi nhuận nếu sử dụng hợp lý phần vốn này. Và đương nhiên nếu doanh nghiệp sử dụng không tốt phần vốn này thì sẽ không thể mang lại lợi nhuận thậm chí là còn lỗ.

Tìm hiểu vốn chủ sở hữu là gì?
Tìm hiểu vốn chủ sở hữu là gì?

Trong các báo cáo tài chính thì vốn chủ sở hữu chính là lượng tiền mà các cổ đông hoặc các thành viên trong công ty đóng góp với các khoản thu được hoặc trừ đi những khoản đã mất trong quá trình kinh doanh.

Trong một số trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nợ nần chồng chất dẫn đến giải thể thì phần vốn chủ sở hữu này sẽ được dùng để thanh toán trước cho các chủ nợ, khi thanh toán xong nếu còn dư thì sẽ chia theo tỷ lệ góp vốn trước đó của các chủ sở hữu.

2. Sự hình thành nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tại Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, cùng tìm hiểu sjw hình thành của nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này nhé.

- Đối với các doanh nghiệp thuộc nhà nước: Nguồn vốn chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp này chủ yếu do nhà nước cung cấp và hỗ trợ, vì vậy nhà nước chính là chủ sở hữu của doanh nghiệp.

- Đối với các công ty hợp danh: Tại các công ty hợp doanh, nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành bởi sự đóng góp của các thành viên thanh gia vào việc thành lập công ty. Những công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất 2 thành viên tham gia góp vốn và những thành viên này chính là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Sự hình thành nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp tại Việt Nam
Sự hình thành nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp tại Việt Nam

- Với các công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây là hình thức hoạt động phổ biến nhất tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được hình thành trên sự đóng góp vốn của các thành viên trong công ty.

- Các doanh nghiệp liên doanh: Những doanh nghiệp hoạt động liên doanh có thể là các công ty hoặc các xí nghiệp liên doanh với nhau và vốn chủ sở hữu của những doanh nghiệp này được hình thành bởi các cá nhân hoặc tổ chức. Tất cả những đối tượng tham gia góp vốn đều trở thành chỉ sở hữu của doanh nghiệp dù đóng góp ít hay nhiều.

- Đối với các doanh nghiệp tư nhân: Với loại hình doanh nghiệp này thì vốn chủ sở hữu là do chủ doanh nghiệp bỏ ra 100%, chính vì vậy mà chủ sở hữu cũng chính là chủ doanh nghiệp luôn. Lúc này, người chủ doanh nghiệp sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm với tài sản của mình dù hoạt động kinh doanh có lãi hay lỗ.

Mặc dù mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ hình thành cho mình nguồn vốn chủ sở hữu khác nhau, tuy nhiên tất cả đều sẽ huy động thêm nguồn vốn này từ nhiều nguồn khác nhau để củng cố vững chắc vốn chủ, bên cạnh đó cũng tạo được sự tin tưởng với đối tác và khách hàng.

3. Những yếu tố cấu thành nên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm những thành phần như: 

- Vốn góp cổ đông

- Thặng dư vốn góp cổ phần

- Lợi nhuận chưa phân phối

- Các quỹ đầu tư và phát triển

- Các quỹ dự phòng

- Các vốn khác của chủ sở hữu

- Phần chênh lệch tỷ giá

- Một số khoản mục khác

Những yếu tố cấu thành nên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Những yếu tố cấu thành nên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Những thành phần trên góp phần tạo nên nguồn vốn chủ sở hữu vững chắc, giúp cho doanh nghiệp có vốn để đầu tư kinh doanh và không bị phụ thuộc quá nhiều vào những khoản đi vay từ bên ngoài.

Và trong quá trình hoạt động kinh doanh nguồn vốn này cũng sẽ có sự thay đổi tăng dựa vào sự đóng góp của chủ sở hữu hoặc từ lợi nhuận thu được và sử dụng để mở rộng thị trường cũng như quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Hướng dẫn cách tính vốn chủ sở hữu

Cách tính vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không hề khó, tuy nhiên thì bạn cần phải hiểu và nắm chắc được những thành phần có trong công thức. Khi thực hiện tính toán bạn cần phải thật cẩn thận và chú ý đến những con số vì chỉ cần sai sót một số thôi là kết quả nhận được sẽ là không chính xác. 

Công thức tính vốn chủ sở hữu được xác định như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn (Tổng tài sản) – Nợ phải trả

Hướng dẫn cách tính vốn chủ sở hữu
Hướng dẫn cách tính vốn chủ sở hữu

Trong đó bạn có thể sử dụng tổng tài sản thay thế cho tổng nguồn vốn vì hai chỉ tiêu này bằng nhau. Tổng tài sản bao gồm rất nhiều những hạng mục khác nhau và những hạng mục có thể quy ra thành tiền thì đều sử dụng được.

Còn nợ phải trả ở đây đó là những khoản tiền doanh nghiệp đi vay từ bên ngoài trong quá trình hoạt động, kinh doanh hoặc những khoản tiền chưa trả cho người bán mà doanh nghiệp giữ lại để củng cố thêm vốn.

Ví dụ về tính vốn chủ sở hữu:

Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ tùng ô tô và có giá trị tài sản ước tính là 10 tỷ đồng, trong đó giá trị nhà máy đã chiếm đến 7 tỷ và số hàng tồn kho của doanh nghiệp hiện tại là 2,5 tỷ đồng, các khoản phải thu của công ty là 1,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công ty đang phải gánh số nợ là 4 tỷ đồng và 600 triệu tiền lương của công nhân, đồng thời nợ một nhà cung cấp hàng hóa khoảng 2 tỷ đồng.

Vậy giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trên sẽ được tính như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả = (10+7+2,5+1,5) – (4+0,6+2) = 15,4 tỷ đồng

Trong trường hợp này thì vốn chủ sở hữu của công ty sẽ là 15 tỷ 400 triệu đồng

5. Sự biến động của vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu sẽ có sự tăng giảm theo từng thời kỳ trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, về cơ bản sự biến động này chỉ tăng và giảm

5.1. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bị giảm khi nào?

Một số trường hợp khiến cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm đó là:

- Trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu

- Giá trị cổ phiếu mà công ty phát hành ra thị trường nhỏ hơn mệnh giá

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bị giảm khi nào
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bị giảm khi nào

- Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản hoặc giải thể

- Đối với những công ty cổ phần thì việc hủy bỏ cổ phiếu quỹ cũng dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm

- Công ty phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh theo quy định

5.2. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng trong trường hợp cụ thể như sau:

- Công ty có thêm sự góp vốn của những chủ sở hữu mới hoặc được góp thêm bởi những chủ sở hữu cũ

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng

- Vốn được bổ sung từ hoạt động kinh doanh tốt, đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp 

- Giá trị cổ phiếu phát hành ra thị trường có mệnh giá cao

- Những khoản như quà biếu, tài trợ và quà tặng sau khi trừ đi thuế phải nộp còn lại là số dương thì sẽ được phép ghi tăng vốn chủ sở hữu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin vô cùng bổ ích giải thích cho câu hỏi vốn chỉ sở hữu là gì mà work247.vn gửi đến bạn đọc. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể xác định được cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp lựa chọn và từ đó mang lại được kết quả kinh doanh tốt cho công ty.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1738 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT