Doanh số bán hàng là gì? Cách cải thiện doanh số bán hàng online
Theo dõi work247 tạiTừ các cửa hàng nhỏ lẻ tới các công ty tập đoàn lớn khi giao nhiệm vụ cho nhân viên bán hàng thì đều dựa trên doanh số bán hàng. Vậy chỉ số về doanh số bán hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện mức độ hiệu quả về hoạt động của doanh nghiệp?
1. Khái niệm doanh số bán hàng
- Doanh số bán hàng được định nghĩa là tổng số tiền mà một cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh bán ra một số lượng hàng trong một thời gian nhất định. Số tiền này đã được tính tổng cả số tiền khách hàng còn nợ, hàng hóa ký gửi để bán hộ.
Có công thức như sau: Doanh số bán hàng = Số lượng hàng hóa x Giá bán
- Nhiều bạn thường hay đồng nhất khái niệm doanh số và doanh thu. Nhưng thực tế, doanh số là khái niệm rộng hơn và bao gồm cả doanh thu. Doanh thu chỉ tính số tiền thu được trong hiện tại chứ không bao gồm số tiền còn nợ hay ký gửi.
- Doanh số bán hàng có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh?
Doanh số bán hàng lớn thể hiện được phần nào đó kết quả hoạt động trong doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp có doanh số lớn khẳng định được mức độ nhận diện thương hiệu cao, khách hàng rất ưu tiên lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp dẫn đến hành vi mua với số lượng nhiều.
Thể hiện định hướng chính xác trong việc lựa chọn sản phẩm: Doanh số cao, tức là doanh nghiệp đã chạm được vào đúng “chỗ ngứa” của khách hàng, khẳng định được khách hàng rất có nhu cầu trong việc tiêu dùng mặt hàng này. Nhu cầu này thường thay đổi theo từng thời điểm khác nhau nên doanh nghiệp cần có những công cụ trong việc nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp những sản phẩm phù hợp mong muốn của khách hàng.
Doanh số bán hàng rất quan trọng với nhân viên sale: Một nhân viên sale được giao trọng trách đạt doanh số X trong thời gian một tháng, theo thời gian thì doanh số này cũng sẽ tăng theo. Việc đề ra doanh số sẽ giúp các nhân viên bán hàng có động lực hơn trong công việc để bán ra được nhiều sản phẩm. Đây cũng là tiền đề cho các công ty phát triển. Doanh nghiệp không bị om vốn do các hàng hóa tồn kho, nhanh chóng quay vòng vốn mà không tốn thêm nhiều chi phí phát sinh trong quá trình lưu giữ hàng hóa.
2. Cách để cải thiện doanh số bán hàng online
Công nghệ ngày càng phát triển cộng thêm tác động của dịch bệnh mà hiện nay, bán hàng và mua hàng online được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn. Từ những mặt hàng gia dụng hàng ngày 5-10 nghìn tới những sản phẩm xa xỉ phẩm hàng triệu, chục triệu tới hàng trăm triệu cũng đã được kinh doanh trực tuyến. Việc mua hàng trực tuyến cũng biến nhiều người trở thành “con nghiện”, muốn mua gì cũng mua online vì tính tiện lợi, giá thành cạnh tranh.
Nhiều người bán hàng online có doanh số rất cao, chốt đơn liên tục. Nhưng có những người đăng bán suốt ngày lại chẳng thể nào ra đơn. Sau đây là 5 tip để cải thiện doanh số bán hàng online.
2.1. Content thúc đẩy hành vi mua
Giống như các chương trình truyền thông của các thương hiệu lớn nhỏ, việc kinh doanh online cũng cần phải có những bài viết thúc đẩy, khuyến khích người mua. Với một bài viết nhàm chán, khách hàng sẽ chỉ lướt qua mà không có gì đọng lại trong đầu. Còn với một bài viết ấn tượng, không những họ đọc kỹ từng câu từ, dù có lướt ra khỏi bài viết của bạn thì trong đầu họ vẫn luôn nghĩ đến cái sản phẩm đó mà quay lại.
Vậy content thúc đẩy hành vi mua được viết như nào? Ví dụ:
- Mua ngay
- Khuyến mại chỉ còn trong 2 giờ
- Thanh lý toàn bộ cửa hàng, để nghỉ dịch (về quê ăn tết)
- Chỉ còn 10 sản phẩm duy nhất
2.2. Flash sale
Flash sale hay còn gọi là thủ thuật bán hàng với giá chớp nhoáng. Đây là điều mà các sàn giao dịch điện tử sử dụng rất nhiều. Nhà bán hàng sẽ giảm giá sản phẩm xuống mức thấp hơn so với giá thông thường, giá chưa từng được áp dụng trước đó, và sẽ điều chỉnh số lượng để bù vào sự giảm giá đó.
Người mua sẽ có suy nghĩ “nếu mình không mua lần này thì sẽ không còn cơ hội mua với giá hời này nữa”, họ sẽ cảm giác “được” nhiều hơn “mất”. Dù những sản phẩm đó, khách hàng chưa thực sự cần thiết hoặc chưa có ý định mua nhưng vì thấy giá quá hời nên kích thích hành vi mua nhanh hơn.
Chắc hẳn các bạn cũng có những lần mua những món đồ mình thực sự chưa cần thiết nhưng vì giá nó rẻ nên vẫn mua đúng không nào? Bạn có tiếc vì mua nó không? Hay cảm thấy thích thú cả ngày vì mua được nó với giá hời và đi khoe với bạn bè thành tích của mình?
2.3. Hàng dùng thử
Hàng dùng thử được áp dụng qua 2 hình thức: một là khách hàng sẽ được hoàn toàn dùng thử sản phẩm một cách miễn phí hoặc cũng có thể là trả một phần giá trị của sản phẩm. Hàng dùng thử được áp dụng nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm, nhất là các mỹ phẩm có giá thành cao.
Người mua thường lưỡng lự không biết sản phẩm đắt tiền đó có thực sự hợp với da mình hay không. Hàng dùng thử sẽ giúp họ trả lời câu hỏi này và hành vi mua sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Các doanh nghiệp tặng hàng dùng thử cho khách hàng cũng khiến cho khách hàng ấn tượng và có thiện cảm ơn với doanh nghiệp. Dù không có ý định mua sản phẩm này, nhưng khi có nhu cầu mua sản phẩm khác thì cũng nhớ tới doanh nghiệp này đầu tiên “top of mind”.
2.4. Mua 1 tặng 1
Đây là thứ gây sốc với khách hàng nhất, thường ở dạng mua hàng tặng chính sản phẩm đó (thường là mức size nhỏ hơn) hoặc tặng các sản phẩm đi kèm như mua sữa rửa mặt tặng một tuýp nhỏ hơn, mua kem đánh răng tặng nước súc miệng, mua dầu gội đầu tặng khăn,...
Đôi khi các sản phẩm tặng kèm là không thực sự cần thiết nhưng các khách hàng vẫn vô cùng thích thú và có thể bỏ thêm một khoản chi phí cao hơn giá sản phẩm không có hàng tặng kèm để có thể sở hữu món hàng tặng đó. Họ thường sẽ tính toán được cái mức giá của hàng tặng kèm đó vô cùng rẻ khi mua tách rời 2 sản phẩm kia.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng không nên sử dụng quá nhiều hình thức đẩy doanh số này khiến cho khách hàng bị “nhờn” với chiến dịch kích cầu này. Suốt ngày mua 1 tặng 1 thì khách hàng sẽ chỉ nghĩ sản phẩm này vốn dĩ bán như thế rồi, nên không cần vội, mua bao giờ cũng được.
2.5. KOLs
Các doanh nghiệp hiện nay sử dụng rất nhiều hình thức này. Họ sẽ phải chi trả một khoản tiền nhất định cho các người nổi tiếng, người có chuyên môn hoặc tầm ảnh hưởng để viết bài, làm video youtube, tiktok, facebook để ngầm PR cho sản phẩm của doanh nghiệp.
KOLs cần phải có đặc điểm tương đồng với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để khi thấy những người mình yêu thích mua hàng ở chỗ này chỗ kia uy tín thì người xem cũng có những hành vi tương tự.
Trên đây là 5 cách để thúc đẩy doanh số trong bán hàng online, tùy theo chủng loại sản phẩm và phương thức bán hàng thì các bạn hãy vận dụng linh hoạt hơn vào doanh nghiệp của mình nhé. Các phương thức này cũng chỉ nên diễn ra trong một thời gian cụ thể chứ không nên xuất hiện quá nhiều nhàm chán cho người xem gây phản tác dụng.
Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết về doanh số bán hàng là gì của chúng tôi. Chúc các bạn có thể phấn đấu xuất sắc hoàn thành doanh số bán hàng trong thời gian sắp tới nhé.
1206 0