Logistics xanh là gì? Xu hướng ngành hậu cần trong thời đại mới

Tác giả: Trương Ngọc Lâm 28-08-2024

Trong thời đại những vấn đề về môi trường được quan tâm nhiều hơn, các xu hướng nhằm bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực cũng được phát triển. Không đứng ngoài điều đó, Logistics xanh cũng đang áp dụng những điều đó để trong cách thức hoạt động của mình. Tìm hiểu về Logistics xanh là gì, cách thức thực hiện và lợi ích nó mang lại cho xã hội ở dưới bài viết này.

1. Định nghĩa Logistics xanh là gì

Logistics xanh là những hoạt động giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình Logistics. Định nghĩa về thuật ngữ này bao gồm giảm lượng khí thải carbon của chuỗi cung ứng, xử lý chất thải, đóng gói, tái chế và giảm năng lượng tiêu thụ. Với việc người tiêu dùng và xã hội ưu tiên quan tâm tới môi trường nhiều hơn thì các công ty Logistics cũng cam kết thực hiện những hoạt động có lợi hơn với môi trường.

Logistics xanh là gì

Một quá trình hậu cần xanh sẽ xuyên suốt kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Trong tất cả các giai đoạn của hoạt động Logistics, mục tiêu xanh dễ dàng đạt được hơn nhờ thương mại điện tử. Thương mại điện tử có thể được sử dụng để loại bỏ việc sử dụng giấy và giảm tiêu thụ năng lượng thông qua việc thay thế các nhiên liệu và tăng hiệu quả hoạt động.

Logistics xanh nhằm mục đích vận chuyển và cung cấp nguyên liệu, sản phẩm với các chi phí thấp nhất có thể, trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn cao nhất, đồng thời giảm tác động đến môi trường trong quá trình này. Hậu cần xanh bao gồm sự thay đổi trong tất cả các bước của chuỗi cung ứng, quan niệm về sản phẩm, thậm chí là việc sử dụng sản phẩm cuối cùng trong một số trường hợp.

2. Mục tiêu của Logistics xanh

Mục tiêu của Logistics xanh là để đo lường lượng khí thải carbon của các hoạt động hậu cần nhằm thiết lập cách thức bắt đầu các biện pháp bền vững và kiểm soát tác động của chúng đến môi trường. 

Mục tiêu của Logistics xanh

Việc thực hiện các biện pháp Logistics xanh là để giảm ô nhiễm không khí, đất, nước và cả tiếng ồn bằng cách phân tích tác động của từng khu vực Logistics, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến quá trình vận tải. Thông qua Logistics xanh, các công ty có thể sử dụng nguồn cung cấp một cách hợp lý hơn, bằng cách tái sử dụng những bao bì tái chế và các thùng đựng.

Mục tiêu cuối cùng của những hoạt động này là lan tỏa tính bền vững đến sự phát triển của chuỗi cung ứng, Logistics xanh cũng giúp cho việc định hình thiết kế sản phẩm và bao bì. Cả hai đều phải được thiết kế nhằm giảm tác động của chúng đến môi trường.

Xem thêm: Hạ tầng Logistics và những điều bạn cần biết về Logistics

3. Cách thức thực hiện Logistics xanh

3.1. Sử dụng các tiêu chí thân thiện với môi trường trong sản phẩm

Các tiêu chí đề cao tính bền vững có thể được bao gồm trong chính sách mua sắm và lựa chọn sản phẩm của một tổ chức khi đánh giá nhà cung cấp. Logistics xanh có thể xuất hiện trong:

- Đặc tính của sản phẩm: Ví dụ như sử dụng bao bì thân thiện với môi trường hoặc hạn chế sử dụng những bao bì làm từ nhựa.

- Quy trình sản xuất: Áp dụng các quy định quốc tế về đảm bảo quản lý môi trường trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Giảm chất thải trong quá trình sản xuất, tái sử dụng nước càng nhiều càng tốt, giảm khí độc hại tối đa trong khi chất lượng sản phẩm cần được giữ nguyên.

Sử dụng các tiêu chí thân thiện với môi trường trong sản phẩm

- Áp dụng công nghệ thông tin trong việc giao thương giữa các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức (B2B), đồng thời sử dụng thương mại điện tử để giảm giấy tờ, tài liệu.

- Lựa chọn nhà cung cấp, tốt nhất là những nhà cung cấp gần với doanh nghiệp nhất. Khi ưu tiên những nhà cung cấp gần, doanh nghiệp có thể đánh giá các nguồn cung cấp thân thiện với môi trường. Mục đích của nó là hạn chế khí thải nhà kính, tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình vận chuyển. 

3.2. Tối ưu hóa việc quản lý đội ngũ vận tải

Giao thông vận tải là một lĩnh vực thải khí carbon nhiều nhất trong chuỗi hậu cần. Bên cạnh việc sử dụng các phương tiện sử dụng nguyên liệu sạch để hạn chế khí thải, thì ta cần sử dụng các hệ thống hỗ trợ lập kế hoạch tuyến đường giao hàng và ưu tiên phân chia tải trọng.

Tối ưu hóa việc quản lý đội ngũ vận tải

Điều này sẽ gia tăng hiệu quả trong việc quản lý đội xe và giúp cắt giảm lượng khí thải do những phương tiện giao thông gây ra. Bằng cách tạo ra các tuyến đường hiệu quả, chi phí được cắt giảm do cần ít tài xế và xe tải hơn, đồng thời giảm mức sử dụng năng lượng.

3.3. Quy trình vận chuyển

Doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ các quy trình vận chuyển, đặc biệt là khi vận chuyển với những chất có thể gây ra các tác động tiêu cực nếu bị tràn ra môi trường như dầu, hóa chất. Có thể nói quy trình vận chuyển hàng hóa có vai trò rất quan trọng trong cả việc phát triển doanh nghiệp lẫn môi trường. Cần chú trọng đến điều này để tránh những rủi ro đáng Có nhiều phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình vận tải nào phù hợp nhất với quãng đường vận chuyển và thân thiện với môi trường nhất. Ví dụ bạn cần vận chuyển xe thì lựa chọn đường sắt sẽ giúp giảm khí thải nhiều nhất.

Xem thêm: Dịch vụ logistics là gì? Tìm hiểu về quy trình Logistics

3.4. Sử dụng những nhà kho tiêu theo tiêu chuẩn về xây dựng và giúp quản lý bền vững

Sự bùng nổ trong lĩnh vực Logistics tạo động lực thúc đẩy nhu cầu về việc xây dựng thêm các nhà kho mới hoặc thiết kế lại cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các tiêu chuẩn có thể được kết hợp trong việc thiết kế nhà kho:

- Thiết kế và xây dựng các nhà kho kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trường, để đảm bảo quản lý tính bền vững của tòa nhà. Ví dụ như việc sử dụng hiệu quả nước và năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và có thể quản lý chất thải trong toàn bộ quá trình xây dựng và sử dụng nhà kho.

Sử dụng những nhà kho tiêu theo tiêu chuẩn

- Nâng cao hoạt động giám sát và thúc đẩy tinh thần tiết kiệm năng lượng. Việc này được thể hiện trong nhiều cách khác nhau, ví dụ như tự động hóa việc bật tắt đèn, hạn chế nhu cầu chiếu sáng nhân tạo. Hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì trên các sản phẩm nhằm tránh lãng phí tài nguyên, đồng thời có thể sử dụng các phương pháp đóng gói linh hoạt, tối ưu hơn.

3.5. Sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu và tái chế chất thải trong nhà kho

Để có thể thực hiện Logistics xanh thì doanh nghiệp có thể sử dụng các tiêu chí bền vững để quản lý chất thải phát sinh trong nhà kho. Doanh nghiệp có thể thiết lập quy trình phân loại rác, giữ lại những nguyên liệu có thể tái chế được để sử dụng tiếp. 

Đồng thời có thể hạn chế việc sử dụng giấy trong kho, thay vào đó là áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin như phần mềm quản lý kho,... Một cách nữa có thể dùng là kiểm soát việc quản lý chất thải, tuân theo các quy trình xử lý hay tái chế phù hợp.

3.6. Cải thiện quản lý kho 

Có thể giảm quy mô hoạt động của nhà kho của bạn nhưng vẫn giữ vững hiệu quả làm việc bằng cách kết hợp giữa quản lý vị trí lưu trữ thích hợp và lập những kế hoạch hàng hóa tối ưu. Doanh nghiệp sẽ không cần lãng phí nhiều diện tích trong kho bãi để bảo quản những vật liệu từ ngày này sang ngày khác mà không có kế hoạch sử dụng.

Ngăn ngừa việc hư hỏng hàng hóa do việc sử xử lý hàng hóa thủ công. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống tự động trong kho và áp dụng FIFO để kiểm soát thời hạn sử dụng của sản phẩm. 

Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên tư vấn môi trường

4. Lợi ích Logistics xanh

Lợi ích đầu tiên của những hoạt động này là giúp cải thiện môi trường khi giảm lượng khí carbon, hạn chế sự ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính gây ra biến đổi khí hậu. Ngoài ra, một công ty khi thực hiện Logistics xanh cũng sẽ được công nhận là thực hiện các quy định về môi trường. Đồng thời, khi cắt giảm sự thừa thãi trong nguyên liệu, tái chế vật dụng thì doanh nghiệp đó đã tiết kiệm chi phí đáng kể.

Lợi ích Logistics xanh

Logistics xanh còn giúp cho chuỗi cung ứng được tối ưu hóa, loại bỏ những bước thừa, tập trung vào hiệu quả và mang lại lợi ích cho môi trường. Đồng thời, Logistics xanh cũng giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh mạnh mẽ khi mà doanh nghiệp áp dụng các chính sách Logistics xanh sẽ được người tiêu dùng đánh giá cao hơn, nâng tầm thương hiệu và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Logistics xanh trong thời gian tới sẽ trở thành một xu hướng mạnh mẽ hơn nữa. Với việc hậu cần xanh là mối quan tâm của nhiều đối tượng thì các doanh nghiệp cần nắm bắt Logistics xanh là gì và ưu tiên sự phát triển bền vững trong quy trình hậu cần của mình. Những hoạt động thân thiện với môi trường này sẽ không chỉ làm hài lòng khách hàng mà còn giảm đáng kể chi phí nhiên liệu và lượng khí thải carbon, giúp thế giới ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.