Sự kiện ngày môi trường thế giới là ngày nào? Ý nghĩa của ngày môi trường.
Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 04-07-2024
Ngày môi trường thế giới hay World Environment Day (WED) hằng năm được tổ chức vào ngày 5 tháng 6 là một trong những sự kiện lớn nhất năm. Đây được coi là sự kiện nhằm hướng về trái đất và bảo vệ trái đất. Những hành động đẹp đẽ nhằm bảo vệ môi trường sẽ được nêu cao và nhân rộng đến mọi người mọi nhà.
1. Ngày môi trường thế giới là sự kiện gì?
Kể từ năm 1972, sự kiện ngày môi trường thế giới đã chính thức được thành lập và trở thành một sự kiện thường niên được các quốc gia, chính phủ và người dân hết sức quan tâm, hưởng ứng.
Năm 1972, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thành lập Ngày Môi trường Thế giới đầu tiên tại Hội nghị Stockholm về Môi trường Con người. Vào năm 1974, ngày môi trường thế giới lần đầu tiên được tổ chức với chủ đề "Only One Earth".
Từ đó, ngày môi trường thế giới đã được hình thành và sau nhiều năm đi vào hoạt động đã chính thức được đăng cai tổ chức tại các quốc gia trên thế giới. Với sự kiện ngày môi trường thế giới đã mang đến cho chính phủ các nước, quốc gia và vùng lãnh thổ những nỗ lực và cải thiện nhằm nâng cao chất lượng môi trường và đưa ra các giải pháp kịp thời cho vấn đề môi trường hiện nay.
Xem thêm: Vệ sinh môi trường là gì? Biện pháp vệ sinh môi trường cấp thiết
2. Các chủ đề được quan tâm tại sự kiện ngày môi trường thế giới.
Con người đã khai thác ngày càng kiệt quệ những tài nguyên thiên nhiên môi trường không thể tái sử dụng. Chúng ta cũng đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên và hủy hoại môi trường sinh thái một cách điên cuồng nhằm phục vụ mục đích của chính con người một cách không có điểm dừng và giới hạn.
Mỗi giây trôi qua thế giới lại mất đi một cánh rừng để xây dựng khu công nghiệp, xây nhà, phục vụ hoạt động đa dạng của con người. Không chỉ là rừng mà tài nguyên nước cũng bị xâm phạm một cách dã man. Mà không một ai nghĩ đến những hậu quả mà thế hệ sau phải gánh chịu lớn lao đến nhường nào. Rừng ngập mặn cũng chẳng còn là bao so với những gì nguyên sơ mà no tạo ra trên trái đất.
Khoảng 50% các rạn san hô đã bị mất đi và có tới 90% các rạn san hô sẽ bị mất đi vào năm 2050. Điều này rất đáng báo động cho nhân loại.
Việc làm cần thiết và cấp bách ngay bây giờ của con người là ngăn chặn và ngăn ngừa các hành vi gây ảnh hưởng và tổn thất đến môi trường. Có thể sẽ là đi từ khai thác thiên nhiên đến chữa lành nó.
Sự kiện có tính chất thiên niên kỷ hiện nay đó là phục hồi hệ sinh thái do Liên Hợp Quốc đề ra. Nó được coi là sứ mệnh toàn cầu và cũng nhằm hồi sinh hàng tỷ hecta rừng, đất nông nghiệp, đất canh tác từ núi cao cho đến vực sâu, biển thẳm. Nơi đâu con người khai thác phá hủy thiên nhiên được thì nơi đó đều cần phải phục hồi.
Chỉ khi những yếu tố về môi trường được cải thiện thì con người mới có thể sống một cách thảnh thơi và lành mạnh, cũng như nâng cao được kế sinh nhai cho người dân, chống lại biến đổi khí hậu và ngăn ngừa sự suy giảm của đa dạng sinh học.
Nói tóm lại, những việc mà con người cần làm để hưởng ứng ngày môi trường thế giới sẽ cung cấp một nền tảng toàn cầu để truyền cảm hứng cho những sự thay đổi tích cực. Nó góp phần thúc đẩy cá nhân suy nghĩ tích cực về môi trường xung quanh, cách họ sống chung với môi trường; các doanh nghiệp sẽ có những mô hình xanh hơn, người nông dân và nhà sản xuất bền vững hơn. Các chính phủ cũng đầu tư vào việc chữa lành các vết thương về môi trường. Các nhà giáo dục sẽ truyền cảm hứng và thông điệp đến học sinh.
3. Các mốc thời gian tổ chức sự kiện ngày môi trường thế giới qua các năm.
“Many species, one planet, one future” là chủ đề của năm 2010 được tổ chức tại Rwanda nhằm tôn vinh những giá trị về sự đa dạng sinh học và sự sống trên trái đất như một phần của dự án năm thế giới về đa dạng sinh học năm 2010 do Liên Hợp Quốc tổ chức.
Ngày môi trường thế giới năm 2011 diễn ra tại Ấn Độ với chủ đề “Rừng- thiên nhiên phục vụ bạn” đã đem đến những góc độ khác nhau của một môi trường thiên nhiên đang gồng mình chịu đựng những gì mà con người tạo ra.
Năm 2012, ngày môi trường thế giới được tổ chức với chủ đề chính là Kinh tế Xanh. Lúc này đây, việc kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đã được nêu cao. Được tổ chức tại Brazil- quốc gia Châu Mỹ với nền kinh tế phát triển nên định hướng về môi trường có phần đầy đủ và giàu tính nhân văn cũng như tầm nhìn sâu rộng hơn.
WED 2013 lấy chủ đề dựa trên dấu ấn của thực phẩm, với khẩu hiệu “Think, Eat, Save”. Liên Hợp Quốc nhắc nhở chúng ta rằng một phần ba tổng số lương thực được sản xuất không được sử dụng từ trang trại này đến bàn ăn khác, có nghĩa là 1,3 tỷ tấn thực phẩm, trị giá 1.000 tỷ đô la, bị lãng phí. Số tiền này sẽ đủ để nuôi 870 triệu người thiếu đói trên khắp thế giới, cũng như giảm đáng kể lượng khí thải CO2, theo Business Standard.
Năm 2014 là năm của biển, với chủ đề “Raise your Voice not the Sea Level” nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề mà các quốc đảo đang phải đối mặt do mực nước biển dâng cao.
Năm 2015, WED được tổ chức bởi Milan, Ý, với chủ đề “Seven Billion People, One Planet, Consume with Care”. Năm đó, WED là chủ đề phổ biến nhất, điểm nóng trên Twitter tại hơn 20 quốc gia.
“Không khoan nhượng đối với buôn bán trái phép động vật hoang dã” là chủ đề của ấn bản năm 2016, do Angola tổ chức, trong khi ấn bản năm 2017, được tổ chức với khẩu hiệu “Kết nối con người với thiên nhiên” để nêu bật vai trò quan trọng của chúng ta trong việc bảo vệ hành tinh, mà chúng tôi được liên kết chặt chẽ và phụ thuộc vào nó, với các lễ kỷ niệm chính thức diễn ra ở Canada.
Năm 2018, ngày môi trường thế giới do Ấn Độ tổ chức, nhằm “Giải quyết ô nhiễm nhựa”. Vào năm 2019, WED đã tập trung nỗ lực để "Giải quyết ô nhiễm không khí", một vấn đề do Trung Quốc lựa chọn, quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ô nhiễm không khi ngay giữa lòng thủ đô.
Xem thêm: Việc làm môi trường xử lý chất thải
4. Tác động của ngày môi trường thế giới đến Việt Nam.
Hưởng ứng phong trào của ngày môi trường thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài vấn đề toàn cầu này. Với những cơ hội và thách thức đặt ra cho vấn đề môi trường tại Việt Nam có thể thấy rằng Việt Nam không hề nằm ngoài những gì mà thế giới đang phải hứng chịu.
Chính vì vậy, Việt Nam cũng có những sự kiện trọng đại để hướng ứng ngày môi trường thế giới như:
- Tuyên truyền tới người dân về tháng hành động vì môi trường theo hướng tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu thiên nhiên.
- Tổ chức các hoạt và sự kiện vì môi trường như các chiến dịch ra quân trồng cây xanh, thu gom và xử lý rác thải, thay đổi thói quen sử dụng túi nilon sang các chất liệu thân thiện với môi trường.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường và tăng cường cải thiện chất lượng môi trường sống.
- Quy hoạch vùng đô thị và những khu công nghiệp để có biện pháp xử lý chung cho những vùng này.
- Nêu cao tinh thần ứng phó với biến đổi khí hậu và sự thay đổi thất thường của thời tiết và điều kiện tự nhiên.
Tóm lại những gì mà Việt Nam đã làm được góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và hưởng ứng phong trào của ngày môi trường thế giới cũng như hiểu rõ hơn về môi trường khắc nghiệt tại Việt Nam. Thông qua đó có thể thấy được vị trí của một nước đang phát triển đối với vấn đề môi trường đang ngày càng được nâng cao tại Việt Nam.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã có thể hình dung được những gì mà chúng tôi mang tới về ngày môi trường thế giới. Những ý nghĩa và tính chất, thông điệp tốt đẹp của ngày môi trường thế giới. Hãy cùng hưởng ứng và truyền tải những thông điệp tốt đẹp này đến mọi người để hành tinh của chúng ta ngày càng xanh và hòa bình.