Product design là gì? Những yếu tố quan trọng để trở thành một product design

Tác giả: Trần Hải Minh

Có lẽ trong thời đại công nghệ số ngày nay, bạn đã nghe qua một hoặc thậm chí nhiều lần từ product design. Vậy bạn đã biết product design là gì? Những công việc của product design và để trở thành một product design cần những gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó một cách cụ thể.

1. Product design là gì? Những yếu tố để trở thành một product design

1.1. Product design là gì?

Theo tên gọi tiếng anh product có nghĩa là sản phẩm. Design có nghĩa là thiết kế. Vậy product design có nghĩa là thiết kế sản phẩm. Đây là một công việc cụ thể của các nhà thiết kế. Chịu trách nhiệm sáng tạo và thiết kế các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời phải đạt được mục tiêu của doanh nghiệp bằng cách đạt được các sản phẩm mang tính ứng dụng cao.

Product design là gì?

Thẩm mỹ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của product design. Nhưng trên tất cả thì độ hiệu quả hay khả năng giải quyết các vấn đề và nhu cầu mới là yếu tố quan trọng hàng đầu. 

Xem thêm: Layout design là gì? Những nguyên lý cơ bản trong thiết kế layout

1.2. Những yếu tố để trở thành một product design

Để trở thành một product design thì các kỹ năng mềm và trình độ chuyên môn rất quan trọng với bạn. Dưới đây work247 sẽ đưa ra các kỹ năng quan trọng mà bạn cần:

1.2.1. Kỹ năng phân tích

Một sản phẩm khi cho ra mắt thì cần rất nhiều yếu tố. Nó không chỉ đơn giản là sản phẩm này đẹp, có tính thẩm mĩ cao. Mà nó còn là sản phẩm mang tính ứng dụng, có nhiều người tìm kiếm và sử dụng. Thời gian sử dụng sản phẩm là bao lâu, số lượng tương tác và các tính năng của nó. 

Chính vì thế người thiết kế sản phẩm phải cần có kỹ năng phân tích để phân tích nhu cầu thị trường, số lượng cần thiết, cần thêm gì và nên bỏ bớt gì. Để từ đó có thể đáp ứng được nhanh nhất và phù hợp nhất cho người dùng. 

1.2.2. Kỹ năng thiết kế

Để thiết kế ra đường các sản phẩm thì đương nhiên đây là một kỹ năng không thể thiếu rồi. Dù là sản phẩm gì đi nữa thì chuyên môn về thiết kế là rất quan trọng. Nếu mà không có kỹ năng này thì bạn sẽ không thể trở thành một product design được.

Kỹ năng thiết kế

Ngoài việc biết thiết kế ra những sản phẩm đẹp bên ngoài, bạn còn phải xem trải nghiệm của người dùng với nó có tốt không. Và sự hài lòng của khách hàng luôn được đặt lên trên hàng đầu với mọi sản phẩm thiết kế. 

Cùng với đó, một product design sẽ có lợi thế hơn nhiều nếu có thể trang bị cho mình kỹ năng thiết kế motion. 

1.2.3. Khả năng lên chiến lược

Nếu bạn nghĩ rằng là một product design thì không cần lên chiến lược, chỉ cần thiết kế xong sản phẩm là xong thì bạn đã sai. Đây cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng và là bước mà bất kỳ một nhà thiết kế nào cũng cần trải qua. Bởi vì sao ư? Bởi vì khi thiết kế bất kỳ sản phẩm nào bạn cũng cần biết mục tiêu mình thiết kế sản phẩm này là gì. Điều gì sẽ khiến cho người dùng trả tiền cho việc sử dụng nó. 

Việc đặt ra một mục tiêu rõ ràng cũng như tầm nhìn là vô cùng quan trọng bởi nếu không có nó đội ngũ thiết kế sẽ không thể biết được công việc cụ thể mà mình phải làm. Về lâu dài tính ổn định sẽ giảm theo thời gian và các sản phẩm khó mà có thể trở thành hiện thực được.

 Khả năng lên chiến lược

1.2.4. Tư duy phản biện

Bất kỳ một cái gì đó khi cho ra mắt ngoài thị trường thì sẽ có nhiều người đánh giá. Kể cả một con người, một bài hát, một app hay một sản phẩm nào đó. Nó sẽ có rất nhiều các ý kiến xung quanh: khen , chê hay thậm chí còn có nhiều bình luận ác ý hơn. Việc biết lắng nghe, chắt lọc các nhận xét đó sẽ giúp cho product design hoàn thiện hơn và vẫn sẽ đi theo đúng cái mục tiêu ban đầu.

2. Các công việc của một product design

2.1. Xác định được mục tiêu

Như đã nói bên trên, việc xác định được mục tiêu là yếu tố quan trọng hàng đầu, là yếu tố cốt lõi khi cho ra mắt một sản phẩm. Việc xác định được mục tiêu đồng nghĩa với việc bạn đã đi được một nửa chặng đường, một nửa còn lại nó sẽ phụ thuộc và vào khả năng thiết kế và chiến lược kinh doanh của bạn.

Xác định được mục tiêu

2.2. Xây dựng giá trị cốt lõi

Việc xây dựng giá trị cốt lõi sẽ giúp cho sản phẩm bạn đặc biệt và có giá trị hơn. Giá trị cốt lõi ở đây là như thế nào? Là sản phẩm của bạn thực sự có ích, được nhiều người tin tưởng và nó có những điểm đặc biệt mà không có sản phẩm nào có được. Việc xây dựng được giá trị cốt lõi thì sản phẩm của bạn sẽ được tin tưởng về lâu dài, dù người dùng có đổi sang bất kỳ sản phẩm nào khác vẫn sẽ nhớ tới những đặc biệt mà chỉ sản phẩm của bạn mới có được. 

Xem thêm: Flat design là gì? Thông tin và đặc điểm của phong cách Flat design

2.3. Xác định đối tượng khách hàng

Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu rất khó. Một sản phẩm được cho ra thị trường thì không thể nào đáp ứng được tất cả nhu cầu tất cả mọi người. Vì vậy trước khi thiết kế sản phẩm hãy chọn lựa ra nhóm khách hàng mà mình muốn hướng tới. Là khách hàng có độ tuổi, giới tính như thế nào, hay là những khu vực mà mình muốn hướng tới là ở đâu. Đây là một trong những bước rất quan trọng trong quy trình thiết kế sản phẩm.

Xác định đối tượng khách hàng

2.4. Phác thảo trước ý tưởng

Việc phác thảo ý tưởng sẽ không tốn nhiều thời gian của bạn. Tuy nhiên nó là nền móng cho những dự định phía sau. Không ai có thể nghĩ trong đầu thôi mà khi thực hiện có thể làm hoàn chỉnh tất cả được. Hãy phác thảo ra những ý tưởng đơn giản nhất, cốt lõi nhất để khi bắt đầu thực hiện nó sẽ được trơn tru hơn. Sau khi phác thảo xong bạn có thể đi xin các ý kiến, nhận xét từ những người khác có chuyên môn hơn. Điều này sẽ giúp cho bạn tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình cho ra mắt sản phẩm.

2.5. Triển khai ý tưởng

Sau cùng thì giai đoạn này chính là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình thiết kế ra một sản phẩm và nó sẽ là giai đoạn tốn nhiều thời gian nhất. Bạn sẽ dựa trên những phác thảo của mình để làm ra sản phẩm. Có ba công đoạn trong gia đoạn này là: Xây dựng, đánh giá và cải tiến. Khi làm xong sản phẩm bạn cần phải cho trải nghiệm thử từ một bộ phận người dùng khác. Từ đó sẽ có những nhận xét, phát hiện ra những lỗi, điều gì còn thiếu trong sản phẩm của mình để tiến hành cải thiện và hoàn chỉnh hơn trước khi cho ra mắt chính thức.

Lưu ý: Bạn cũng hãy chính là người trải nghiệm sản phẩm và hãy đánh giá một cách khách quan thì mới nhận thấy được những thiếu sót.

Triển khai ý tưởng

2.6. Đo lường và đánh giá hiệu quả

Sau khi cho ra mắt sản phẩm. Bạn không thể cứ thế coi như là xong được. Đây chính là bước cuối cùng để đánh giá sản phẩm của bạn có thật sự hoàn hảo chưa. Hãy khắc phục những điểm chưa tốt và phát triển thêm những điểm mạnh trong sản phẩm của mình. 

Hãy bắt đầu bằng những thông số cơ bản như: Mức độ hài lòng của khách hàng, tính năng được nhiều người sử dụng nhất, những nhận xét phía dưới sau khi trải nghiệm từ khách hàng. 

Trên đây là tất và những gì về product design. Bài viết đã cung cấp cho bạn biết product design là gì, những điều cần có khi trở thành một product design và các công việc của product design. Hi vọng những thông tin trên của work247.vn sẽ có ích với bạn.