Người khuyết tật là gì? Quyền lợi nào cho người khuyết tật?
Tác giả: Hằng Lê 22-03-2024
Người khuyết tật là gì?Như thế nào thì được gọi là người khuyết tật? Người khuyết tật sẽ được hưởng những quyền lợi như thế nào so với người bình thường?
1. Người khuyết tật là gì
Người khuyết tật – đây là một bộ phận những người phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những con người bình thường khác, họ sẽ mắc phải một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần trên cơ thể, những khiếm khuyế đó gây ra những suy giảm đáng kể và ảnh hưởng lâu dài trực tiếp đến khả năng tư duy, thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm: Nhà vi bằng là gì và những thông tin bạn cần biết!
2. Phân loại người khuyết tật
Khuyết tật cũng có nhiều loại, trên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Có người bị khuyết đi một phần trên cơ thể như: câm, điếc, mù lòa, tật nguyền nhưng tư duy và trí tuệ của họ vẫn tốt nhưng có những người cơ thể họ vẫn bình thường nhưng lại gặp vấn đề về tư duy như: thiểu năng, tự kỉ, chậm phát triển tinh thần. Bởi vậy chúng ta có thể phân chia người khuyết tật thành những nhóm sau:
2.1. Người khuyết tật vận động
Đây là những người bị khiếm khuyết, mất đi một phần cơ thể như: tay, chân, mặt mũi, tóc tai…hoặc là bộ phận sinh dục. Để có thể duy trì được những sinh hoạt thường ngày họ buộc phải có người thân hoặc các phương tiện để hỗ trợ như: nạng, xe lăn, tay giả, chân giả….
2.2. Người khuyết tật về thị giác
Người khuyết tật về thị giác hay còn được gọi là người khiếm thị, đây là những người sẽ gặp khiếm khuyết về mắt, tùy từng mức độ khiếm thị khác nhau mà người khuyết tật về giác mặc sẽ gặp phải những trường hợp về suy giảm chức năng và tầm nhìn của mắt hoặc nặng hơn là khiến họ mù lòa không nhìn thấy được. Để có thể sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày họ buộc phải cần những phương tiện hộ trợ
Ngoài ra, chúng ta có thể bắt gặp một số trường hợp người khuyết tật về mắt có một mắt nhìn được nhưng một mắt không nhìn được hoặc là hỏng hoàn toàn cả hai mắt. Do vậy, dựa vào độ khuyết tật của mắt khác nhau mà người ta sẽ chia làm 2 loại đó là người nhìn kém và người mù
2.3. Người khuyết tật về thính giác
Người khuyết tật về thính giác hay còn gọi là người điếc. Đây là trường hợp những người sẽ gặp khiếm khuyết về tai, tùy vào từng mức suy giảm chức năng trong vấn đề về khả năng nghe ở các mức độ với tần suất khác nhau mà sẽ khiến họ nghe không rõ hoặc điếc hoàn toàn
Khi khả năng nghe bị suy giảm thì cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ khó hoặc không thể giao tiếp với mọi người xung quanh vì không thể nghe được và bị hạn chế về mặt ngôn ngữ. do vậy để giao tiếp với người khiếm thính hoặc để người khiếm thính giao tiếp với mọi người thì buộc họ phải có sự hỗ trợ của máy trợ thính hoặc phải biết được về ngôn ngữ kí hiệu
Tùy vào khả năng nghe của người khuyết tật về thính giác, người ta sẽ chia khuyết tật về thính giác thành các mức độ khác nhau và áp dụng các biện pháp trợ nghe để những người khuyết tật có thể nghe rõ hơn. Đối với những trường hợp nghe không rõ có thể hỗ trợ máy trợ thính
2.4. Người khuyết tật về ngôn ngữ
Người khuyết tật về ngôn ngữ hay thường được mọi người gọi là người câm. Đây là trường hợp những người không nói được, họ có thể bị câm hoặc một số trường hợp không bị câm nhưng họ lại mắc phải nói ngọng, nói lắp, nói không rõ, nói một cách rất khó nghe khiến người nghe không thể hiểu được ý người đó đang muốn nói gì thì đó được gọi là khuyết tật ngôn ngữ. Nếu như Người khuyết tật về ngôn ngữ không kèm các vấn đề như bị bại não, đao, thiểu năng trí tuệ thì họ có thể chỉ bị khuyết tật về ngôn ngữ mà không bị vấn đề gì về thần kinh cơ thể.
Thường thì những người khuyết tật về ngôn ngữ sẽ đi kèm luôn những biểu hiện của người khiếm thính. Khiến cho việc giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng của họ càng thêm khó khăn, vì thế để giao tiếp buộc họ phải trang bị cho mình khiến thức về ngôn ngữ kí hiệu
2.5. Người khuyết tật về trí tuệ, tư duy
Người khuyết tật về trí tuệ, tư duy - đây có thể hiểu là những người có IQ ở mức thấp hơn so với người bình thường khiến họ bị hạn chế về mặt nhận thức, tư duy kém nên những kiến thức mà họ tiếp thu được cũng như năng lực và trình độ đối với việc học và làm việc của họ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều
Khả năng tiếp thu kém kéo theo hành vi nhận thức và tự phục vụ bản thân cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Biểu hiện có thể dễ thấy ở những Người khuyết tật về trí tuệ là: bị ngớ ngẩn hoặc người gặp những vấn đề về thần kinh hay không tiếp thu được các kiến thức mà mọi người đã truyền đạt.
Những người mắc khuyết tật về trí tuệ thường bị từ thời kì bẩm sinh nhưng phải sau một vài tuổi thì bố mẹ, phụ huynh mới có thể nhận ra con mình có những triệu chứng của người khuyết tật về trí tuệ hay không.
Để có thể nhận biết rõ về những người bị khuyết tật trí tuệ chúng ta có thể căn cứ vào những biểu hiện như dưới đây.
+ Người có biểu hiện khó tiếp thu được những kiến thức, nội dung các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, chậm hiểu những nội dung mà mọi người nói, rất hay quên
+ Không biết cách diễn đạt ngôn ngữ, ngôn ngữ nghèo nàn.
+ Ít nói, lầm lì trong giao tiếp
+ Không tử chủ trong các sinh hoạt cá nhân của bản thân: đi tiểu tiện tại chỗ, đái dầm….không hoặc khó nhận biết được các hoạt động, các sự vật, hiện tượng xung quanh, bên cạnh đó họ có thể rất khó kiểm soát được hành vi của bản thân: nóng giân, đập phá đồ đạc, đánh bạn (biểu hiện này rất dễ thấy ở những trẻ mắc bệnh tự kỉ)
Một số người khuyết tật trí tuệ cơ thể còn có thể mắc thêm các triệu chứng của người khuyết tật vận động như: không thể đi lại, không nói được, khuyết một bộ phận cơ thể…
3. Nguyên nhân dẫn đến người khuyết tật
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật có tác động từ rất nhiều yếu tố, có những yếu tố có thể tác động và ảnh hưởng đến con người làm họ bị dị dạng, khuyết tật mà vô tình chúng ta không hề để ý đến. Một số ngyên nhân gây ra tình trang khuyết tật
- Do di truyền
- Do hội chứng chiến tranh – chất độc da cam
- Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động
- Môi trường sống và làm việc không đảm bảo ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể
- Người mẹ nhiễm các thói quen xấu khi mang thai: hút thuốc, nghiện rượu…khiến cho thai nhi bị dị dạng
- Bà bầu khi mang thai mắc các bệnh dịch nhưng không có biện pháp khắc phục kịp thời khiến thai nhi bị ảnh hưởng
- Trẻ sinh ra nhưng lại không được thực hiện tiêm phòng và sử dụng các dịch vụ ý tế đúng cách
4. Rào cản của người khuyết tật với xã hội
- Khó khăn trong việc học tập: Với khó khăn khi vận động, trí tuệ kém, khó tiếp thu hay đơn thuân như việc không thể nghe, không thể nhìn thấy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và việc tiếp thu kiến thức của họ, mọi thứ đều hạn chế hơn.
- Rào cản trong hôn nhân, tìm kiếm bạn tình: Do những định kiến xã hội, thiếu tự tin về bản thân, tâm lý mặc cảm về hình thể nên người khuyết tật rất sợ và e ngại không dám tìm bạn đồng hành, một phần nữa là do sức khỏe bị hạn chế, không đủ khả năng chăm lo gia đình cũng khiến cho tâm lý lo sợ về hôn nhân lại càng lên cao
- Người khuyết tật khó có cơ hội tìm việc làm: Hiện nay ngay cả số lượng những trung tâm tư vấn việc làm cho người khuyết tật cũng rất khan hiếm, đặc biệt là các doanh nghiệp lại yêu cầu năng xuất cao, không hứng thú với người khuyết tật. Với những người khuyết tật chưa có tay nghề thì cơ hội xin việc lại càng khó khăn hơn rất nhiều
- Bị xã hội phân biệt xa lánh: Dù hiện nay xã hội đã văn mình hơn rất nhiều, xong vấn còn đó rất nhiều trường hợp người khuyết tật không được đối xử công bẳng, họ khinh miệt và phân biệt đối xử. Thay vì nhận được sự cảm thông, giúp đỡ từ mọi người, rất nhiều người khuyết tật đang hàng ngày, hàng giờ sống trong nghèo đói, xa lánh và sự kì thị của xã hội.
5. Giao tiếp với người khuyết tật như nào?
Tùy vào những trường hợp người khuyết tật mà chúng ta có thể nhận biết và tiếp xúc với họ bằng nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên việc bản thân bị khiếm khuyết trên cơ thể rất dễ khiến người khuyết tật trong trạng thái tự ti về bản thân, ngai giao tiếp, va chạm với những người bình thường. Với những lời nói vô tư, hành động chưa suy nghĩ của mình bạn rất có thể vô tình làm ảnh hưởng tiêu cực tới người khuyết tật, làm tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý của họ. Bởi thế, khi giao tiếp với người khuyết tật bạn cần phải dựa trên sự tôn trọng, nghiêm túc và lịch sự dựa trên sự tuân thủ các bước sau:
- Đối xử nhẹ nhàng, giao tiếp lịch thiệp với người khuyết tật
- Không trêu đùa, xúc phạm đến danh dự của người khuyết tật
- Hòa đồng, không có những lời nói hay hành động phân biệt người khuyết tật
- Lắng nghe những điều họ nói, họ muốn truyền đạt
- Giúp đỡ khi họ gặp phải khó khăn
- Đối với người khiếm thị, khi giao tiếp bạn cần phải nói rõ cho họ bạn là ai, không cố lôi kéo chỉ đường cho họ khi họ không muốn
- Đối với người khiếm thính, trước khi muốn giao tiếp bạn cần phải vẫy tay trước mặt họ để hướng sự chú ý của họ vào bạn
6. Người khuyết tật sẽ được hưởng trợ cấp xã hội như thế nào
6.1. Phân chia mức độ khuyết tật
Tùy vào từng dạng và mức độ khuyết tật nặng hay nhẹ mà Đảng và Nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ khác nhau. Trong đó căn cứ để người khuyết tật hưởng mức bảo trợ xã hội được phân thành như sau:
- Người khuyết tật đặc mất hoàn toàn các khả năng kiểm soát, chức năng hoạt động của bản thân, họ không thể tự mình làm chủ trong những sinh hoạt hàng ngày như: di chuyển, vệ sinh cá nhân,… mà hoàn toàn phải phụ thuộc vào người khác. Đây là những người sẽ được xếp vào mức độ người khuyết tật nặng
- Người khuyết tật tuy mang trong mình những khiếm khuyết của cơ thể nhưng họ vẫn có thể tự làm chủ được cho cuộc sống bản thân, tư duy, vẫn động của họ vẫn ở mức ôn định mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Đây là nhóm người ở mức khuyết tật nhẹ là những trường hợp sẽ không thuộc các đối tượng trên được quy định tại điểm a và điểm b của khoản này.
- Đối tượng được hưởng hỗ trợ xã hội cho người khuyết tật gồm:
+ Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng. Nhưng phải đang nuôi dưỡng, chăm sóc trực tiếp cho người khuyết tật.
+ Các tổ chức, cá nhân người đang nhận nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật nặng.
6.2. Mức hỗ trợ xã hội cho người khuyết
Tại khoản 1 điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ – CP ngày 21/10/2013 quy định mức trợ cấp , trợ giúp xã hội chuẩn là 270.000 đồng/tháng.
Theo khoản 1 điều 4 Nghị định số 136/2013/NĐ – CP ngày 21/10/2013 quy định hệ số tính mức trợ cấp xã hội cho người khuyết tật hàng tháng được tính như sau:
+ Mức trợ cấp cho người khuyết tật đặc biệt nặng = mức trợ cấp chuẩn x hệ số 2.0
+ Mức trợ cấp cho người khuyết tật nặng là trẻ em, người cao tuổi = mức trợ cấp chuẩn x hệ số 2.5
+ Mức trợ cấp người khuyết tật nặng = mức trợ cấp chuẩn x hệ số 1.5
+ Mức trợ cấp người khuyết tật nặng là người cao tuổi, trẻ em = mức trợ cấp chuẩn x hệ số 2.0
Giả sử người bị tai nạn suy giảm khả năng lao động 68% thì mức hưởng trợ cấp xã hội được tính như sau:
Mức trợ cấp thực tế hàng tháng được hưởng thực tế = mức trợ cấp chuẩn x hệ số
Số tiền trợ cấp người đó được nhận = 270.000 x 1.5 = 405.000 đồng.
- Tại khoản 3 điều 17 của Nghị định 28/2012/NĐ – CP quy định người trực tiếp chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hưởng mức kinh phí hỗ trợ x hệ số 1.0
- Tại điều 30 Hồ sơ đề nghị để người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội, sẽ gồm những giấy tờ như sau:
+ Tờ khai thông tin người khuyết tật theo mẫu của Bộ LĐTBXH.
+ Giấy xác nhận người khuyết tật (bản sao).
+ Sổ hộ khẩu (bản sao).
+ Giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân (bản sao).
Sau khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ sẽ được gửi về Ủy ban nhân dân xã để được xét duyệt và công nhận hưởng chế độ.
Xem thêm: Công chức loại A1 là gì? Những thông tin bạn cần biết!
7. Vai trò của người khuyết tật đối với cộng đồng
Tuy với rào cản về thể chất, sức khỏe về tinh thần nhưng người khuyết tật mang lại nghị lực rất lớn, tinh thần ý chí vươn lên trong cuộc sống cao hơn so với người bình thường. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những tấm gương nghị lực vươn lên, đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội, để lại sự ngưỡng mộ của mọi người: như Anh Nguyên Văn Hùng – người thầy tý hon ở một lớp dạy tin học tại Hà Nội, như Cô gái Nguyễn Thị Ngọc Tâm - cô giáo xương thủy tinh,…..
Họ góp phần tăng gia sản xuất phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế. Thậm trí có những người khuyết tật đang là chủ doanh nghiệp, rất nhiều người đã xây dựng được sự nghiệp thương hiệu cho riêng mình
Nhiều người khuyết tật khi thành công họ đã mỡ những lớp đào tạo nghề miễn phí cho những người có hoàn cảnh giống mình…Họ chính là những người truyền cảm hứng to lớn không chỉ cho những người khuyết tật giống họ mà ngay cả những người bình thường cũng phải lấy đó làm động lực khiến bản thân cần phải cố gắng hơn.
8. Công tác xã hội với người khuyết tật
Xã hôi ngày càng phát triển, việc chăm lo đời sống và nâng cao tinh thần người khuyết tật cũng đã được Đảng và Nhà nước chú ý rất nhiều, xã hội đặc biệt quan tâm, nhiều hoạt động công tác, các chương trình giúp đỡ người khuyết tật ngày càng được tăng cường nhằm chăm sóc đời sống cho người khuyết tật được hiệu quả và nâng cao hơn đồng thời giúp họ vượt qua những định kiến và rào cản,mạnh dạn tham gia vào các hoạt động xã hội
9. Tạm kết
Như vậy chúng ta đã có những cái nhìn cụ thể về người khuyết tật là gì và ảnh hưởng của nó đối với xã hội cũng như những sự khó khăn của người khuyết tật như thế nào trong cuộc sống hiện nay. Mọi người hãy cố gắng xóa bỏ những sự kỳ thị không đáng có để cuộc sống của những người khiếm khuyết được trọn vẹn hơn.
Nhằm chung tay kêu gọi cộng đồng giúp đỡ, bảo vệ người khuyết tật, từ năm 2010, Chính phủ đã chọn ngày 18/4 hàng năm là ngày "Người khuyết tật Việt Nam". Cũng theo thống kê năm 2011, Việt Nam có khoảng 6,1 triệu người khuyết tật. Họ là những người không may mắn,bởi vậy, mỗi người trong chúng ta hãy luôn hỗ trợ, động viên để những người gặp hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi, trong đó có người khuyết tật tự tin, hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một bộ phận người khuyết tật dù nhà nước và cộng đồng cũng đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ giúp họ có thể tự tin làm chủ cuộc sống của mình nhưng họ vẫn mang theo lối sống dựa dẫm, họ than thân trách phận và không hề có ý chí tiến thủ.