Tìm hiểu những vấn đề xung quanh tăng trưởng kinh tế là gì?

Tác giả: Quỳnh Trang 17-07-2024

Bạn có biết các nhà kinh tế học so sánh nền kinh tế các quốc gia với nhau dựa vào yếu tố nào không? Tăng trưởng kinh tế là gì? Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói lên điều gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào ý nghĩa các khái niệm đó, hãy kéo xuống và đừng bỏ lỡ những thông tin bổ ích xung quanh tăng trưởng kinh tế.

Cần tìm việc làm

1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế là quá trình có tăng lên của các chỉ số GDP hay GNP và cũng có thể là PIC trên khu vực nào đó trong khoảng thời gian nhất định.

 Tổng các sản phẩm sản xuất ra và dịch vụ cung cấp đến người tiêu dùng của nền kinh tế, được tính thành tổng sản phẩm quốc nội viết tắt là GDP. Qua mỗi năm, tổng sản lượng sẽ có nhiều thay đổi, nếu thay đổi tích cực, chỉ số GDP tăng có thể hiểu là nền kinh tế đó đang tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là gì?

GNP là tổng sản phẩm quốc dân bao gồm GDP cộng với thu nhập ròng của người dân quốc gia đó. GNP là chỉ số của tổng số người dân thuộc khu vực một quốc gia, hoạt động ở trong hoặc ngoài quốc gia đó. Còn GDP là tổng lượng sản phẩm tính trên quốc gia có cả người nước ngoài, công ty nước ngoài hoạt động trên quốc gia này.

Thông thường, đánh giá tăng trưởng của nền kinh tế sẽ dựa vào chỉ số GDP – tổng sản phẩm quốc nội.

Xem thêm: Việc làm giảng viên kinh tế

2. Cách tính tăng trưởng kinh tế

Có 2 chỉ số GDP được tính ra là GDP danh nghĩa và GDP thực tế. GDP danh nghĩa phản ánh sự gia tăng của sản phẩm của năm nay so với năm trước, và so sánh giữa các khu vực khác nhau trong cùng 1 năm nhất định.

Thực chất, sự gia tăng của tổng sản lượng sẽ kèm với sự gia tăng của mệnh giá đồng tiền sử dụng. Đây là tác động của lạm phát vào tổng sản lượng vì các tính được quy đổi ra giá thời điểm tính. Để loại bỏ bớt sự ảnh hưởng này, chỉ GDP sẽ tính trên cơ sở giá gốc cố định của năm cũ được gọi là GDP thực tế.

Đánh giá tăng trưởng kinh tế thông qua GDP

Chênh lệch của GDP thực trong nhiều năm có tăng lên ở nền kinh tế mới được coi là tăng trưởng kinh tế.

Tốc độc tăng trưởng GDP được tính theo phần trăm là trung bình cộng của tổng GDP thực các năm chia cho GDP năm gốc. Chỉ số này chính là đánh giá sát nhất của nền kinh tế hiện nay, cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Xem thêm: [Học kinh tế ra làm gì?] Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Theo các nhà kinh tế học nghiên cứu, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế chịu sự tác động đồng thời của 4 yếu tố khác nhau. Mỗi quốc gia khác nhau, có điểm mạnh mỗi yếu tố khác nhau sẽ cho thấy sự tăng trưởng khác nhau.

3.1. Nhân lực – nguồn lao động cốt lõi

Con người chúng ta phát minh ra máy móc, vận hành máy móc, sản xuất, bán hàng, … có mặt trong tất cả quá trình làm kinh tế. Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng và bắt buộc phải có để tham gia vào nền kinh tế chung.

Có nguồn lao động dồi dào, nhóm người trong độ tuổi lao động đông là một lợi thế để sản xuất, gia tăng sản lượng. Ví dụ ở Việt Nam, đang có thừa số lượng người lao động, giá để thuê lao động rẻ thu hút được các công ty nước ngoài đặt nhà máy tại Việt Nam, sử dụng nhân lực ở đây. Giúp cho GDP của Việt Nam tăng lên.

Ảnh hưởng của nhân lực đến kinh tế

Số lượng người lao động tại một quốc gia là nguồn tài nguyên tự nhiên, khó để có thể tác động lớn, hay thay đổi tích cực trong thời gian ngắn. Phương pháp tốt hơn để phát triển kinh tế là nâng cao năng lực chuyên môn của người lao động.

Nhân lực có trình độ cao có nhiều sáng tạo, đổi mới trong sản xuất, tích hợp sáng chế nhiều loại máy móc tiên tiến hỗ trợ cho con người. Trí tuệ con người cao là tiền đề để phát triển, gia tăng tổng sản phẩm quốc nội.

Mẫu Cv xin việc

3.2. Tài nguyên thiên nhiên do vị trí địa lý

Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên tạo nên các sản phẩm là phương pháp phổ biến đã có mặt từ lâu. Khoa học phát triển, đang theo thiên hướng tái chế sản xuất nhưng khó có thể nào thay thế được hết các nguyên liệu đến từ tự nhiên.

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong kinh tế

Ví dụ như dầu mỏ, khí đốt là nguồn nhiên liệu tạo ra năng lượng chủ chốt và quốc gia sở hữu lượng tài nguyên này như Ả Rập có khả năng kinh tế ở mức cao.

Tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có, có phương pháp khai thác, sử dụng, tái tạo hợp lý là lợi thế trong việc phát triển, gia tăng kinh tế.

3.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất do con người tạo ra

Đi vào thực tế, để hoàn thành sản phẩm nào đó đưa đến tay người tiêu dùng, cần có các máy móc nhà xưởng để sản xuất, cần có nhà cho công nhân ở, cần có xe di chuyển hàng hóa, cảng biển, tàu biển để xuất khẩu hàng hóa, đường xá, giao thông đi lại cho các phương tiện, …

Không kể những vận chất cho riêng doanh nghiệp hay cá nhân nào tự phục vụ mục đích kinh doanh của mình. Chính phủ phải hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng với mục đích chung như hệ thống giao thông, đường xá, thủy lợi, mạng lưới vệ tinh, các công trình công cộng. Xây dựng, bảo vệ cách danh lam thắng cảnh thu hút du lịch, … Điều này quyết định cách thức hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế

Xem thêm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì và thực trạng Việt Nam

3.4. Ảnh hưởng của phát minh công nghệ

Sự phát triển của công nghệ giúp giảm bớt nhu cầu sử dụng lao động mà vẫn đạt hiệu quả cao. Công nghệ là yếu tố để dùng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra các nguyên liệu, đảm bảo đầu vào và bảo vệ trái đất.

Tác động của công nghệ đến sự tăng trưởng kinh tế

Công nghệ cũng là nhân tố để hình thành cơ sở hạ tầng tốt, tối ưu hóa lợi ích đem lại nhiều giá trị để phát triển kinh tế. Công nghệ có mặt trong các yếu tố còn lại, ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của một quốc gia. Giữa các quốc gia có thể học tập, sử dụng lại công nghệ của nước khác để áp dụng vào nước mình, giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra nhanh hơn.

Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường

4. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế cho thấy thu nhập của cá nhân trong nước tăng lên, mức sống của người dân được cải thiện. Kinh tế tăng lên còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nguồn lao động nước nhà.

Tăng trưởng về kinh tế còn giúp nâng cao đời sống của con người, có nhiều cơ sở vật chất tốt, hưởng nhiều phúc lợi Nhà nước đem lại.

Quốc gia có nền kinh tế thấp so với thế giới có cơ hội bắt kịp các khu vực phát triển khác. Quốc gia phát triển mạnh có khả năng xây dựng quốc phòng, thể hiện quyền lực bằng kinh tế, có ảnh hưởng đến các quốc gia khác.

Trái lại, sự tăng trưởng kinh tế khác với phát triển kinh tế toàn diện. Tập trung vào tăng trưởng kinh tế có thể gây nên sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt. Càng đẩy mạnh kinh tế bằng lợi thế đang có, tầng lớp người dân nghèo không có khả năng tham gia vào kinh tế bị bỏ khoảng cách xa hơn.

Ý nghĩa của sự tăng trưởng kinh tế

Tăng cường về kinh tế cũng hao hụt nguồn tài nguyên nhiên liệu sẵn có, ảnh hưởng đến môi trường, làm biến đổi khí hậu.

Một đất nước phát triển thật cần phải đảm bảo xóa đói giảm nghèo, có nhiều các phúc lợi dành chung cho mọi tầng lớp. Quá tập trung vào tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua các lợi ích xã hội khác có thể gây mâu thuẫn nội bộ, những tranh chấp không đáng có.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về sản lượng của một khu vực mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho khu vực quốc gia đó. Có các chỉ số đo lường chung để đánh giá nền kinh tế của quốc gia trong 1 năm. Tăng trưởng kinh tế là mục đích của mọi quốc gia trên thế giới hiện nay.