Vốn cố định là gì? Những điều cần biết về xây dựng vốn cố định
Theo dõi work247 tạiBạn là người kinh doanh hoặc mong muốn phát triển doanh nghiệp của mình? Bạn đang nuôi ý định startup cho một thị trường có tiềm năng? Những thứ bạn cần bỏ ra để làm được tất cả những điều đó chính là vốn cố định hay còn được gọi là đầu tư cố định. Vậy vốn cố định là gì? Tầm quan trọng của vốn cố định đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp như thế nào? Những điều cơ bản cần biết về xây dựng vốn cố định sẽ được phân tích và chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Vốn cố định là gì?
Vốn cố định trong tiếng Anh được viết là Fixed Capital. Có nghĩa là “money that a company has invested in assets such as building, machinery, etc” dịch ra tiếng Việt là tiền để một công ty đầu tư vào tài sản như toà nhà, máy móc, … Tất cả những tài sản cố định đều được gọi chung là vốn cố định.
Vốn cố định là những tài sản và đầu tư vốn bao gồm các tài sản như nhà máy, thiết bị (Property, Plant and Equipment) viết tắt là PP&E. Gọi chung là các các tài sản cố định, chúng đều là những yếu tố cần thiết để bắt đầu cho hoạt động kinh doanh. Ít nhất ở giai đoạn tối thiểu và đầu tiên thì bất cứ một doanh nghiệp hay công ty nào cũng đều cần đến yếu tố của vốn đầu tư.
Những tài sản được coi là cố định thường sẽ không bị tiêu huỷ hay mất đi trong quá trình sản xuất và quản lý cũng như sử dụng các dịch vụ của công ty. Tuy nhiên các loại tài sản này sẽ có giá trị tái sử dụng lâu dài. Thông thường chúng sẽ được khấu hao trên báo cáo kế toán của công ty trong một thời gian dài có thể lên đến tận 20 năm.
Như vậy tóm lại, vốn cố định là vốn không bị tiêu hao hoặc bị tiêu huỷ trong quá trình sử dụng và có thể sử dụng được nhiều lần. Tài sản, nhà máy, thiết bị là những khoản vốn cố định tiêu chuẩn. Vốn cố định thường là những khoản có thanh khoản kém và được khấu hao theo thời gian do chính kế toán công ty báo cáo. Liên quan mật thiết đến tài sản tư bản, đối lập với tư bản cố định là tư bản khả biến.
Khái niệm vốn cố định lần đầu tiên được nhắc đến từ thế kỷ thứ XVIII bởi nhà kinh tế học David Ricardo. Đối với ông, vốn cố định là những loại vốn được dùng để chỉ bất cứ một loại tài sản cố định nào mà không được sử dụng hết trong quá trình sản xuất. Còn theo kinh tế học Macxit thì tư bản cố định có quan hệ mật thiết với tư bản khả biến. Vốn cố định là phần tổng vốn xuất ra của công ty được đầu tư vào các tài sản vật chất như nhà xưởng, phương tiện và máy móc, hoạt động và tồn tại lâu dài trong doanh nghiệp dưới hình thức mua hoặc sở hữu của doanh nghiệp hoặc cho thuê dài hạn.
Ngoài ra phương trình vốn còn được tính là vốn luân chuyển hoặc được tiêu thụ bởi công ty trong quá trình sản xuất. Điều này bao gồm những nguyên vật liệu, nguồn nhân lực và chi phí hoạt động của công ty. Sự phân biệt giữa vốn cố định và vốn luân chuyển là tương đối vì nó đề cập đến thời gian luân chuyển và sự so sánh các loại tìa sản vốn vật chất khác nhau.
Xem thêm: Việc làm phân tích đầu tư
2. Vai trò và tầm quan trọng của vốn cố định
- Tầm quan trọng của vốn cố định đó là các công ty cần vốn cố định để mua tài sản phục vụ cho chính hoạt động của công ty. Mọi công ty đều cần đến vốn cố định để bắt đầu các hoạt động kinh doanh của mình. Không một công ty nào dù lớn hay nhỏ có thể được thành lập mà không sử dụng một loại vốn đầu tư nào cả.
Số vốn cố định tối đa được yêu cầu trong giai đoạn thành lập công ty. Ở mức độ này, vốn cố định thường chỉ được đáp ứng về mặt chi phí sơ bộ.
- Quảng bá công ty hay chi phí xúc tiến thương mại cho công ty: đây là hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu của công ty bao gồm những chi phí phát sinh như chuẩn bị báo cáo các dự án, thanh toán các chi phí sơ bộ trong giai đoạn thành lập công ty; phí pháp lý và các nghiệp vụ; phát hành báo cáo minh bạch của công ty cho các nhà đầu tư.
- Hiện đại háo mô hình công ty: là một cách tiếp cận đặc biệt và vô cùng sáng tạo để nâng cao năng suất cũng như chức năng hiện có của bất cứ hệ thống hay quy trình nào. Hiện đại hoá là cần thiết để nâng cao hiệu suất và kết quả làm việc cũng như thực hiện các nghiên cứu và phát triển mới. Công cuộc hiện đại hoá bắt buộc cần có sự tiếp thu thành tựu về khoa học kỹ thuật máy móc mới. Lúc này cần đến vốn cố định để mua những loại máy móc mới đó.
- Vốn cố định có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thay thế các tài sản lỗi thời và làm chậm tiến trình phát triển của doanh nghiệp.
- Mở rộng và đa dạng hóa công ty: mở rộng ở đây có nghĩa là tăng trưởng của hoạt động kinh doanh trong cùng lĩnh vực của nền kinh tế. Và hầu hết các công ty đều phải trải qua giai đoạn này để mở rộng và đa dạng hoá công ty. Một công ty cần có nguồn tài chính dưới dạng vốn cố định.
- Tự động hoá công ty là quá trình giảm sự phụ thuộc của lao động thủ công và thay vào đó là sự can thiệp nhiều hơn của thiết bị máy móc và lắp đặt các hệ thống máy móc vận hành có khả năng tự động hoá.
Nếu một công ty sử dụng nhiều lao động sẽ dẫn đến tăng thêm nhiều chi phí. Khi áp dụng tự động hoá thì doanh nghiệp sẽ chỉ cần thực hiện cải tiến kỹ thuật rất lâu mới cần đến sự thay đổi.
- Mở rộng phạm vi hoạt động: trọng tâm chính của các doanh nghiệp là hoạt động sản xuất và kinh doanh. Chính vì vậy các công ty cần quan tâm đúng mức đến mạng lưới phân phối của mình để tăng cường bán hàng hoá và dịch vụ. Và đương nhiên khi mở rộng phạm vi hoạt động thì bắt buộc các công ty cần đầu tư thêm vốn cố định.
Xem thêm: Tìm hiểu về vốn chủ sở hữu là gì trong báo cáo tài chính
3. Đặc điểm của vốn cố định
Những đặc điểm dễ nhận dạng nhất của vốn cố định như sau:
- Được sử dụng để mua tài sản cố định: vốn cố định là vốn đầu tư vào các loại tài sản cố định hay nói cách khác nó là vốn dùng để mua tài sản cố định. Tài sản cố định có thể được chia thành hai loại chính sau đây. Tài sản cố định hiện hữu bao gồm đất đai, nhà cửa, máy móc. Và tài sản cố định vô hình đó là các sáng chế, bản quyền và lợi thế thương mại.
- Xúc tiến và mở rộng kinh doanh: vốn cố định là vô cùng cần thiết để thúc đẩy toàn bộ hoạt động kinh doanh và các hoạt động phụ trợ khác. Vốn cố định còn giúp thúc đẩy và mở rộng cũng như đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
- Tính thanh khoản thấp: bất cứ một thứ gì dễ bán ra thị trường và có giá trị kỳ vọng thì đều có thể được cho là thanh khoản được. Tính thanh khoản thấp là một thứ không dễ dàng được nhận ra hoặc không dễ dàng để bán được. Các tài sản của vốn cố định cũng được cho là tính thanh khoản thấp vì chúng đề không dễ bán.
Luôn tồn tại trong tự nhiên: điều này có nghĩa là không bao giờ mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn và không thể rút khỏi doanh nghiệp. Trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản hay đóng cửa thì vốn cố định sẽ được chuyển nhượng cho người khác hay còn được gọi là thanh lý.
- Các nguồn vốn: các nguồn vốn chính của vốn cố định đó là giấy nợ, cổ phiếu và các khoản vay dài hạn (đến từ các tổ chức tài chính).
- Lượng vốn cố định: lượng vốn cố định căn cứ vào các loại hình sau đây như bản chất của quá trình kinh doanh, quy mô của công ty hay tổ chức, vị trí của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, phương thức sản xuất.
- Nhu cầu dài hạn: vốn cố định nhằm đáp ứng các nhu cầu dài hạn của công ty ví dụ như hỗn hợp, hợp nhất, hợp tác nước ngoài, chia sẻ hoặc cho thuê công nghệ.
- Nguồn của cải và sự rủi ro: vốn cố định cũng mang tính chất của một loại vốn có tính rủi ro. Điều đó xuất phát từ các yếu tố như: khấu hao tài sản cố định, chi phí lãi vay, sửa chữa và dự phòng, những điều không chắc chắn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguồn lợi nhuận: là khoản bao gồm sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Tài sản cố định của là nguồn để sinh ra lợi nhuận bằng cách bán đi các sản phẩm của nó. Vốn cố định không tự sinh ra lời nhưng nó thông qua quá trình sử dụng để tạo ra lợi nhuận cụ thể là thông qua nguyên liệu. sức lao động và cơ sở hạ tầng và cấu trúc thượng tầng.
- Ngoài ra vốn cố định còn có một số đặc điểm khác như cải thiện hệ thống phân tích, cung cấp sự ổn định lâu dài cho doanh nghiệp, nhận diện các khoản vay có kỳ hạn, cải thiện tỷ lệ vốn của chủ sở hữu.
Xem thêm: Mẫu thẻ tài sản cố định và cách lập mới nhất dành cho bạn!
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn cố định
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn cố định đó là:
- Bản chất của kinh doanh: số vốn cố định mà doanh nghiệp yêu cầu còn phụ thuộc vào bản chất, loại hình và loại hoạt động mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Các công ty và doanh nghiệp được đòi hỏi để sử dụng nhiều vốn cố định hơn cho hoạt động kinh doanh.
- Quy mô kinh doanh: quy mô kinh doanh tỷ lệ thuận với vốn cố định. Có nghĩa là một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ cần nhiều vốn cố định để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đó là doanh thu và lợi nhuận, số lượng nhân viên, vốn đầu tư hoặc đóng góp của doanh nghiệp, so sánh lợi nhuận với các đối thủ khác, so sánh thị phần của doanh nghiệp.
- Quy mô hoạt động: là yếu tố thường được biểu thị về khối lượng sản phẩm mà công ty bán thành công ra thị trường. Quy mô hoạt động phụ thuộc vào tổng số vốn cố định mà doanh nghiệp đó nắm giữ. Nhìn chung, quy mô doanh nghiệp lớn sẽ có vốn cố định lớn.
- Sử dụng công nghệ là việc công nghệ được đưa vào để thực hiện các hoạt động kinh doanh và ảnh hướng đến nhu cầu về vốn cố định. Mặc dù các công nghệ hiện đại có tính chất là sự sáng tạo tuy nhiên chúng thường tốn kém để thực hiện hoặc chi phí cao hơn so với các công nghệ truyền thống. Việc không sử dụng công nghệ mới thì đồng nghĩa với việc phải tăng nhân lực có tay nghề và trình độ cao và phải đào tạo chuyên nghiệp. Nói chung công nghệ là cái mà doanh nghiệp cần đầu tư để tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, kéo theo vốn cố định tăng.
Ngoài ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến vốn cố định như loại hình sản phẩm của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, phương thức mua tài sản và trợ cấp từ chính phủ. Để xác định được nhu cầu vốn cố định cần thiết phải nhắc đến các yếu tố của từng giai đoạn phát triển của công ty.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn đầu tư
Như vậy tổng quan chung về vốn cố định đã được chúng tôi làm rõ qua bài viết này. Bạn đọc quan tâm có thể đón đọc và tham khảo những cái hay và sự đặc sắc mà chúng tôi khám phá được về vốn cố định.
1280 0