Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là gì? Có làm khởi sắc một Quốc gia

Tác giả: Hằng Lê

Một đất nước phồn vinh, không thể chỉ dựa vào nguồn vốn và nguồn nhân lực của riêng đất nước đó mà còn cả nguồn đầu tư, tận dụng được dòng di chuyển vốn vào từ các nước trên thế giới, đó gọi là “vốn đầu tư nước ngoài”. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia khác. Vậy thu hút vốn đầu tư nước ngoài là gì? Tại sao mỗi một quốc gia đều cần sự trợ giúp từ các nước bạn trên thế giới thì hãy cùng work247.vn tìm hiểu ngay nhé.

1. Những điều bạn cần biết về thu hút vốn đầu tư nước ngoài

1.1. Vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Vốn đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân của quốc gia này đầu tư vốn vào một quốc gia khác dưới mọi hình thức khác nhau để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi ích hữu hình hoặc vô hình.

Vốn đầu tư nước ngoài là gì?

1.1.1. Các loại vốn đầu tư nước ngoài

Di chuyển vốn (đầu tư) nước ngoài sẽ có hai kiểu đầu tư là đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Để hiểu rõ hơn thì work247.vn sẽ giải thích tóm tắt cho về hai hình thức này.

Đối với đầu tư trực tiếp hay còn gọi FDI (Foreign Direct Investment) là hoạt động đầu tư dài hạn do các tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ tự mình hoặc cùng với các tổ chức, cá nhân của nước sở tại bỏ vốn vào kế hoạch sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận trong kinh doanh. Hình thức đầu tư ở đây có thể là xây dựng các cơ sở hạ tầng sản xuất, kinh doanh và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nắm quyền quản lý.

Đầu tư gián tiếp (International Portfolio Investment) là hình thức đầu tư ra nước ngoài bằng cách sở hữu cổ phiếu hoặc trái phiếu nước đó, nhằm mục đích sinh lợi đồng vốn và giảm thiểu rủi ro đầu tư. Nhưng khác là nhà đầu tư không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn đầu tư đó.

Tác động của vốn đầu tư nước ngoài

1.1.2. Tác động của vốn đầu tư nước ngoài đến các nước nhận đầu tư

Một quốc gia khi nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, kéo theo đó là những lợi ích cho quốc gia đó. Điều này sẽ là những cơ hội to lớn cho đất nước khi được tiếp xúc với nền văn minh, tiên tiến từ các nước trên thế giới. Một vài lợi ích phải kể đến như là: Làm tăng thu nhập quốc nội (GNI), Tạo công ăn việc làm, Tăng thu nhập cho người dân bản địa, Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Tạo cơ hội cho người dân được tiếp xúc, học tập các thiết bị công nghệ hiện đại từ các nước tư bản phát triển.

Không thể phủ nhận những giá trị từ đồng vốn ngoại đem lại nhưng ta cũng đừng nên chỉ nhìn vào mặt tích cực mà bỏ qua các mặt tiêu cực của nó được. Việc nhận quá nhiều đầu tư sẽ khiến quốc gia đó bị giảm tỷ suất lợi nhuận trong nước, ảnh hưởng tới sản lượng của các sản phẩm cùng ngành khi được sản xuất nội địa. Việc nước ngoài đem máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy cũng chính là nguyên nhân chính khiến các nước sở tại bị ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Tác động của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Xem thêm: Quỹ đầu tư tương hỗ là gì và các chính sách đầu tư tương hỗ

1.2. Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Quốc gia có thực sự cần thiết?

1.2.1. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hoạt động kêu gọi vốn (tiền, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị công nghệ,...) từ các nhà đầu tư nước ngoài vào một dự án sản xuất, kinh doanh cụ thể nào đó.

Mục đích của việc kêu gọi vốn đầu tư là để tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài để nhanh chóng triển khai các dự án còn dang dở.

1.2.2. Một quốc gia làm sao để có đủ sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài?

Để một quốc gia có sức hút đối với các cá nhân, tổ chức bên ngoài lãnh thổ và muốn họ rót tiền vào thì đất nước đó buộc phải đáp ứng được những điều kiện mà work247 liệt kê sau:

- Tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội ổn định từ trong nước đến thế giới: Đây là yếu tố quan trọng tác động đến nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Nhà đầu tư sẽ nhìn vào tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội để nhận định xem đây có phải là một quốc gia được quản lý tốt, thị trường ổn định và không có nhiều biến động ảnh hưởng đến dòng tiền của họ.

- Nguồn tài nguyên phong phú: Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư sẽ tận dụng được nguồn nguyên vật liệu có sẵn ở đất nước sở tại mà không phải mất thêm chi phí nhập khẩu, vừa không mất thời gian vận chuyển.

- Trình độ chuyên môn của người lao động: Trình độ chuyên môn của người lao động trong nước tốt sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu được chi phí và thời gian đào tạo nhân công.

Làm thể nào để thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Xem thêm: Điều chỉnh dự án đầu tư là gì và những điều bạn cần biết

2. Thái độ của Việt Nam trước các nhà đầu tư trên thế giới

2.1. Định hướng phát triển thu hút vốn đầu tư quốc tế của Việt Nam

- Xác định vốn đầu tư quốc tế là một nguồn vốn quan trọng.

- Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp: Sử dụng chính sách đối nội, đối ngoại khéo léo để thu hút thật nhiều dòng tiền di chuyển vào đất nước. Trong đó chú trọng nhiều hơn đến nguồn vốn ODA.

- Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp: Việt Nam sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng mở cửa, thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.

- Việt Nam xác định sẽ không quá phụ thuộc vào vốn đầu tư quốc tế, phát huy tối đa tinh thần tự lực cánh sinh, lấy nội lực làm nhân tố quyết định để phát triển, nhằm giữ vững sự tự chủ của nền kinh tế, sự độc lập về chính trị, lãnh thổ của nước nhà.

Việt Nam hội nhấp với các quốc gia trên thế giới

2.2. Các công cụ quản lý của Chính phủ Việt Nam để vừa thu hút vừa không bị phụ thuộc vốn đầu tư

Chính phủ kiểm soát các dòng vốn từ bên ngoài di chuyển vào Việt Nam bằng những chính sách, hệ thống pháp luật và buộc các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ, chấp hành. Việc nhà nước quản lý nghiêm ngặt sẽ giúp ta vừa tận dụng được nguồn vốn từ nước ngoài nhưng không bị lệ thuộc, các doanh nghiệp nội địa không bị mất thị trường trong nước, kích thích cạnh tranh, kinh doanh sản xuất.

Hạn chế đầu tư: Một trong những hình thức để giúp ta kiểm soát được các tổ chức nước ngoài đó là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc sử dụng các hình thức phạt (cấm). Tính đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải nộp cho nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam 7 đầu thuế, chính là: Lệ phí môn bài, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế giá trị gia tăng, Thuế xuất - nhập khẩu, Thuế tài nguyên, Thuế bảo vệ môi trường và Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Việc thu thuế từ các tổ chức nước ngoài sẽ đem lại nguồn ngân sách lớn cho đất nước. Ta có thể tận dụng nguồn ngân sách đó để xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo, cải thiện trình độ chuyên môn nguồn nhân lực trong nước.

Không chỉ áp dụng hình thức thuế mà nhà nước ta còn sử dụng những chính sách khuyến khích như: Bảo hiểm rủi ro, Cho vay và Có những chính sách thuế ưu đãi. Những chính sách này nhằm mục đích thu hút và giữ chân các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Việt Nam vừa cứng rắn vừa mềm dẻo trong khâu quản lý

Qua bài viết trên, work247.vn đã cung cấp cho bạn một vài thông tin về thu hút vốn đầu tư nước ngoài là gì? Các chính sách của Việt Nam trong thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin về các lĩnh vực khác bạn có thể theo dõi thêm nhiều bài viết hay từ work247.vn nhé.