Thương vụ là gì? Những thương vụ đình đám ở Việt Nam

Tác giả: Hằng Lê 26-07-2024

Đối với những nhà kinh doanh thì việc hợp tác có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp. Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp, đối tác với nhau trong cùng hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho mô hình kinh doanh trở nên đa dạng và phát triển hơn. Để có thể hợp tác được bền vững thì cần nắm rõ về khái niệm thương vụ là gì, quy trình của một thương vụ M&A. Những vấn đề đó đều sẽ được làm rõ ngay trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu khái niệm thương vụ là gì?

Thương vụ được hiểu là một phương thức hợp tác trong lĩnh vực kinh tế để nói về những vụ làm ăn, kết hợp kinh tế có quy mô và giá trị lớn. Cụ thể bản chất của thương vụ được hiểu là giao dịch trao đổi buôn bán, hợp tác của các bên nhà đầu tư, kinh doanh sau khi đã hoàn thành xong thương lượng, thống nhất về lợi ích và trách nhiệm của các bên.

Thương vụ

Chính vì vậy, một thương vụ nào đó ở trong lĩnh vực kinh tế sẽ có những ý nghĩa và mục đích sau đây:

Một thương vụ sẽ xuất phát từ nhiều yếu tố nhưng chung quy mục đích cuối cùng là hướng đến đạt mục tiêu về lợi nhuận giữa bên mua hoặc bên bán hoặc phía nhà đầu tư. Trên thực tế một thương vụ làm ăn sẽ được xuất phát từ các yếu tố như sau:

- Về phía bên thực hiện bán hoặc nhận nguồn đầu tư sẽ là bên kêu gọi thương vụ nhằm phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp mình. Họ sẽ trình ra những gì mà bên họ có thể làm để đem về lợi ích nếu bên nhà đầu tư đầu tư vào họ, họ sẽ đưa ra những điều kiện để làm thỏa mãn bên nhà đầu tư, thúc đẩy họ đầu tư vào doanh nghiệp mình.

- Về phía bên mua hoặc bên đầu tư sẽ là những người có khoản tiền nhàn rỗi hoặc dư tiền và muốn tìm kiếm đối tượng đầu tư nhằm gia tăng số vốn của mình lên đồng thời giúp cho bên nhận đầu tư phát triển hơn. Bên phía nhà đầu tư thường là những ông lớn hoặc những cá nhân đã có tên tuổi trên thị trường, những đối tượng này có mối quan hệ, kinh nghiệm và nguồn vốn to lớn để đầu tư.

Thương vụ bạc tỷ

Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? Các lưu ý cần biết khi đầu tư tài chính

2. Những thương vụ đình đám ở Việt Nam

2.1. VinMart hòa làm một với Masan

Vào ngày 03/12/2019, tập đoàn VinGroup cùng với tập đoàn Masan đã ký kết thành công thỏa thuận đối với thương vụ hoán đổi cổ phẩn của công ty VinCommerce cùng với công ty VinEco. Thương vụ này với mục đích để tối ưu về thế mạnh của phía 2 công ty trong lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ. Cụ thể phía VinGroup sẽ hoán đổi lại toàn bộ số cổ phần ở trong VinCommerce trở thành cổ phần cho phía công ty mới ngay sau khi sáp nhập xong và khi đó phía Masan sẽ nắm phần quyền kiểm soát hoạt đồng còn phái Vingroup sẽ chỉ còn là cổ đông trong đó.

Sáp nhập đầu tư

Với việc sáp nhập này thì phía công ty mới sẽ có được một mạng lưới khổng lồ gồm 2.600 siêu thị cùng với các cửa hàng của VinMart và cả VinMart + trải rộng khắp 50 tỉnh thành, một hệ thống gồm có 14 nông trường sản xuất sử dụng công nghệ tân tiến của VinEco.

2.2. Vinamilk mua đứt 75% vốn của GTNFoods

Cuối năm 2019, phía Vinamilk đã không còn chỉ sở hữu số vốn tại GTNFoods là 43,17% nữa mà đã nâng lên đến 75% sau khi bỏ ra khoản tiền khổng lồ đề mua về 79,6 triệu cổ phiếu của GTN với mức giá trên sàn chứng khoán khi đó là 22.800 đồng đối với một cổ phiếu, tức là phái Vinamilk đã chi ra con số khoảng 3.400 tỷ đồng. Qua đó, GTNFoods đã sáp nhập thành công ty con của Vinamilk.

GTNFoods là doanh nghiệp sản xuất thương hiệu sữa Mộc Châu, do đó việc nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 75% cho thấy Vinamilk đã thâu tóm hoàn toàn thương hiệu sữa Mộc Châu.

Việc mua lại phần lớn cổ phần ở GTNFoods mang lại rất nhiều lợi ích cho phía Vinamilk trong tương lai nhờ việc gia tăng thị phần cùng với việc gia tăng nguồn cung ứng sữa nhờ việc có thêm đàn bò sữa của bên sữa Mộc Châu cùng với quỹ đất rất màu mỡ để chăn nuôi.

Mua lại cổ phần

Xem thêm: Tìm kiếm việc làm

2.3. BIDV và thương vụ chốt M&A lớn nhất ngành ngân hàng

Phía KEB Hana của Hàn Quốc đã trở thành một cổ đông khổng lồ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam gọi tắt là ngân hàng BIDV khi đã có cho mình 603,3 triệu cổ phiếu của BIDV tức là sở hữu 15% vốn của ngân hàng này với mức giá khi đó là 33.640 đồng trên một cổ phiếu.

Ngay sau đó vốn điều lệ đã nâng lên là 40.220 tỷ đồng, vốn Nhà nước tại BIDV sẽ giảm xuống chỉ còn trên 80% phần vốn điều lệ.

Nhờ giao dịch khổng lồ này mà phần vốn điều lệ của BIDV đã được tăng lên từ 34.187 tỷ thành 40.220 tỷ đồng trở thành ngân hàng có quy mô khổng lồ nhất Việt Nam.

Góp vốn đầu tư

Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn ngân hàng

2.4. Tập đoàn SK sở hữu 6,15% vốn của tập đoàn Vingroup sau khi chi 1 tỷ USD

Vào ngày 25/05/2019, phía tập đồng SK đã mua đứt 250 triệu cổ phiếu của tập đoàn Vingroup với mức giá khi đó là 113.000 đồng trên một cổ phiếu tức là giá trị đó ở mức hơn 14,400 tỷ đồng, sau khi trừ đi các khoản phí thì phía VIC đã thu được cho mình 17.065 tỷ đồng.

Sau khi thương vụ được ký kết thì phần vốn điều lệ của phía tập đoàn Vingroup đã tăng lên thành 33,459 tỷ đồng còn tập đoàn SK thì thành nhà cổ đông nước ngoài sở hữu cổ phần lớn nhất với 6,16% vốn điều lệ của tập đoàn Vingroup.

Đôi chút thông tin về tập đoàn SK là một trong những tập đoàn phát triển đa ngành lớn bậc nhất tại Hàn Quốc với rất nhiều khoản đầu tư vào viễn thông, điện tử, công nghệ cùng với năng lượng, đầu tư vào logistics và cả lĩnh vực dịch vụ. Tập đoàn SK với mô hình kinh doanh rộng lớn ở trên 40 quốc gia trên thế giới, vào năm 2018 tổng tài sản của công ty này là 184 tỷ USD.

Hợp tác làm ăn

2.5. Sơn Tùng M-TP rót tiền đầu tư vào startup 

Luxstay là một startup của Việt Nam cung cấp các nền tảng để đặt căn hộ, đặt phòng du lịch,... startup này đã thu hút được nguồn vốn đầu tư từ phía nam ca sĩ trẻ Sơn Tùng M-TP.

Mặc dù đã thông báo rằng phía công ty Luxstay đã nhận được phần đầu tư từ phía nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP trên tư cách là chủ tịch của công ty M-TP Entertainment. Mặc dù vậy nhưng cả hai bên vẫn chưa muốn tiết lộ về số tiền đầu tư này.

Sự kiện ký kết gây nhiều chú ý của giới truyền thông cùng với khán giả vào ngày 29/11/2019 ở thành phố Hồ Chí Minh bởi ngoài Sơn Tùng M-TP thì còn có sự góp mặt ký kết của các shark bao gồm shark Phạm Thanh Hưng là phó chủ tịch của CENGroup cùng với shark Nguyễn Thanh Việt là Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ tầng và giao thông hay còn gọi là công ty Intracom.

Trước đó, trong chương trình thương vụ bạc tỷ mùa 3, shark Hưng đã đồng ý góp vốn là 2 triệu USD để đổi lấy 6,8% cổ phần của phía Luxstay, cụ thể 1 triệu USD trong đó dành cho 4,8% cổ phần với đi kèm với các cam kết và 2% cố phần của Luxstay ưu đãi giá 1 USD kèm theo điều kiện nhằm hỗ trợ startup, 1 triệu USD với quyền được mua cổ phần mới trong vòng gọi vốn sau với mức giá thấp hơn 20%.

Đối với shark Nguyễn Thanh Việt cũng đồng ý ký kết thương vụ đầu tư 2 triệu USD để dành lấy 5% cổ phần của Luxstay, cụ thể trong đó sẽ bao gồm 1 triệu USD cho 5% cổ phần đi kèm theo điều kiện, 1 triệu USD dành cho quyền mua cổ phần trong vòng gọi vốn kế tiếp với giá thấp hơn 20%.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc đẹp

Như vậy là vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được khái niệm của thương vụ là gì? Cùng với đó là những thương vụ đình đám ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Hy vọng những bạn đọc được bài viết này cũng sẽ có cho mình những thương vụ bạc tỷ thành công và phát triển như vậy.