Tìm hiểu withholding tax là gì? Cập nhật thông tin về withholding tax
Tác giả: Hà Ngọc Nhi 09-07-2024
Mỗi quốc gia đều có quy định về rất nhiều các loại thuế thu nhập khác nhau. Bạn đã từng nghe đến cụm từ “withholding tax” chưa? Bạn có thực sự hiểu withholding tax là gì? Bài viết dưới đây mình sẽ cùng bạn tìm hiểu các thông tin xoay quanh withholding tax nhé.
1. Định nghĩa về withholding tax
1.1. Khái niệm
Withholding tax được viết tắt là WHT với tên gọi theo đúng thuật ngữ nhà nước là thuế nhà thầu nước ngoài. Thuế nhà thầu được áp dụng cho những đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam tạo ra thu nhập cho cá nhân hay tổ chức nước ngoài đó.
Thuế nhà thầu nước ngoài là một trong những khoản thuế mà các cá nhân hay tổ chức nước ngoài phải có nghĩa vụ đóng vào ngân sách Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật. Nắm vững được các thông tin liên quan đến thuế nhà thầu sẽ giúp cho chủ thể đóng thuế thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, tránh những sai sót liên quan đến pháp luật.
Một số các thuật ngữ Tiếng Anh liên quan đến thuế bao gồm:
Income tax: Thuế thu nhập
Value added tax (VAT): Thuế về giá trị gia tăng
Personal income tax (PIT): Thuế về thu nhập cá nhân
Import duties: Thuế về nhập khẩu
Export duties: Thuế về xuất khẩu
Tax return: Khai thuế
Withholding: Khấu trừ
Xem thêm: Việc làm nhân viên đấu thầu
1.2. Các loại hình withholding tax
Thuế nhà thầu hiện nay có 2 loại hình quy định là Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập cá nhân/doanh nghiệp.
Trong đó, tỉ lệ của 2 loại thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân/doanh nghiệp là 5% với mỗi loại hình, tổng thuế phải đóng là 10%, có được thủ tưởng và bộ tài chính quy định rõ ở Thông tư 103 năm 2014, điều 12 và 13. Theo đó Thông tư cũng quy định trách nhiệm phải đóng thuế của các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam khi phân phối, mua bán các dịch vụ của đơn vị nước ngoài. Tổ chức tại Việt Nam khi mua các dịch vụ từ phía nước ngoài cũng cần đóng thuế và kê khai đầy đủ các thông tin liên quan đến các chủ thể lao động nước ngoài.
2. Các đối tượng của withholding tax
- Các nhà thầu nước ngoài hay phụ nước ngoài (cả những doanh nghiệp có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc không có địa chỉ liên hệ tại Việt Nam) đã thực hiện hoạt động kinh doanh có sinh lời tại Việt Nam có ràng buộc về hợp đồng, cam kết hay thỏa thuận thì đều nằm trong diện có nghĩa vụ phải đóng thuế nhà thầu nước ngoài.
- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực viện các dịch vụ cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức hoạt động xuất nhập khẩu và vẫn có phát sinh thu lời tại Việt Nam. Việc hoạt động có dựa trên nguyên tắc của hợp đồng, thoản thuận giữa cá nhân, tổ chức nước ngoài với cá nhân, tổ chức tại Việt Nam thì đều có nghĩa vụ đóng khoản thuế này. Với trường hợp cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài chỉ cung cấp nguyên vật liệu cho tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam và phía Việt Nam xuất trả lại hàng hóa cho nước ngoài thì không phải đóng thuế.
Xem thêm: [Giải đáp] Thu nhập chịu thuế là gì đơn giản, dễ hiểu, chính xác
- Đối tượng tiếp theo của thuế nhà thầu là các doanh nghiệp, công ty nước ngoài thực hiện toàn bộ hay 1 phần hoạt động kinh doanh hay dễ hiểu hơn là các dịch vụ mua bán, phân phối các mặt hàng, dịch vụ kinh doanh tại Việt Nam. Theo đó họ vẫn là bên sở hữu các mặt hàng, dịch vụ, chịu trách nhiệm chính về việc chi trả các khoản tiền liên quan đến vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị, tối ưu chất lượng, ấn định giá bán của sản phẩm hay dịch vụ đó. Ngoài ra nếu chủ sở hữu nước ngoài không trực tiếp làm các công việc đó thì họ có thể ủy quyền cho đối tác bên Việt Nam thực hiện các công việc nêu trêu và phía doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài vẫn phải có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ.
- Các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các công việc kí kết hợp đồng hay thực hiện các giao dịch đàm phán có đứngg tên chủ sở hữu nước ngoài nhưng lại thông qua các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam thì vẫn có nghĩa vụ phải đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có quyền hạn thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa, phân phối các mặt hàng tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bán hàng hóa cho các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam theo đúng quy định của Luật Thương mại Quốc tế. Trong đó các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến thuế xuất nhập khẩu để kê khai cho đầy đủ.
Như vậy ta có thể thấy được rằng với thuế nhà thầu nước ngoài thì các chủ thể bị áp thuế chính là những tổ chức, doanh nghiệp, chủ sở hữu tại nước ngoài nhưng nghĩa vụ đóng thuế lại là ở các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam vì chỉ có thế nhà nước Việt Nam mới có thể dễ dàng quản lý và truy thu khi đến hạn.
Xem thêm: Việc làm nhân viên hồ sơ thầu
3. Mục đích đóng thuế nhà thầu
Thuế nhà thầu nước ngoài được truy thu theo đúng quy định của nhà nước hiện hành với các mục đích như sau:
Các khoản thuế nói chung và thuế nhà thầu nói riêng là các khoản tiền vô cùng quan trọng nhằm đóng góp vào ngân sách của quốc gia, dùng để thực hiện những công việc mang tính quốc gia như cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo, rủi ro dịch bệnh,.. Thu thuế là việc mỗi quốc gia nên làm nhằm đảm bảo các hoạt động vận hành bộ máy làm việc của mỗi quốc gia.
Nguồn tài chính thu được từ thuế giúp cho nhà nước có thể điều chỉnh, sắp xếp các hoạt động kinh doanh, sản xuất, đảm bảo được sự công bằng giữa các tầng lớp của xã hội hiện nay. Với việc mở rộng kinh tế thị trường, mở rộng đầu tư nước ngoài, hội nhập Quốc tế cũng chính là một trong những quyết sách của nhà nước nhằm tăng thêm các khoản thuế nhà thầu nước ngoài, tăng thêm tài chính cho ngân khố của Quốc gia, giúp cân bằng cuộc sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển, lớn mạnh của đất nước.
Các khoản thu từ thuế nhà thầu nước ngoài cũng được kê khai có giấy tờ, biên lai đầy đủ. Các tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài có thể hoàn toàn yên tâm khi đóng thuế và có thể sử dụng các giấy tờ, biên lai để khai báo tại quốc gia nơi mình sinh sống.
Xem thêm: Thuế nhà thầu là gì? Các nội dung trong thuế nhà thầu
4. Phương pháp nộp thuế nhà thầu nước ngoài
4.1. Phương pháp khấu trừ
Với phương pháp này các cá nhân, tổ chức nước ngoài sẽ phải đăng kí kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng tương đương như với các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng với điều kiện nhà nước nước ngoài đó phải đáp ứng được các điều kiện như:
- có cơ sở kinh doanh thường trú tại Việt Nam
- thời hạn kinh doanh ở Việt Nam theo hợp đồng của chủ thể đã kí phải từ 183 ngày trở lên.
- Doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài phải có chế độ kế toán phù hợp với Việt Nam, có đăng kí thuế và được cấp mã số thuế tại Việt Nam.
4.2. Phương pháp ấn định tỉ lệ
Khi dùng phương pháp nộp thuế ấn định tỉ lệ chủ thể nước ngoài không phải kê khai hay nộp tờ khai thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Bởi thay vì chủ thể nước ngoài kê khai thì với phương thức này bên chủ thể Việt Nam sẽ tự động khấu trừ trên tổng doanh thu tính thuế theo một tỉ lệ được quy định. Tỉ lệ có thể được thay đổi tùy theo các tính chất hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài chịu thuế đó.
4.3. Phương pháp hỗn hợp
Phương pháp này cho phép các chủ thể nước ngoài đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nhưng khi đóng thuế lại nộp theo phương pháp ấn định tỉ lệ với tỉ lệ được quy đổi trên tổng doanh thu của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Các điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài có thể thực hiện nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp cũng sẽ giống với các điều kiện của phương pháp khấu trừ đã được liệt kê ở trên.
Mong rằng các thông tin mình đưa ra có thể giúp các bạn hiểu rõ thêm Withholding tax là gì. Bên cạnh đó các thông tin xoay quanh Withholding tax sẽ giúp bạn áp dụng được vào thực tế cuộc sống cũng như công việc của mình nhé.