[AFTA là gì] Các thông tin về AFTA, cơ hội thách thức với Việt Nam
Theo dõi work247 tạiĐể thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia phát triển, xu hướng mới của các quốc gia hiện nay là tham gia vào các tổ chức kinh tế, hiệp định về kinh tế, thương mại khác nhau. Giúp các doanh nghiệp, các quốc gia trong khối ASEAN hoạt động thương mại hiệu quả thì tổ chức thực hiện hiệp định AFTA, vậy hiệp định AFTA là gì? Khi Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN thì có cơ hội ra sao, bên cánh đó có những thách thức như thế nào? Đọc ngay những chia sẻ tại bài viết này để tìm kiếm thông tin hữu ích cho bản thân liên quan đến AFTA.
1. Giải thích ý nghĩa tên viết tắt AFTA là gì đầy đủ và chính xác?
AFTA là tên gọi được viết tắt của cụm từ đầy đủ ASEAN Free Trade Area là khu vực mậu dịch tự do ASEAN hoặc có thể sử dụng với tên gọi khác là hiệp định thương mại tự do khu vực Đông Nam Á. Đây la bản hiệp định về thương mại tự do theo hình thức đa phương giữa các bước trong khu vực ASEAN hiện nay.
Theo hiệp định này, các nước khi tham gia sẽ giảm dần thuế quan xuống 5% - 0, thực hiện các hoạt động nhằm loại bỏ dần hàng rào về thuế quan với đa dạng các nhóm hàng xuất khẩu hiện nay trong khu vực và từ đó giúp thực hiện việc đơn giản hóa cho thủ tục hải quan giữa các quốc gia này với nhau.
Hiệp định thương mại tự do khu vực Đông Nam Á chính thức được ký kết tại Singapore vào năm 1992, khi mới bắt đầu chỉ có 6 nước tham gia thường gọi là ASEAN 6 gồm có Thái Lan, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines, Malaysia về sau có thêm sư tham gia của Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Laos.
Đây là hiệp định mang đến điều kiện hội nhập cho nền kinh tế của đất nước và xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa từ các nước trong khu vực vào Việt Nam cũng như các nước tham gia hiệp định này dễ dàng hơn rất nhiều. Tạo điều kiện mở cho nền kinh tế phát triển, đặc biệt là xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Việt Nam sang các nước trong khu vực cung trở nên dễ dàng hơn.
Việc làm phát triển thị trường
2. Một số thông tin tin về AFTA – khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á
2.1. Hoàn cảnh hình thành AFTA
Khi tìm hiểu AFTA là gì, bạn theo dòng lịch sử để biết được hoàn cảnh ra đời của hiệp định thương mại tự do ASEAN như sau:
Trong năm đầu đầu của thế kỷ XX, với bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động và chuyển mình nhanh chóng của nền kinh tế sau chiến tranh lạnh Nga – Mỹ, khiến khu vực Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gặp nhiều thách thức về phát triển kinh tế như:
Thứ nhất, sự chuyển mình nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực ASEAN, các chính sách kinh tế trước đây không còn phù hợp với xu hướng hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa.
Thứ hai, nhiều các khu vực mậu dịch được hình thành, điều này khiến cho nền kinh tế thị trường tại các nước Đông Nam Á có gặp nhiều khó khăn và dẫn trở nên khép kín lại thương mại của mình.
Thứ ba, với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sau khủng hoảng là xu hướng hợp tác mới trong nền kinh tế, điều này cũng tạo động lực thúc đẩy các quốc gia tại khu vực ASEAN hợp tác và ký kết hiệp định về tự do thương mại trong khu vực.
Đánh giá chính thức đã chỉ ra các thách thức cũng như đánh giá các ưu điểm khi các nước Đông Nam Á quyết định ký kết thỏa thuận thương mại tự do này.
2.2. AFTA hoạt động mới mục tiêu chính là gì?
Mục tiêu chính khi hình thành và ký kết hiệp định thương mại tự do khu vực ASEAN là sau 15 năm sẽ cắt giảm hàng rào thuế qua cho hầu hết các mặt hàng trong nội bộ các quốc gia tham gia, thực hiện việc giảm thuế quên xuống cong 0 – 5% và tháo bỏ với các hình thức bảo vệ hải quan diềm ra trong thủ tục.
Thông qua đó hiệp hội AFTA hoạt động nâng đẩy mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước trong khu vực và khối ASEAN trên thế giới. Đặc biệt đó tăng khả năng hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài và khu vực và các quốc gia này, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, giải quyết các vấn đề về việc làm cho người lao động hiện nay.
2.3. AFTA thực hiệ việc hoạt động quản lý như thế nào?
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về hiệp định thương mại tự do ASEAN – AFTA được quản lý bởi ai và như thế nào thì câu trả lời cho bạn như sau:
Hoạt động quản lý diễn ra ở tất cả các quốc gia tham gia vào hiệp định định và đứng ra quản lý là cơ quản hải quan và tổ chức về thương mại của quốc gia đó. Trong quá trình hoạt động, thực hiện sẽ có một bộ phận giám sát thực hiện, đảm bảo các quốc gia khi tham gia vào mậu dịch tự do khu vực ASEAN thực hiện đúng với những quy định được ký kết là ban thư ký ASEAN.
Các nhà chức trách điểm nhận vị trí trong ban thư ký AFTA không chỉ có thực hiện giám sát và có thẩm quyền về pháp lý mà còn là những người thường xuyên đánh giá, đưa ra ý kiến và các biện pháp hiệu quả nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại giữa các quốc gia hiện nay. Cùng là người đúng giá giải quyết các vấn đề về tranh chấp, mẫu thuận trong hoạt động thương mại của các nước thành viên.
3. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia AFTA
Khi Việt Nam gia nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không tránh được các thách thức gặp phải với nền kinh tế, cụ thể như sau:
3.1. Cơ hội dành cho Việt Nam như thế nào với AFTA
Khi Việt Nam quyết định ra nhập vào AFTA tạo ra cho nền kinh tế - xã hội nước ta nhiều cơ hội như sau:
Thứ nhất, thu hút được nhiều hơn nữa với nguồn vốn đầu tư của ngoài nước vào nước ta. Với việc mở cửa thị trường và nhiều lợi thế về giảm thuế quan và thủ tục xuất nhập khẩu vào nước ta, điều này thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất tại nước ta hiện nay. Điều này cũng tạo cơ hội việc làm hấp dẫn cho người lao động và giải quyết hiệu quả hơn về đề việc làm trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, cơ hội mở rộng thị trường cho nhiều ngành hàng trong nước và mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới hiện nay. Theo thống kế thì sau khi gia nhập và làm thành viên của ASEAN thì kim ngạch xuất nhập khẩu tiến triển tích cực hơn. Đưa nhiều mặt hàng lợi thế sản xuất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường quốc tế và có thuế quan giảm nhiều so điều này giúp ổn định giá cả và phù hợp hơn với sức mua của người tiêu dùng.
Thứ ba, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sang hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đưa nền kinh tế hội nhập và phát triển hơn. Thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hiện đại để hoàn nhập với khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay.
Thứ tư, mở rộng thị trường ưu đãi và thị trường xuất khẩu hàng hóa cho Việt Nam ra nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực.
3.2. Thách thức với nền kinh tế Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội tốt cho Việt Nam khi gia nhập ASEAN và tham gia hiệp định AFTA giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì cũng gặp không ít thách thức do thực tế đất nước mang lại như sau:
Thứ nhất, việc tự do hóa hoạt động thương mại trong khu vực có thể là “con dao hai lưỡi” tạo cơ hội cho kinh tế phát triển nhưng cũng tạo thách thức khi nền kinh tế nước ta có nhiều hạn chế hơn các nước lúc bấy giờ. Điều này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm nước ta so với các quốc gia khác trong khu vực.
Thứ hai, khó khăn trong việc xây dựng các chính sách quản lý và phát triển sao cho phù hợp và đảm bảo nền thương mại tự do trong khu vực ASEAN.
Thứ ba, giảm thuế quan ảnh hưởng đến ngân sách của nhà nước cũng bị giám xuống.
4. Một số các khái niệm liên quan mà nhiều người thường nhầm với AFTA
Ngoài khái niệm về AFTA rất nhiều người hiện nay thường nhầm lẫn khái niệm, định nghĩa của tên viết tắt FTA và NAFTA với khu vực mậu dịch tự do ASEAN hiện nay. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm này, work247.vn đưa ra các định nghĩa cụ thể cho bạn như sau:
FTA – Khu vực mậu dịch tự do, là tên viết tắt của cụm từ Free Trade Area để chỉ đến khu vực được liên kết về tự do kinh tế từ đó tạo và xây dựng nên một khối thị trường thống nhất để nền kinh tế phát triển. Trong đó đưa ra các thỏa luận về xóa bỏ hoặc giảm thiểu đối với thuế quan và đơn giản hóa cho hoạt động thủ tục hải quan giữa các quốc gia khi tham gia.
NAFTA – Khu vực mậu dịch tự do tại Bắc Mỹ, tên viết tắt của North American Free Trade Area, hiệp định này cũng được ký kết từ năm 1992 và bắt đầu với 3 quốc gia là Mỹ, Mexico, Canada. Hiệp định này được ký kết giúp cho các công ty, doanh nghiệp của các quốc gia này phát triển, xóa bỏ di hàng rào thuế quan, công dân được tự do đi lại, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Qua chia sẻ những thông tin về AFTA là gì trong bài viết này giúp bạn hiểu chính xác ý nghĩa, các vấn đề liên quan đáng quan tâm. Đồng thời biết được khi Việt Nam gia nhập hiệp ước này thì có cơ hội phát triển như thế nào, gặp thách thức ra sao với kinh tế - xã hội trong nước. Hy vọng, với các thông tin chia sẻ ở trên các bạn có được kiến thức và hiểu biết cho mình, đặc biệt là các bạn làm việc trong hoạt động thương mại hiện nay.
5435 0