Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Kỹ năng ảnh hưởng đến công việc

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 10-05-2024

Kỹ năng giải quyết vấn đề không phải ai cũng có thể làm được trong công việc và cuộc sống, hơn nữa đối với mỗi người sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Vậy bạn có hiểu kỹ năng giải quyết vấn đề là gì hay không? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề này và tìm cách giải quyết vấn đề nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Đi tìm hiểu kỹ năng giải quyết vấn đề thực chất là gì?

1.1. Bạn có biết kỹ năng giải quyết vấn đề là như thế nào?

 Bạn có biết kỹ năng giải quyết vấn đề là như thế nào?
 Bạn có biết kỹ năng giải quyết vấn đề là như thế nào?

Giải được một bài toán khó cũng được gọi là kỹ năng giải quyết vấn đề, khéo léo trong cách xử lý tình huống khi khách hàng đến trả lại đồ cũng là kỹ năng giải quyết vấn đề,…kỹ năng giải quyết vấn đề thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong việc học, trong công việc,…vậy bạn có biết “chân dung” thật sự của kỹ năng mà chính bạn thường xuyên nói đến này hay không?

Kỹ năng giải quyết vấn đề chính là khả năng của bạn có thể giải quyết được một tình huống bất chợt xảy ra ngay trước mặt bạn trong khi bạn đang tương tác với người hoặc vấn đề nào khác. Kỹ năng này còn liên quan trực tiếp đến khả năng nghe, phân tích và nghiên cứu, sự sáng tạo hay khả năng tin cậy và làm việc nhóm của mỗi người.

Đối với kỹ năng giải quyết vấn đề, nó liên quan trực tiếp đến 2 khả năng chính là sắp xếp, phân tích, sáng tạo, tương phản, chọn lọc. Tư duy phân tích của từng người sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề của người đó, nếu như tư duy phân tích sâu, rộng thì sẽ nhìn nhận ra vấn đề một cách khác biệt hơn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo là gì
Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo là gì

Có khá nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng kỹ năng giải quyết vấn đề trong tiếng Anh là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp luôn cho bạn về vấn đề đó. Trong tiếng Anh thì nó được gọi là “Problem-solving skills”. Có thể nói đây cũng là một trong những kỹ năng mềm được nhiều nhà tuyển dụng ưa chuộng trên thị trường tuyển dụng hiện nay. Với sự phát triển của xã hội thì những yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với ứng viên của mình cũng khắt khe hơn nhiều. Họ luôn yêu cầu nhân viên của mình phải xử lý vấn đề, tình huống bất chợt nhanh, nhạy bén, đặc biệt là đối với nhân viên bán hàng, kinh doanh,… thì học luôn mong muốn nhân nhân có kỹ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh tốt.

Cùng với câu hỏi tiếng Anh trên thì, Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo là gì? Cũng là một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo chính là khả năng mà bạn sáng tạo để giải quyết một vấn đề nào đó gặp phải. Ví dụ: cùng là vấn đề khách hàng đến trả lại đồ vì lý do nào đó, thay vì cách giải quyết thông thường là gặp quản lý hoặc là đồng ý cho khách trả lại thì bạn cũng có thể xử lý vấn đề này theo một cách khác, sáng tạo hơn mà không phải dùng cách cũ, vẫn làm hài lòng khách hàng mà không gây thiệt hại gì cho cửa hàng.

Với khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo, bạn có thể tự do sáng tạo, có những cách hay xu hướng giải quyết mới, thế nhưng vẫn cần phải tuân thủ đúng.

Như vậy bạn cũng đã hiểu hơn về kỹ năng giải quyết vấn đề rồi đúng không nào. Tuy nhiên kỹ năng này có rất nhiều khía cạnh khác nhau, chính vì thế mà bạn hãy theo dõi hết bài viết bên dưới đây để có được những thông tin hữu ích hơn nhé.

1.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề có thật sự quan trọng hay không

Kỹ năng giải quyết vấn đề có thật sự quan trọng hay không
Kỹ năng giải quyết vấn đề có thật sự quan trọng hay không

Thật vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề đối với mỗi chúng ta đang thật sự quan trọng và cần thiết. Nó không những giúp cho cuộc sống của bạn trở nên đơn giản hơn mà còn giúp cho công việc của bạn được giải quyết một cách nhanh gọn nhất. Nhiều người cho rằng kỹ năng này thật sự không quan trọng, thế nhưng đối với work247.vn mà nói, chúng tôi khuyên bạn nên học cách giải quyết vấn đề của mình. Nó sẽ khiến cho bạn trưởng thành hơn, chuyên nghiệp hơn khi mọi vấn đề bạn đều có thể giải quyết chúng một cách nhẹ nhàng giống như việc bạn đang đối diện chúng vậy.

Trên thực tế cho thấy, việc các bạn học ở trường lớp được đào tạo bài bản về các kiến thức chuyên môn, thế nhưng đó chỉ là kiến thức lý thuyết chứ chẳng mấy ai học được các kỹ năng trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên sau khi ra “trường đời” thì các bạn lại được thực hành trước sau đó mới rút ra được bài học cho chính mình, đó có thể là các kỹ năng mềm trong cuộc sống, có thể là các kỹ năng để giải quyết một vấn đề nào đó. Trường học và trường đời nó khác nhau rất nhiều, nếu như bạn không thật sự biết xử lý khéo léo, giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan thì rất có thể bạn sẽ không tồn tại được trong xã hội hiện đại này.

Việc làm phát triển thị trường

2. Yếu tố nào làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là tùy vào khả năng và cách tư duy của từng người khác nhau, thế nhưng kỹ năng giải quyết vấn đề cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó cụ thể như sau:

2.1. Khả năng nghiên cứu của từng người

Khả năng nghiên cứu của từng người
Khả năng nghiên cứu của từng người

Khả năng nghiên cứu vấn đề của từng người trong việc giải quyết vấn đề cũng khác nhau, chúng ta có thể thấy đơn giản một điều, nếu như bạn nghiên cứu nhiều loại tài liệu khác nhau, đọc nhiều hơn, hiểu sâu hơn thì có thể thấy điều này sẽ khiến cho bạn giải quyết vấn đề tốt hơn là người không tìm hiểu tài liệu. Cũng giống như việc bạn chịu khó học bài, đọc tài liệu sẽ làm bài được điểm cao hơn là người không học bài. Do đó, khả năng xử lý vấn đề sẽ bị tác động bởi khả năng nghiên cứu của bạn.

2.2. Khả năng phân tích

Đối với việc giải quyết một vấn đề nào đó, đầu tiên bạn sẽ phải nghiên cứu và phân tích vấn đề, tìm ra các nguyên nhân và những biện pháp để giải quyết. Nếu như không thể phân tích được vấn đề mà bạn đang phải đối mặt, bạn sẽ chẳng biết giải quyết chúng bắt nguồn từ đâu, làm như thế nào.

2.3. Khả năng quyết định

Sau khi bạn đã nghiên cứu vấn đề, cũng có thể là đã thảo luận xong vấn đề đó thì bạn sẽ phải ra quyết định để lựa chọn phương hướng giải quyết vấn đề của mình như thế nào, sau đó sẽ phải đánh giá hiệu quả của nó như thế nào nữa.

2.4. Khả năng giao tiếp của từng người

Khả năng giao tiếp của từng người
Khả năng giao tiếp của từng người

Đối với một vấn đề, trong khi bạn đã ra quyết định nhằm thực hiện công việc đó thì bạn sẽ phải tìm ra sự hỗ trợ của người khác nhằm giúp đỡ bạn trong việc giao tiếp với những đối tác. Đặc biệt khả năng giao tiếp sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của công việc mà bạn đang gặp phải. Nếu như khả năng giao tiếp tốt thì bạn và người đối diện sẽ hiểu nhau hơn, còn nếu như không có khả năng giao tiếp tốt, có thể bạn và đối phương không hiểu nhau, còn gặp thêm vấn đề khác nữa.

2.5. Khả năng tin cậy

Đối với những người quản lý, có thể họ sẽ đánh giá rất cao các thành viên của mình ở sự nhạy bén về đầu óc khi đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề.

3. Các bước để bạn giải quyết một vấn đề

3.1. Nhìn và phân tích vấn đề

Nhìn và phân tích vấn đề
Nhìn và phân tích vấn đề

Khi gặp phải một vấn đề nào đó, thay vì bắt tay vào giải quyết vấn đề đó luôn thì bạn hãy tìm hiểu và nhìn nhận vấn đề đó trước đã. Nếu như bạn cứ cố gắng giải quyết nó mà không biết cần phải bắt đầu từ đâu hoặc như thế nào thì thật sự nó sẽ rất khó. Hãy tự trả lời các câu hỏi nó bắt đầu từ đâu?, sẽ như thế nào?,…nếu như nhận thấy vấn đề đó có thể tự biến mất, tự mất đi thì bạn cũng không cần phải giải quyết nó đâu nhé.

3.2. Xác định ai là chủ của vấn đề đó

Có thể các vấn đề đang xảy ra trước mặt bạn không phải lúc nào nó cũng gây ảnh hưởng đến chính bạn. Nếu như bạn không có đủ quyền hạn để giải quyết vấn đề đó thì không nên xen vào làm gì. Đôi khi bạn cần phải hiểu: nhiệt tình, thiếu hiểu biết sẽ thành phá hoại.

3.3. Hiểu rõ về vấn đề mình gặp phải

Hiểu rõ về vấn đề mình gặp phải
Hiểu rõ về vấn đề mình gặp phải

Đối với một vấn đề mà bạn gặp phải nếu như không có hiểu biết về nó thì cũng đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề đi theo hướng lệch lạc hơn, sai trái hơn, khiến cho vấn đề đó đi theo một hướng hoàn toàn khác. Chính vì thế mà bạn không nên bé xé ra to, mà cần phải hiểu rõ hơn về nó đã.

Trong những trường hợp này thì bạn cần phải hiểu vấn đề bằng cách đặt cho chúng những câu hỏi:

- Tính chất của vấn đề có nghiêm trọng không, khẩn cấp không

- Vấn đề đó có yêu cầu chỉ thị của cấp trên là gì

- Nhân lực nào sẽ giải quyết vấn đề đó

- Vấn đề mà bạn gặp có thuộc quyền giải quyết của bạn không

- Bản chất của vấn đề

- Yêu cầu của vấn đề

- Mức độ đơn giản, phức tạp của vấn đề

3.4. Chọn các giải pháp để thực hiện

Chọn các giải pháp để thực hiện
Chọn các giải pháp để thực hiện

Sau khi đã tìm hiểu xong một số vấn đề trên thì bạn cần phải chọn ra các giải pháp để thực hiện chúng. Tốt nhất là nên đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để xem giải pháp nào tốt nhất.

3.5. Thực hành

Đương nhiên sau khi chọn giải pháp thực hiện xong thì không thể nào quên việc thực hiện đúng không nào. Chỉ khi bạn thực hiện giải pháp thì bạn mới có thể đánh giá được chúng như thế nào. Còn không thì mãi mãi nó vẫn là vấn đề chưa được giải quyết.

3.6. Đánh giá thực hiện

Sau khi đã thực hiện và hoàn thành giải quyết xong thì bạn hãy đánh giá kết quả, xem có thật sự tốt hay không, xem nó có ảnh hưởng gì hay không. Sau đó bạn còn có thể rút ra được những bài học cho bản thân.

Có thể với 6 bước này thì nó sẽ khiến bạn mất khá nhiều thời gian cho việc thực hiện, tuy nhiên các bước này lại giúp bạn có một kỹ năng giải quyết vấn đề vô cùng tốt đó.

Việc làm chăm sóc khách hàng

4. Làm thế nào để bạn nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề thực sự rất quan trọng trong cả công việc và cuộc sống, nó giúp cho bạn đối mặt với vấn đề một cách nhẹ nhàng hơn, bình tĩnh hơn. Vì thế mà bạn cần phải nâng cao kỹ năng này. Trong phần này chúng tôi sẽ mách cho bạn cách để bạn có thể nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của mình hơn.

- Bạn cần phải có kiến thức sâu, rộng về những vấn đề đang gặp phải: có thể nói yếu tố về kiến thức này là vấn đề then chốt trong việc tìm ra cách giải quyết. Chỉ khi bạn có những kiến thức sâu xa về vấn đề đó thì mới có thể tìm ra các nguyên  nhân gốc rễ của vấn đề và tìm ra cách để giải quyết chúng.

Làm thế nào để bạn nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
Làm thế nào để bạn nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

- Hãy tìm kiếm cho mình nhiều cơ hội để giải quyết vấn đề: bạn có thể đặt chính mình vào nhiều tình huống khác nhau, điều này sẽ làm cho bạn nâng cao được khả năng giải quyết vấn đề của mình hơn. Đặc biệt là khả năng phân tích và phán đoán, không những thế mà khi bạn tìm kiếm về những kiến thức chuyên môn liên quan cũng sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn.

- Hãy bắt tay vào thực hành: nếu như học mãi lý thuyết thì chỉ giúp cho bạn làm bài kiểm tra trên giấy được điểm cao thôi, chứ không thể giúp thực hành tốt lên được. Đó chính là điều khiến cho bạn cần phải giải quyết vấn đề một cách tốt nhất, mỗi khi thực hành xong bạn hãy ghi chú các tình huống đó lại một quyển sổ hoặc điện thoại, nó sẽ hữu ích cho bạn về sau đó nhé.

- Hãy quan sát người khác giải quyết vấn đề: bạn có thể quan sát bất kỳ ai, bất kỳ một việc nào, kể cả những người bán thịt, bán rau cho đến cấp trên của bạn. Đối với từng vấn đề khác nhau, bạn sẽ thấy người ta có cách giải quyết khác nhau. Chính điều này sẽ giúp cho bạn học hỏi được nhiều kiến thức hơn, có nhiều cách xử lý hơn đó.

Đó chính là những cách để bạn nâng cao kỹ năng mềm của mình hơn, hãy lên lịch và luyện tập ngay đi nhé.

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn cần phải làm nổi bật trong CV xin việc

Kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn cần phải làm nổi bật trong CV xin việc
Kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn cần phải làm nổi bật trong CV xin việc

Như trong phần đầu chúng tôi cũng đã nói với bạn rằng, kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng mềm đang được nhiều nhà tuyển dụng ưa chuộng nhất hiện nay. Với kỹ năng này, sẽ giúp cho nhân viên có những cách giải quyết vấn đề khác nhau trong công việc mà không làm mất lòng người khác. Chính vì thế mà việc thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong CV xin việc sẽ là một điểm mấu chốt giúp bạn hạ gục nhà tuyển dụng chỉ trong một nốt nhạc đó nhé.

Đặc biệt nếu như bạn ứng tuyển vào những vị trí như bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên phát triển thị trường hay là ứng tuyển vào bất kỳ một dự án nào đó thì kỹ năng này sẽ rất quan trọng, có thể bạn không có trình độ chuyên môn liên quan, thế nhưng có kỹ năng này sẽ giúp bạn vượt qua được các đối thủ khác đó.

Như vậy, bạn và work247.vn đã tìm hiểu xong về kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Và những cách để tập luyện kỹ năng này. Đây là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của bạn mà bạn cần phải lưu tâm đến nó hơn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2217 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT