Điểm yếu của bạn là gì? Cách khắc phục điểm yếu trong mọi trường hợp

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 10-05-2024

Con người chúng ta không ai hoàn hảo đến mức toàn diện cả, ai cũng sẽ có những điểm yếu, thậm chí điểm yếu của người này sẽ là điểm mạnh của người kia. Điểm yếu sẽ không xấu nếu như bạn biết khắc phục chúng trong cuộc sống và công việc. Vậy điểm yếu của bạn là gì? Bạn có tự ti về chúng hay không?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Truy tìm điểm yếu trong mỗi chúng ta là gì?

Điểm yếu là gì mà nó lại khiến cho con người ta phải tự ti, phải chịu thua trước nó. Đối với mỗi chúng ta ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, đến cả Asin, một người hùng trong thần thoại Hy Lạp mà ai cũng hướng đến hình mẫu toàn diện đó vẫn có một điểm yếu chính là gót chân. Chính vì thế mà cho đến ngày nay người ta vẫn truyền tai nhau rằng “gót chân Asin” ý muốn nói là không ai là hoàn hảo và không có điểm yếu. Vậy điểm yếu là gì?

Truy tìm điểm yếu trong mỗi chúng ta là gì?
Truy tìm điểm yếu trong mỗi chúng ta là gì?

Trong tiếng Anh thì điểm yếu còn được gọi là weakness, điểm yếu còn được hiểu chính là cái mà bản thân mỗi người còn thiếu sót không hoàn hảo. Điểm yếu và điểm mạnh chính là những bản chất của con người và nó được bộc lộ trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta, ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, tuy nhiên tùy thuộc vào từng tính cách của mỗi người mà điểm yếu sẽ bộc lộ ra bên ngoài theo kiểu khác.

Ví dụ về điểm yếu:

- Điểm yếu của tôi chính là môn Toán, nó vẫn là một bức tường thành vô cùng kiên cố mà chính tôi không thể vượt qua được.

- Tôi không tự tin về môn thể dục, tôi nghĩ đó chính là điểm yếu của tôi

- Điểm yếu xưa nay của tôi chính là giao tiếp, tôi không thể nào hòa nhập ở nơi đông người được.

Có điểm yếu không chứng tỏ là bạn thua cuộc hay phải chịu thua trước nó, tuy nhiên trong quá trình bạn đi phỏng vấn xin việc sẽ thường xuyên gặp phải câu hỏi “điểm yếu của bản thân là gì?”. Cần phải trả lời thế nào trong trường hợp này để không làm mất điểm cũng không làm cho nhà tuyển dụng viện vào điểm yếu đó để từ chối bạn. Để tìm câu trả lời, bạn hãy tiếp tục đọc phần sau nhé!

2. Điểm yếu trong phỏng vấn mà bạn cần phải lưu ý

Phỏng vấn việc làm là một giai đoạn vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn có được việc làm tốt hoặc là không có việc làm. Một câu hỏi dường như đã biết trước, thế nhưng không phải ứng viên nào cũng biết cách trả lời sao cho đúng cách mà không làm mất điểm đâu nhé.

2.1. Cách trả lời điểm yếu trong phỏng vấn

Cách trả lời điểm yếu trong phỏng vấn
Cách trả lời điểm yếu trong phỏng vấn

Nếu như được hỏi về điểm mạnh của bản thân thì rất có thể bạn sẽ vỗ ngực và tự tin trả lời rõ ràng cho nhà tuyển dụng biết những điểm mạnh của mình, thế nhưng với điểm yếu thì sẽ phải trả lời sao đây, nên nói dối hay nói thật về điểm yếu của mình?

Mục đích của nhà tuyển dụng với câu hỏi khó này:

Mục đích của nhà tuyển dụng với câu hỏi điểm yếu này
Mục đích của nhà tuyển dụng với câu hỏi điểm yếu này

Đối với nhà tuyển dụng thì có thể họ sẽ không thật sự muốn biết về điểm mạnh, điểm yếu của bạn đâu nhé, đơn giản họ chỉ muốn đánh giá bạn dựa trên những yếu tố như sau:

- Dựa trên khả năng phân tích: thông qua những điểm yếu mà bạn trả lời thì nhà tuyển dụng sẽ thấy được khả năng phân tích các điểm yếu của chính bạn, công việc đang làm của bạn ra sao.

- Dựa trên chiến lược: Làm như thế nào để bạn có thể xây dựng được những kế hoạch, phương pháp khắc phục những điểm yếu của bản thân mình.

- Dựa vào mức độ ảnh hưởng: với những kế hoạch mà bạn đã đặt ra cho bản thân mình thì bạn đã thực hiện nó được bao nhiêu %, bạn đã cải thiện được mấy phần, bạn đã làm gì để có thể thành công hay không thành công.

Với những yếu tố như thế này, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng đánh giá được bạn hơn trong công việc bạn có phải là người uy tín hay không và có phải là người cầu toàn. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến việc bạn được lựa chọn hay không.

Chính vì thế mà nếu như bạn trả lời rằng bạn chẳng có điểm yếu nào thì có phải là rất kiêu ngạo và tự cao hay không? Tuy nhiên nếu như bạn trả lời với nhiều điểm yếu tiêu cực cũng sẽ khiến cho chính bạn mất đi cơ hội được tuyển chọn vào. Chính vì thế mà bạn cần phải chuẩn bị khá kỹ càng cho câu hỏi này. Hãy suy nghĩ xem mình có những điểm yếu nào, vừa phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy điểm yếu của bạn nhưng cũng phải cho họ thấy bạn đang dần cải thiện điểm yếu đó trở thành điểm mạnh của bản thân trong tương lai không xa.

Nếu như trong trường hợp mà bạn không thể tự tìm ra điểm yếu của bản thân mình thì hãy nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè, họ sẽ giúp bạn chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Một số những điểm yếu mà bạn cần lưu tâm khi trả lời phỏng vấn:

Một số những điểm yếu mà bạn cần lưu tâm khi trả lời phỏng vấn
Một số những điểm yếu mà bạn cần lưu tâm khi trả lời phỏng vấn

- Không an toàn

- Là người hướng nội

- Là người người ngoại hoàn toàn

- Có những định hướng quá chi tiết

- Nói trước đám đông

- Là người quá nhạy cảm

- Về kỹ năng thuyết trình

Nếu như bạn biết cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn thì nó sẽ giúp cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm, thế nhưng nếu như chưa biết phải làm thế nào để trả lời thì có thể tham khảo những câu trả lời phỏng vấn hay nhất về điểm yếu sau đây nhé!

Tìm việc làm nhân viên bán hàng

2.2. Một số câu trả lời điểm yếu trong phỏng vấn hay nhất

Một số câu trả lời điểm yếu trong phỏng vấn hay nhất
Một số câu trả lời điểm yếu trong phỏng vấn hay nhất

Bạn có thể tham khảo những cách trả lời phỏng vấn về điểm yếu sau đây:

- Tôi là một người cực kỳ khó tính và hơi khắt khe, nếu như hoàn thành một dự án, tôi luôn tự kiểm điểm lại bản thân mình rằng tôi có thể làm tốt hơn như thế nữa, mặc dù dự án đó nhận được rất nhiều lời khen của đồng nghiệp và khách hàng. Việc khắt khe, khó tính với bản thân từ trước đến nay luôn khiến cho tôi kiệt sức trong công việc.

- Tôi là một người ưa thích hướng nội, mong muốn sống một cách hướng nội mà đôi khi nó lại trở thành điểm yếu của bản thân mình. Vì có xu hướng sống hướng nội nên tôi cực kỳ không thích chia sẻ ý tưởng của mình cho những nhóm khác, cũng chính vì sống hướng nội nên tôi cũng không thoải mái về việc trình bày ý tưởng của mình. Thế nhưng trong nhiều lần chính tôi và cả nhóm tôi đều không đạt được những gì trong kỳ vọng thì tôi bắt đầu thay đổi với những thói quen của mình để đem lại lợi ích nhóm nhiều hơn thế. Tôi cũng đang bắt đầu tham gia những lớp học về kỹ năng để cải thiện tình trạng của mình.

- Tôi là một người cực kỳ tự lập trong cuộc sống, đôi khi chính sự tự lập này cũng đã trở thành điểm yếu của chính tôi trong công việc. Tôi luôn có xu hướng muốn tự mình giải quyết và hoàn thành xong đống công việc đó, và tôi muốn chính tôi phải hoàn thành được nó, không muốn nhờ sự giúp đỡ của ai.

Đó chính là những câu trả lời khéo léo và ghi điểm rất tốt đối với nhà tuyển dụng mà bạn có thể tham khảo nó để áp dụng.

2.3. Những mẹo giúp bạn vượt qua câu hỏi về điểm yếu an toàn

Bạn có thể đề cập đến một kỹ năng cụ thể của mình

Bạn có thể đề cập đến một kỹ năng cụ thể của mình
Bạn có thể đề cập đến một kỹ năng cụ thể của mình

Bạn hoàn toàn có thể nói về điểm yếu của mình thông qua một kỹ năng để lấy được cảm tình của người hỏi, bên cạnh đó nó cũng giúp cho bạn không quá khô khan khi trả lời câu hỏi này.

Ví dụ như: Tôi rất quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng, chính vì thế mà tôi thường xuyên liên lạc với họ để hỏi về những điều mà họ cần, họ mong muốn.

Bạn sẽ làm gì để khắc phục những điểm yếu của mình

Bạn sẽ làm gì để khắc phục những điểm yếu của mình
Bạn sẽ làm gì để khắc phục những điểm yếu của mình

Nếu như trả lời với câu hỏi này, bạn không nên chỉ trả lời với những điểm yếu của chính mình, hãy cho người đối diện biết bạn đang cố gắng khắc phục điểm yếu của mình như thế nào. Điều này chứng tỏ rằng bạn cũng đang không chịu khuất phục trước những điểm yếu.

Đôi khi những điểm yếu không nhất thiết phải liên quan đến công việc

Cũng không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải đưa ra những điểm yếu liên quan đến công việc, đôi khi có thể sử dụng một vài điểm yếu làm yếu tố hài hước cho chính bạn và người đối diện.

Ví dụ như: tôi nấu ăn vô cùng dở, tôi là người thích hát, thế nhưng giọng hát của tôi đôi khi lại khiến mọi người bỏ chạy,…

Không được nói dối

Không được nói dối
Không được nói dối

Không được nói dối chính là nguyên tắc tối thiểu khi trả lời về điểm yếu hay bất kỳ điều gì bạn cũng nên tuân thủ theo. Không nên nói dối, nếu như bị phát hiện họ sẽ cực kỳ không hài lòng về bạn, có thể chính những điều đó sẽ khiến cho bạn không có nhiều cơ hội tốt.

Không nên trả lời một cách chung chung

Đối với những người nhận câu hỏi, đặc biệt là nhà tuyển dụng thì họ cực kỳ không muốn phải suy nghĩ hay tưởng tượng về câu trả lời của bạn. Chính vì thế mà câu trả lời ngắn gọn, xúc tích vẫn luôn là một trong những câu trả lời mà họ muốn nghe.

Tìm việc làm chăm sóc khách hàng

3. Điểm yếu trong mỗi chúng ta không giống nhau

Điểm yếu trong mỗi chúng ta không giống nhau
Điểm yếu trong mỗi chúng ta không giống nhau

Nói về điểm yếu của mỗi bản thân chúng ta thì nó thật sự không giống nhau, có thể nhiều người cùng chung một điểm yếu là ngại giao tiếp, thế nhưng lại tùy thuộc vào cách sống cũng như tính cách của từng người mà điểm yếu lại thể hiện theo nhiều cách khác nhau.

Có rất nhiều điểm yếu tồn tại trong mỗi con người chúng ta, mỗi người có một thế mạnh, một điểm yếu riêng mà chẳng ai giống ai. Có nhiều người cho rằng, điểm yếu sẽ không thể nào khắc phục được và cũng không thể nào vượt qua được, nếu như bạn chưa thử thì làm sao biết được, đúng không?

Điểm yếu có thể trở thành điểm mạnh của mỗi cá nhân nếu như bạn biết khắc phục chúng. Rất nhiều nhà lãnh đạo, người tỷ phú trên thế giới, tồn tại trong con người họ là rất nhiều điểm yếu khác nhau, thế nhưng họ khắc phục được và thành công đó thôi.

4. Tại sao khi tìm ra điểm yếu lại giúp bạn thành công hơn

Tại sao khi tìm ra điểm yếu lại giúp bạn thành công hơn
Tại sao khi tìm ra điểm yếu lại giúp bạn thành công hơn

Có khá nhiều bạn đang nghĩ rằng nếu như che dấu điểm yếu, khuyết điểm sẽ khiến cho bản thân thành công hơn, liệu điều đó có đúng hay không? Bởi khi tìm ra điểm yếu và dám đối mặt với chúng thì nó sẽ giúp cho bạn:

- Phát huy điểm mạnh của bản thân: dựa trên những điểm yếu, những điểm chưa được của bản thân sẽ giúp bạn đồng thời thấy được điểm mạnh của mình và có thể phát huy nó một cách tốt nhất có thể.

- Khắc phục những điểm yếu: bạn cũng có thể khắc phục được bản thân của mình bằng cách tìm ra những phương pháp để hoàn thiện và cải thiện điểm yếu đó, từ đó bạn sẽ dần hoàn thiện bản thân của mình hơn.

- Đặc biệt, nếu như bạn dám đối diện với điểm yếu, mà đó là nỗi sợ hãi của bạn trong nhiều năm qua thì đó cũng là một thành công lớn của bạn rồi đó.

Như vậy, với những chia sẻ mà work247.vn đem đến cho bạn trong bài viết trên đây về điểm yếu của bạn là gì thì mong rằng bạn đã có thể khắc phục được điểm yếu của chính mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem17902 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT