Newbie là gì? Những nỗi lòng chưa kể của kẻ “chân ướt chân ráo”

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 09-05-2024

Lần đầu tiên tôi nghe đến cụm từ “newbie” là ngày còn nhỏ, khi mà nhóm nhạc Hàn Quốc mà tôi yêu thích có một thành viên mới. Ngày ấy, tràn lan trên các mặt báo, kênh thông tin, ngoài tên của thành viên đó là cụm từ kèm theo “newbie của nhóm”. Thì ra newbie chính là một người mới! Mãi đến sau này khi tôi đi làm, từ newbie được sử dụng một cách phổ biến hơn, mà ở trong nhiều trường hợp cụ thể khác nhau. Song nó vẫn giữ nguyên nghĩa tiền thân của nó đó là một người mới. Vậy cụ thể newbie là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Newbie là gì? Nguồn gốc của từ newbie 

Newbie là gì? Nguồn gốc của từ newbie
Newbie là gì? Nguồn gốc của từ newbie 

Bản thân từ newbie đã là một từ gồm có 2 thành tố đó là “new” và “bie”. Ở đây “new” là một tính từ tiếng Anh vô cùng quen thuộc có nghĩa là mới, trong khi đó bie là một chỉ từ về người, tóm lại thì newbie mang ý nghĩa về một người mới trong một lĩnh vực hoặc một môi trường nào đó. Nhắc đến newbie, thông thường chúng ta sẽ nghĩ đến một “lính mới” ở một lĩnh vực liên quan đến IT hay internet. Có thể dễ dàng thấy nhất đó là trong các trò chơi điện tử, người ta dùng newbie để gọi một người mới chơi. Từ ngữ này có xuất phát từ phương Tây song nó đã được phổ biến trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam. 

Xuất phát điểm của nó ban đầu chỉ là một tiếng lóng của sinh viên ở trường đại học của Anh  ý chỉ các sinh viên năm nhất. Tuy nhiên cho đến những năm 60, 70 thì người ta dần hạn chế cách dùng từ này lại do rất nhiều sinh viên năm nhất đã cho thấy trình độ đỉnh cao của mình về chuyên ngành theo học. Vậy nên newbie lúc này chỉ còn là một từ truyền miệng dưới nhiều biến thể khác như Newby, nubie hoặc newbee. 

Newbie được ví như môt chú gà mới nở
Newbie được ví như môt chú gà mới nở

Bên cạnh ý nghĩa là mới, thì newbie cũng có nghĩa mở rộng là một người mới bắt đầu hoặc “non” kinh nghiệm về một công việc nào đó. Với ý nghĩa này, newbie thực chất không bao hàm cảm xúc hay thái độ với người được gọi, dù là tiêu cực hay tích cực mà nó chỉ đơn giản chỉ là một danh từ mô tả mà thôi. Nhiều người cho rằng newbie mang đến sự coi thường với những người được gắn mác, tuy nhiên trên thực tế chúng ta lại có từ khác để chỉ thái độ ấy đó chính là noob. Vì vậy, newbie chỉ đơn giản là “chân ướt chân ráo”, chưa có nhiều kinh nghiệm chứ không phải là một kẻ yếu hay ngu dốt. 

Ngoài newbie thì tiếng Anh cũng có một số từ đồng nghĩa khác như: beginner, starter, newcomer, … tất cả đều có nghĩa là người mới, “lĩnh mới”, “gà mới”, hay một tập sự. Đó là lý do mà chúng ta thấy newbie ở hầu hết mọi lĩnh vưc từ game (đối với người chơi mới), đến bộ môn học (đối với thực tập sinh) hay trong công việc (đối với những nhân viên mới), họ vẫn dùng newbie để nói về một người mới bắt đầu. Nhiều người thắc mắc rằng vậy newbie có dùng để chỉ về mức độ thực lực hay không? Thì câu trả lời ở đây là không, nếu bạn tìm một từ chính xác về trình độ thấp nhất của một người thì chúng ta sẽ dùng junior để thay thế. 

Việc làm bán hàng

2. Nỗi lòng “ai cũng thấu” nhưng khó gỡ giải của một newbie

Nỗi lòng “ai cũng thấu” nhưng khó gỡ giải của một newbie
Nỗi lòng “ai cũng thấu” nhưng khó gỡ giải của một newbie

Là một kẻ chân ướt chân ráo cho nên mọi thứ đều trở nên khó khăn đối với một newbie. Việc hòa nhập gặp khó khăn, việc tiếp thu kiến thức cũng không dễ dàng, và còn rất nhiều khó khăn khác mà chỉ những người đã trải qua điều này mới có thể hiểu. Mà hiểu rồi thì ai cũng phải ngậm ngùi vượt qua chứ chẳng còn cách nào khác!

2.1. Lạc lõng trong đám đông 

Chắc hẳn trong chúng ta đã không ít lần bị rơi vào hoàn cảnh khi là người mới tinh vào làm việc ở đâu đó. Cái cảm giác lúc đó chắc hẳn xen lẫn sự hào hứng với công việc đó là sự trống trải như mình trở nên lạc lõng trong đám đông. Bạn nhìn cách họ làm việc, từ làm việc độc lập cho đến làm việc nhóm, bạn như một vật thể tách rời chả liên quan với những người đã vốn dĩ là một khối. Cách làm việc tương đồng của họ khiến bạn cảm thấy mình trở nên “quái dị” hay việc họ nhanh chóng hiểu được những câu nói “gãy khúc” của nhau cũng giống như lực đẩy vô hình đẩy bạn ra khỏi một tập thể. Cho đến khi bạn cố gắng hòa nhập vào họ thì vẫn có gì đó gọi là rào cản giữa người mới và người cũ. Những điều ấy hết sức là bình thường khi ai đó là một newbie. 

2.2. Luôn thấy bản thân là một kẻ yếu kém 

Luôn thấy bản thân là một kẻ yếu kém
Luôn thấy bản thân là một kẻ yếu kém 

Một newbie cũng có thể đồng nghĩa với một người mới vào nghề. Trong quá trình học tập lý thuyết ai cũng mong muốn nhanh chóng được áp dụng vào làm thực tế. Tuy nhiên điều mà chúng ta không thể ngờ đó là mọi thứ khi đã đi vào làm việc chính thức nó dường như khác xa rất nhiều. Và đương nhiên chúng ta phải học kinh nghiệm của những người đã làm trước mình. Ngay chỉ việc ấy thôi cũng khiến chúng ta thoáng cảm thấy thật yếu kém dù cho đã từng là người có điểm số về lý thuyết cao nhất. Lúc đó, nếu vô tình nghe thấy câu “Nó không đơn giản như em tưởng đâu” thì cảm giác thật sự như vừa bị chối bỏ cả quá trình học tập và rèn luyện của mình. Những newbie sẽ thường bị rơi vào hoàn cảnh này và khi không thể tự vượt qua, họ sẽ dễ dàng bỏ cuộc, bỏ việc và bỏ nghề. 

2.3. Gặp khó khăn trong việc chứng tỏ năng lực 

Nguồn gốc của newbie là dành cho những người mới vào nghề và thường kèm theo đó là “non” kinh nghiệm. Tuy nhiên theo thời gian thì người ta nhận ra rằng không phải ai mới cũng là người có trình độ năng lực thấp. Thế nhưng suy nghĩ ấy vẫn bị áp đặt vào các newbie sau này, và bất kể ở đâu khi có người mới vào nghề, họ thường có sự e dè khi giao phó công việc cho newbie. Như vậy, bản thân các newbie đã mất đi một cơ hội để chứng tỏ năng lực của mình. Cùng với đó thì mọi ý kiến sáng tạo nào đó mà bạn đưa ra cũng ra cũng bị nghi ngờ và hiếm khi được thực hiện do họ không tin vào thực lực của những người mới. Vậy nên newbie luôn khó khăn trong việc chứng tỏ năng lực của mình. Có những người đến vài năm sau đó vẫn không thể chui ra được khỏi vỏ ốc của chính mình.  

3. Những điều mà một newbie nên làm để tốt cho mình 

Những điều mà một newbie nên làm để tốt cho mình
Những điều mà một newbie nên làm để tốt cho mình 

Đừng nghĩ một newbie với những khó khăn như vậy thì người khác sẽ phải thông cảm cho mình. Cuộc sống thì luôn vận hành, ai cũng đã từng là những newbie và cũng vượt qua để  trở thành một old-bie như hiện nay. Vậy nên họ làm được thì không có lý do gì để bạn không làm được. Trong hoàn cảnh như thế, chúng ta nên làm những gì để tốt cho mình?

3.1. Không ngại học hỏi 

Đối với một newbie, tốt hơn hết là các bạn không nên rụt rè trong việc học hỏi. Chúng ta cần xác định được lý do chúng ta ở đây là gì và chúng ta cần làm gì để đạt được mục đích đó. Vậy nên điều quan trọng nhất vẫn là bạn phải học hỏi. Đừng ngại đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu một điều gì đó. Nếu bạn e sợ việc hỏi họ quá nhiều sẽ làm người khác khó chịu vậy thì việc bạn không biết rồi làm sai còn khiến cho người khác bực mình hơn bội phần. Việc học hỏi những kinh nghiệm từ người khác trong quá trình làm việc có thể giúp cho bạn nhanh chóng thăng cấp trình độ, năng lực hơn. Cùng với đó, bạn cũng có thể chứng minh được khả năng nắm bắt và tiếp thu nhanh chóng, tạo được niềm tin với cấp trên và có nhiều thêm cơ hội trong sự nghiệp của mình. 

3.2. Quan sát thật kỹ 

Quan sát thật kỹ
Quan sát thật kỹ 

Newbie ngoài việc lắng nghe nhiều, hỏi nhiều thì mắt cũng phải làm việc hết công suất để quan sát mọi người, mọi việc xung quanh. Người xưa có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”. Điều này là hoàn toàn chính xác nhất là với một người mới. Việc quan sát ở đây bao gồm quan sát cách làm việc của mọi người, quan sát thái độ của những người mà mình làm việc cùng. Như vậy có thể nó giúp bạn tránh khỏi việc bị làm sai hay làm phật ý ai đó trong quá trình làm việc. Ở đây việc nhìn sắc mặt của người khác không có nghĩa là phải xu nịnh và ở sau lưng người ta mà thể hiện sự khéo léo trong cách hòa nhập trong môi trường mới của các newbie. Và trên thực tế thì việc này thực sự có ích khi bạn có khả năng lấy lòng được sếp để nắm bắt những cơ hội phát triển cho mình. 

Việc làm truyền thông

3.3. Làm quen từ những việc đơn giản nhất 

Nếu bạn đã từng xem bộ phim Karate Kid hẳn sẽ còn nhớ mãi chi tiết cậu bé muốn học võ nhưng bị sư phụ bắt nhặt áo và mặc áo suốt cả một thời gian dài. Cậu bé ấy cũng chán nản và muốn bỏ cuộc nhưng sau khi được thầy giảng giải, cậu mới hiểu ra những điều lớn lao lại thường chỉ đến từ những điều đơn giản nhất. Vậy nên với một newbie cũng vậy, đừng “háu đá” đến những việc phi thường mà bỏ qua những điều đơn giản nhất. Những công việc như nhập liệu, sổ sách, đánh máy tường như nhàm chán lại là gốc rễ để cách bạn tìm tòi những điểm mấu chốt trong chuyên môn. “Trăm hay không bằng tay quen” khi mà bạn đã quen với một việc cơ bản nào đó thì điều còn lại chỉ là áp dụng nó thật đơn giản và không mất công trong những công việc phức tạp hơn. 

Bài viết trên đây là những chia sẻ thật lòng nhất đối với những người đang là một newbie. Từ những tâm sự, cách gỡ rối và cả những khó khăn đều được chúng tôi thấu hiểu và đồng cảm cùng bạn. Thông qua đó, hy vọng cũng giúp ích được bạn phần nào trong giai đoạn khó khăn này.  Đồng thời đây cũng là cẩm nang đầy đủ về newbie là gì cho những ai còn chưa biết. Ở đâu cũng sẽ có newbie và chúng ta cần hiểu rằng newbie chính là cái gốc để thành những professional.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5509 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT