Lắng nghe là gì? Biết lắng nghe để thấu hiểu nhau nhiều hơn
Theo dõi work247 tạiHầu hết mỗi chúng ta đều tự cho rằng mình là một người luôn thấu hiểu người khác bằng cách lắng nghe, cho rằng mình có khả năng lắng nghe những gì người khác nói để thấu hiểu những tâm tư của họ. Nhưng thực tế thì lại không hoàn toàn giống như những gì bạn nghĩ, rất nhiều người đã lầm tưởng và ngộ nhận về khả năng của mình. Vậy, lắng nghe là gì? Những thông tin về kỹ năng lắng nghe sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lắng nghe là gì?
1. Giải đáp ý nghĩa trừu tượng của lắng nghe là gì?
Khả năng lắng nghe của mỗi người trong số chúng ta hầu hết chỉ mới dừng chân tại điểm đơn thuần và cơ bản nhất. Vậy thì, như thế nào mới được coi là biết lắng nghe? Lắng nghe là gì? Cách để chúng ta nâng cao khả năng lắng nghe? Những thông tin dưới đây sẽ làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang muốn được giải đáp.
Chúng ta hãy cùng đi vào phân tích để hiểu lắng nghe là gì? Nghe trong đời sống hàng ngày là một hoạt động, đó là quá trình diễn ra một cách thụ động, khi âm thanh tới thì chúng ta sẽ thụ động tiếp nhận nó hay nói cách khác nghe chính là quá trình mà con người tiếp nhận âm thanh một cách bị động.
Trong khi đó, lắng nghe lại mang ý nghĩa trừu tượng hơn, lắng nghe khác với nghe, đây là quá trình chủ động của con người, có sự chủ động để tập trung cũng như là thấu hiểu được nội tâm của chính người nói. Lúc này, người nghe sẽ chủ động để phân tích những gì mà người nói đưa ra, phân tích các thông tin của người nói, sau quá trình phân tích thông tin thì người nghe sẽ đưa ra những lời khuyên, phản hồi hoặc sẽ chia sẻ cùng với người nói về những thông tin đó.
Nghe là một phản xạ tự nhiên mà mỗi người đều có, trong khi đó lắng nghe lại là cả một kỹ năng mà con người cần phải rèn luyện thì mới có được. Chúng ta rèn luyện càng nhiều thì khả năng lắng nghe của chúng ta càng tốt. Kỹ năng lắng nghe được áp dụng khắp mọi nơi, từ công sở cho tới mái ấm gia đình. Lắng nghe rất cần thiết để sử dụng giữa các mối quan hệ thân thiết gần gũi.
Như vậy, từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể hiểu về lắng nghe khái quát như sau: Lắng nghe chính là quá trình chủ động của con người, lắng nghe luôn tập trung vào phần nội dung mà người nói đưa ra, hiểu những gì mà người nói muốn nhắc tới, đáp lại họ là những lời khuyên và thể hiện thái độ tích cực đối với quá trình lắng nghe.
2. Tầm quan trọng của lắng nghe là gì?
Lắng nghe luôn xuất hiện trong mọi hoàn cảnh sống, nó phụ thuộc vào cách mà con người sử dụng kỹ năng lắng nghe của mình để phát huy tốt quá trình này hay không. Lắng nghe xuất hiện trong các hoạt động, do đó lắng nghe đóng vai trò quan trong trong các cuộc giao tiếp, trong sự thấu hiểu giữa người với người. Vậy, lắng nghe có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Hãy đi vào phân tích về hai khía cạnh vai trò của lắng nghe qua những thông tin dưới đây:
2.1. Vai trò của lắng nghe trong công việc
Trong bất kỳ công việc hay ngành nghề nào thì mỗi người đều cần vận dụng khả năng lắng nghe, khả năng lắng nghe được vận dụng trong công việc giúp chúng ta có thể có nhiều cơ hội việc làm và làm tốt công việc hơn.
Biết lắng nghe trong công việc sẽ giúp các đồng nghiệp có thể hiểu nhau hơn, đặc biệt là trong quá trình trao đổi và bàn bạc công việc, trong quá trình thảo luận công việc. Nhờ vào kỹ năng lắng nghe mà mỗi người đều có thể dành thời gian ra lắng nghe và có những cơ hội để phát triển nhiều hơn trong công việc, góp phần tạo nên những thành công trong công việc.
Lắng nghe trong công việc giúp chúng ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn, hiểu được thói quen, tính cách cũng như là sở thích của các đồng nghiệp hay khách hàng. Không chỉ thế, khi biết lắng nghe trong công việc, chúng ta cũng có thể dễ dàng đưa ra ý tưởng và phương án giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Kỹ năng lắng nghe rất cần thiết có trong công việc, đực biệt là đối với các nhà lãnh đạo, lắng nghe là một trong những kỹ năng lãnh đạo không thể thiếu, khi lãnh đạo lắng nghe nhân viên thì sẽ hiểu được những tâm tư nguyện vọng của nhân viên, tạo nên sự gắn bó sâu sắc với nhân viên của mình.
2.2. Vai trò của lắng nghe trong cuộc sống
Cuộc sống luôn là những ẩn số, những ẩn số đó cần được sự lắng nghe giải mã. Kỹ năng lắng nghe được vận dụng trong cuộc sống sẽ mang đến những cơ hội để phát triển các mối quan hệ quanh ta.
Bởi trong quá trình giao tiếp, bất kỳ ai trong chúng ta đều cần được lắng nghe và thấu hiểu những gì mình nói, ai cũng có những tâm sự cần được trút ra cho nhẹ lòng. Với người biết lắng nghe người khác sẽ được mọi người yêu quý và thường xuyên chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống.
Đồng thời, những người biết lắng nghe cũng sẽ có thể nâng cao khả năng nắm bắt tâm lý con người, đưa ra được những lời khuyên bổ ích để có thể giúp cho người những người đang cần được chia sẻ có thể hiểu được vấn đề của mình và có cách suy nghĩ thoáng hơn và tích cực hơn.
3. Làm thế nào để nâng cao khả năng lắng nghe?
Sự lắng nghe luôn cần được duy trì và phát triển, lan tỏa để tất cả mọi người phát huy kỹ năng này, từ đó xây dựng cuộc sống thấm đượm tình cảm hơn. Kỹ năng lắng nghe sẽ không tồn tại mãi trong cuộc sống của bất cứ ai, đó là cả quá trình rèn luyện tích lũy cũng như là học hỏi. Vì thế, làm thế nào để có thể nâng cao được khả năng lắng nghe người khác? Hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết được mình nên làm gì để nâng cao khả năng lắng nghe nhé.
3.1. Hãy luôn tập trung lắng nghe đối phương
Trong cuộc hội thoại, người nghe có thái độ lắng nghe người nói, tập trung vào những vấn đề mà người nói đang diễn tả chính là một cách để tôn trong người nói.
Khi trò chuyện, nếu chúng ta tỏ ra không mấy hứng thú với câu chuyện, không tập trung vào câu chuyện đang được nói thì sẽ gây ra sự khó chịu, cảm giác thiếu tôn trọng người nói. Bạn chỉ nghe một cách vô thức nhưng sau đó lại không thể hiểu được người nói đang muốn nói tới vấn đề gì thì bạn đang không lắng nghe họ.
Để có thể hiểu những gì họ nói và cho họ thấy được rằng bạn cũng đang hết sức lắng nghe họ thì bạn hãy biểu lộ những gì bạn cảm nhận được từ câu chuyện mà họ đang nói bằng những cử chỉ body language, ánh mắt, lời nói hay chỉ đơn giản là ngồi im nghe những gì họ chia sẻ.
3.2. Luôn động viên, khuyến khích đối với người nói
Bạn hãy luôn thể hiện thái độ trong câu chuyện của người nói, thái độ ở đây không phải là thái độ thờ ơ, thiếu tập trung mà lại sự cảm thán, bạn có thể bày tỏ sự ngạc nhiên, trầm trồ, gật đầu, tư thế ngồi nghe thoải mái, sự lo lắng hay sự hạnh phúc… Tất cả có thể được biểu thị trên khuôn mặt của bạn và những cử chỉ.
Bên cạnh đó, bạn có thể kèm theo những câu nói ngắn để đáp lại những lời mà người nói đang nói, sử dụng ngôn ngữ ở đây không phải là cách chúng ta ngắt lời của họ, mà là cách chúng ta tiếp lời của đối phương. Một số câu mà bạn có thể sử dụng như là dạ vâng, vậy à, thật tuyệt, vâng tôi hiểu…
Những câu tiếp lời này của bạn sẽ có thể giúp cho người nói có hứng thú hơn trong câu chuyện của mình đang nói, cảm thấy được tôn trọng và cũng chính là động lực dành cho người nói, giúp người nói cảm thấy được an ủi hoặc được chia sẻ niềm vui của mình.
Đúc kết lại, lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào trong quá trình giao tiếp?
- Lắng nghe giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ được nội dung câu chuyện đang được nói, nắm bắt được những thông tin, biết đâu đó cũng chính là những thông tin bổ ích giúp ích cho các bạn trong công việc và cuộc sống.
- Sự lắng nghe đồng nghĩa với sự tôn trọng, bạn sẽ luôn nhận được những điều ngược lại và từ đó có thể tạo được những thiện cảm vô cùng tốt đẹp để xưng dựng những mối quan hệ cho chính mình và mọi người xung quanh.
- Sự lắng nghe luôn mang đến những giá trị đích thực trong đời sống của mỗi chúng ta, lắng nghe thể hiện sự quan tâm, sự chia sẻ, sự đồng cảm…
- Sự lắng nghe sẽ giúp chúng ta có được những lời khuyên hợp lý,
Nghe thì chưa chắc là đã có thể hiểu được những vấn đề mà người khác đang nói, nhưng sự lắng nghe thì có thể hiểu được một phần hoặc toàn bộ câu chuyện được đưa ra. Khi bạn chân thành lắng nghe thì bạn cũng sẽ nhận lại được sự biết ơn của người nói.
Qúa trình giao tiếp chính là quá trình để chúng ta thấu hiểu nhau nhiều hơn, vậy tại sao lại không chân thành lắng nghe đối phương để hiểu được những tâm tư tình cảm của đối phương, giúp cho đối phương có thể giải tỏa được cảm xúc vui buồn, cảm thấy bản thân mình được tôn trọng,
4. Lắng nghe là một nghệ thuật, người nghe là nghệ sĩ
Lắng nghe không đơn thuần là nghe để biết người nói đang nói về câu chuyện gì sau đó để đấy và không một lời đáp lại, hoặc không hiểu được người nói đang nói những gì? Lắng nghe chính là thái độ tốt nhất thể hiện được tình cảm của con người với nhau.
Lắng nghe chính là một nghệ thuật, chúng ta có thê vận dụng nghệ thuật đó hay không lại là một vấn đề, là cả quá trình rèn luyện. Hãy cùng xem nghệ thuật ấy được thể hiện như thế nào?
4.1. Hãy chú ý tới thái độ của mình khi giao tiếp với người khác
Thái độ là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì cuộc hội thoại. Nếu bạn muốn bạn trở thành người được chia sẻ, những người thân hay bạn bè, đồng nghiệp của bạn có thể tìm đến bạn bất cứ khi nào để chia sẻ thì bạn hãy luôn có thái độ tích cực trong quá trình lắng nghe.
Bạn hãy luôn có thái độ quan tâm chú ý tới những gì mà người nói đang nói, góp phần tạo nên hiệu quả của cuộc giao tiếp.
4.2. Bạn hãy luôn thể hiện và đáp lại bằng những cử chỉ thân thiện
Bạn hãy luôn kết hợp giữa thái độ lắng nghe và những cử chỉ của mình để thể hiện sự mong muốn lắng nghe họ nói. Những cử chỉ thể hiện sự quan tâm đến câu chuyện của người nói chỉ cần đơn giản thôi nhưng cũng đã đủ thể hiện được những gì mà người nghe cần.
Thay vì ngồi im mà không nói gì thì chúng ta cũng có thể thể vào đó một số câu nói phù hợp, ngắn gọn mà lại thể hiện được ý nghĩa lớn lao.
Như thế, lắng nghe là gì đã được work247.vn giải đáp trong bài viết. Hãy luôn duy trì sự lắng nghe và không ngừng rèn luyện bản thân để có thể lắng nghe đối phương nhiều hơn, tạo nên hiệu quả lắng nghe và mang lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống của mỗi chúng ta.
10348 0