[Ambivert là gì?] Nghề nghiệp lý tưởng cho người Ambivert!

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 08-05-2024

Ambivert là gì? Bạn có nghĩ mình là một người có tính cách Ambivert? Bạn vật lộn trong những câu hỏi và nghi vấn, rằng thực sự bản thân bạn là người hướng nội, hay là người hướng ngoại? Bạn làm tất cả các bài test và nhận ra rằng, những tính cách, đặc trưng của người hướng nội và người hướng ngoại đều tồn tại trong con người bạn. Đúng vậy! Đó chính là tính cách của Ambivert. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm việc làm

1. Có thể bạn còn mông lung: Ambivert là gì?

khái niệm
Khái niệm Amvibert

Tính cách của bạn có đặc điểm như thế nào có thể là yếu tố quyết định việc bạn tương tác và phản ứng với môi trường xung quanh ra sao. Chính vì thế, việc hiểu rõ về tính cách của bản thân sẽ giúp mọi cá nhân nhận ra điều gì và nơi đâu làm cho bản thân thoải mái nhất. Điều đó bao gồm cả sự nghiệp và các mối quan hệ của bạn.

Hướng nội và hướng ngoại là những thuật ngữ đã xuất hiện từ khá lâu trước đây. Người sáng tạo và ý tưởng này chính là Carl G. Jung - một chuyên gia tâm thần học người Thụy Sĩ. Học thuyết của ông cho rằng, con người được tiếp sức bởi cả động lực bên trong lẫn bên ngoài. Đó là biểu hiện của cả hai tính cách hướng nội và hướng ngoại.

Theo đó:

+ Hướng ngoại: Năng lượng của họ bị hấp dẫn bởi môi trường xung quanh họ. Họ thích ra ngoài, thích đi đây đi đó, thích nói chuyện và giao tiếp, thích tham dự các sự kiện xã hội và tham gia cùng những người khác.

+ Hướng nội: Là người bị hấp dẫn bởi sự phản xạ yên tĩnh. Họ hành phúc khi dành thời gian cho gia đình, cho bản thân, hoặc cho một vài mối quan hệ thân thiết, gần gũi. Họ thích ở một mình làm những điều mong muốn hơn là việc ra ngoài gặp gỡ và xây dựng những mối quan hệ mới. Họ thích những cuộc trò chuyện sâu sắc nhưng ý nghĩa, thay vì tương tác với quá nhiều người.

Ambivert
Ambivert 

Nhiều nghiên cứu khoa học đánh giá sự tích cực có thể diễn ra ở những người hướng ngoại hơn là hướng nội. Vì hoạt chất dopamine (một trong những hoạt chất gây sự phấn khích) sẽ được sản sinh từ não bộ của những người hướng ngoại. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy những đặc trưng về hướng nội, hướng ngoại không giống với tính cách của bạn. Thì có thể bạn là một Ambivert chính hiệu đấy.

Ambivert cũng có thể được hiểu là nhóm tính cách thứ ba. Vậy Ambivert là gì? Một Ambivert là người thể hiện những phẩm chất và đặc trưng của cả người hướng nội cũng như hướng ngoại, và có thể chuyển sang một trong hai tính cách này tùy thuộc vào tâm trạng, bối cảnh và mục tiêu của họ. 

2. Bạn có phải là một Ambivert hay không?

Bạn có phải là một Ambivert hay không?
Bạn có phải là một Ambivert hay không?

Sau khi hiểu được khái niệm Ambivert là gì? Bạn có tự đặt ra nghi vấn, bản thân có thuộc tính cách này hay không? Và nếu có, thì dấu hiệu nào cho bạn nhận thấy điều này? Dưới đây là năm dấu hiệu work247.vn đã tổng hợp giúp bạn:

+ Thứ nhất, bạn là người giao tiếp tốt và biết lắng nghe: Nếu như người hướng ngoại thích nói nhiều hơn, người hướng nội thích lắng nghe và quan sát hơn. Thì Ambivert là người biết khi nào nên nói, khi nào nên biết lắng nghe.

+ Thứ hai, bạn có năng lực điều chỉnh hành vi: Việc điều chỉnh là để phù hợp với tình huống hoặc cá nhân một cách sao cho tự nhiên nhất có thể. Chẳng hạn như việc bạn đang cùng không gian với một người lạ ở thang máy. Bắt chuyện là cách của người hướng ngoại, cắm tai nghe hoặc nhìn vào không trung là cách của người hướng nội. Ambivert có thể tùy chọn hai phương thức này, tùy vào mục đích của họ.

+ Thứ ba, bạn vừa có thể thoải mái ở những cuộc vui đông người, nhưng cũng hài lòng khi ở một mình: Ambivert có thể tự nhận thức họ đang là một phần không thể thiếu của một đám đông. Nhưng Ambivert cũng biết cách tận hưởng một buổi tối yên tĩnh tại nhà. Chẳng hạn như: bạn nhận được một lời mời đi chơi từ bạn bè. Một người hướng ngoại sẽ đồng ý mà không hề do dự, hoặc người hướng nội sẽ có khả năng từ chối. Nhưng Ambivert có thể sẽ xem xét những ưu và nhược điểm của buổi hẹn đó. Họ có thể chủ động chọn một trong phương pháp trên.

Bạn có phải là một Ambivert
Bạn có phải là một Ambivert 

+ Thứ tư, sự đồng điệu trong một mối quan hệ: Ambivert có thể lắng nghe và cho thấy họ hiểu sâu sắc người đối diện. Nếu một người bạn gặp phải một vấn đề nào đó, đưa ra giải pháp tức thì có thể là cách của người hướng ngoại thường xuyên thực hiện. Hoặc người hướng nội có thể sẽ ở bên cạnh và lắng nghe. Một Ambivert có thể vừa lắng nghe, vừa đặt ra những câu hỏi có thể mong được giúp đỡ.

+ Thứ năm, bạn có thể là “điểm nhấn” trong các cuộc vui: Trong tập thể, Ambivert có thể cung cấp một tình trạng cân bằng rất cần thiết, thể hiện sự năng động và nhiệt thành. Một Ambivert có thể là người đầu tiên phá vỡ một không gian mà trong đó, mọi người trở nên căng thẳng và im lặng. Điều đó sẽ khiến cho những cá nhân hướng nội không còn quá dè dặt khi bắt đầu một cuộc nói chuyện vui vẻ với những người lạ.

Hãy thử ngẫm xem, bạn có những dấu hiệu của một Ambivert chính hiệu không nhé. Hoặc bạn cũng có thể hỏi người khác xem họ nhận xét về bạn như thế nào?

Việc làm bảo hiểm

3. Ưu điểm của tính cách Ambivert trong công việc và cuộc sống

Vì là những cá thể được ví như “con lai” giữa hai đầu nội - ngoại. Vì vậy, Ambivert có một khả năng độc đáo để tận dụng những đặc trưng trong tính cách của từng dạng. Ambivert cũng thỏa hiệp thuận lợi hơn khi đề cập trên sự tương tác. Đó là vì Ambivert có thể tự tạo hài lòng trong nhiều lựa chọn không giống nhau. Vậy cụ thể, những lợi ích mang lại từ tính cách Ambivert là gì?

3.1. Trong các mối quan hệ xã hội

Trong các mối quan hệ xã hội
Trong các mối quan hệ xã hội

Một người có tính cách thuộc loại Ambivert sẽ có thể học cách làm chủ các yếu tố tích cực của các hai loại tính cách nội - ngoại còn lại. Chẳng hạn như, bạn có thể là trung tâm trong các sự kiện, bữa tiệc, bạn có thể kể được những câu chuyện thú vị và thu hút nhiều đối tượng khán giả. Nhưng bạn cũng có thể biết cách quan sát, ngừng lại và lắng nghe cẩn thận các câu chuyện, vấn đề. Điều này giúp bạn lấy được lòng tin tưởng và đôi khi là sự tín nhiệm của một ai đó. 

Cuối cùng, những người xung quanh bạn sẽ cảm thấy bạn thật thú vị và đồng thời cũng có sự sâu sắc. Từ đó, họ muốn phát triển mối quan hệ với bạn theo một cách thân thiết hơn. Nếu hướng ngoại giúp bạn tăng sự tương tác trong các mối quan hệ. Thì ngược lại, những yếu tố đặc trưng của hướng nội có thể giúp bạn nuôi dưỡng và duy trì được các mối quan hệ đó một cách thân thiết và bền vững.

3.2. Trong phong cách quản lý

Những nhà lãnh đạo tốt đều có thể là tuýp người hướng nội hoặc hướng ngoại. Tuy nhiên con người cụ thể và các bối cảnh tình huống sẽ quyết định điều đó. Các nhà lãnh đạo có thể có phương thức điều hành và quản lý không giống nhau, mặc dù mang một loại tính cách. Điều đó cũng sẽ mang lại sự phản ứng và thái độ của nhân viên đối với họ. Những gì nhân viên phản ứng sẽ tùy thuộc và đặc trưng cũng như phong cách quản lý của họ.

Trong phong cách quản lý
Trong phong cách quản lý

Một số phát hiện từ các nghiên cứu trên thế giới cho rằng, doanh thu sẽ cao hơn nếu dưới các nhà lãnh đạo hướng ngoại là những nhân viên tương đối thụ động. Nghĩa là nhân viên của họ nhút nhát, thích được chỉ dẫn và đào tạo hơn. Tương tự, việc nhân viên tự nhiên và tự chủ trong công việc chỉ dẫn đến mức doanh thu hạn chế cho họ.

Một nhà lãnh đạo hướng nội sẽ mang lại những giá trị tích cực hơn cho những nhân viên chủ động, có trách nhiệm. Bởi vì, những người này biết cách lắng nghe, thấu hiểu được tâm tư của nhân viên, đặc biệt là biết cách nhìn người. Ambivert có thể có khá nhiều lợi thế khi làm lãnh đạo. Phẩm chất nào cần thể hiện, phẩm chất nào thì không cần? Điều này được họ chủ động điều chỉnh trong tâm thức trước khi quyết định hành động. Nhân viên muốn điều gì sẽ thúc đẩy họ ra quyết định cho việc chọn phẩm chất nào phù hợp. Như vậy, họ vừa cảm thấy hãnh diện khi mình là “nhà cầm quân” trong mối quan hệ chủ - tớ, vừa thoải mái khi nhận ra mình cũng nên lắng nghe và thể hiện sự quan tâm.

4. Hạn chế của tính cách Ambivert và những lưu ý

Ambivert là gì? Ambivert được coi là tính cách linh hoạt hơn bởi vì họ có thể áp dụng linh hoạt giữa tính cách hướng nội và hướng ngoại. Nhưng điều này có thể gây thêm căng thẳng cho họ tùy vào từng trường hợp cụ thể. Cân bằng mọi thứ có thể là một giải pháp tuyệt vời, nhưng để làm được điều đó là không dễ dàng. Một Ambivert cũng có thể thấy mình ở một vị trí “trung lập” trong các mối quan hệ xã hội hoặc trong môi trường công việc. Những người gần gũi hơn với người hướng nội hoặc hướng ngoại có thể gặp khó khăn trong việc tìm hiểu đối tượng trước mặt là ai, đến từ đâu, gặp phải vấn đề gì để thu hẹp các khoảng cách.

Hạn chế của tính cách Ambivert và những lưu ý
Hạn chế của tính cách Ambivert và những lưu ý

Ambivert có thể rất linh hoạt và chủ động, nhưng họ thường đối mặt với các vấn đề sau:

+ Họ thích nói chuyện với mọi người, nhưng muốn lên kế hoạch trước.

+ Họ nói có với quá nhiều thứ và rồi cuối cùng không biết điều gì là tốt nhất cho bản thân.

+ Một nửa hướng ngoại trong con người họ thúc đẩy họ nói có cho những điều trong tương lai. Nhưng sau đó, một nửa hướng nội trong họ lại cảm thấy khó khăn và bắt đầu nản chí.

+ Khi Ambivert đang trong một tâm trạng tồi tệ, không có điều gì làm họ vui vẻ.

+ Họ thích đi chơi chỉ khi họ đang trong một tâm trạng phù hợp, với đúng người.

Việc làm phát triển thị trường

5. Nghề nghiệp lý tưởng cho người có tính cách Ambivert

Nghề nghiệp lý tưởng cho người có tính cách Ambivert
Nghề nghiệp lý tưởng cho người có tính cách Ambivert

Tựu chung, Ambivert có khả năng phát triển mạnh trong sự nghiệp liên quan đến sự tự do và chủ động về thời gian, phong cách cũng như tính chất nhiệm vụ. Đó là bởi vì nó cho phép họ sử dụng cả những đặc điểm hướng nội và ngoại. Một Ambivert có thể vô cùng phù hợp với những công việc cụ thể sau:

+ Bán hàng: Lĩnh vực bán hàng hay kinh doanh phải có kỹ năng nói chuyện khéo léo, đặc biệt là có sức thuyết phục. Bên cạnh đó, họ cũng phải biết cách hiểu được khách hàng mục tiêu. Do đó, Ambivert có thể chủ động trong phương pháp vừa nói chuyện, vừa quan sát lắng nghe mong muốn của khách hàng.

+ Quản lý dự án: Sở hữu quá trình lên kế hoạch, giám sát và vận hành một dự án. Những người làm quản lý dự án cũng cung cấp sự hỗ trợ và đào tạo cho những thành viên trong nhóm của họ. Những kỹ năng như ra quyết định, lập kế hoạch, hay lắng nghe, tiếp nhận và giải quyết các nhu cầu của thành viên là hết sức phù hợp với Ambivert.

+ Giáo viên: Làm công tác dạy học, bạn phải thường xuyên tương tác với rất nhiều học sinh. Không ai giống ai, chúng có thể có những nền tảng kiến thức và tính cách khác biệt nhau. Giáo viên cũng thường xuyên giao tiếp trước quần chúng và đối thoại trực tiếp với phụ huynh học sinh.

Nếu bạn vừa là người cảm thấy không hề chán nản khi ở phòng với một bộ phim dài tập hay một cuốn sách. Hoặc cũng phấn khích và hứng thú khi tham dự những cuộc vui thâu đêm,... chắc chắn Ambivert là tính cách của bạn. Ambivert là gì? Những đặc điểm cho thấy Ambivert là một nhóm tính cách khá tuyệt vời. Linh hoạt trong xử lý các tình huống, biết cách lắng nghe, quan sát và cả ăn nói. Tất cả những gì Ambivert có thể làm được dường như đều có giá trị trong công việc và cuộc sống.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem6728 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT