Ban quản lý dự án là gì? Tất tần tật thông tin Ban quản lý dự án
Theo dõi work247 tạiBan Quản lý dự án chắc chắn là thuật ngữ mà chúng ta thường xuyên nghe thấy, nhất là các lĩnh vực đầu tư, xây dựng... Hiểu được Ban quản lý dự án là gì và những thông tin liên quan tới ban quản lý dự án sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả trong công tác quản lý các dự án.
1. Khái quát về Ban Quản lý dự án là gì?
1.1. Khái niệm của Ban Quản lý dự án là gì?
Ban Quản lý dự án là thuật ngữ dùng để chỉ một Bộ phận bao gồm nhiều cá nhân được các Cơ quan có thẩm quyền thành lập để tiến hành các hoạt động cụ thể như là lên các kế hoạch cho dự án, tổ chức và quản lý dự án, giám sát quá trình và tiến độ để thực hiện các dự án cùng những hoạt động có liên quan tới dự án.
Ban Quản lý dự án được thành lập và hoạt động dựa theo Quy định trong Nghị định 59/2024/NĐ-CP của Chính Phủ và theo Thông tư 16/2024/TT-BXD.
Ban Quản lý dự án chính là tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức này được hoạt động dựa trên nguyên tắc cụ thể chính là đảm bảo về mặt kinh phí hoạt động của dự án.
Đọc ngay: Việc làm Quản lý dự án chủ đầu tư
1.2. Phân loại Ban Quản lý dự án
Áp dụng theo Điều số 63 của Luật Xây dựng được ban hành năm 2024 thì chúng ta có thể thấy được Ban Quản lý dự án được phân thành các loại cụ thể sau:
- BQLDA đầu tư xây dựng theo chuyên ngành.
- BQLDA đầu tư xây dựng theo khu vực.
Trong hai loại BQLDA này đều có đầy đủ những bộ phận sau:
+ BGĐ quản lý DA đầu tư xây dựng
+ giám đốc QLDA đầu tư xây dựng.
+ Các bộ phận QLDA đầu tư xây dựng.
2. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của BQLDA
Để hiểu rõ về chức năng và nhiệm vụ của BQLDA thì chúng ta hãy cùng khám phá các thông tin chi tiết kỹ càng sau đây:
2.1. Chức năng BQLDA
Căn cứ tại Khoản 2 của Điều 63 trong Luật Xây dựng (2024).
Căn cứ tại Khoản 3 của Điều 17 trong Nghị định 59/2024/NĐ-CP.
Căn cứ vào Khoản 7 của Điều số 1 trong Nghị định 42/2024//NĐ-CP.
Căn cứ vào Khoản 2, Điều số 7 Thông tư 16/2024/TT-BXD
Chúng ta có thể khái quát về các chức năng cụ thể của BQLDA như sau:
- Trở thành chủ đầu tư đối với các lĩnh vực xây dựng dân dụng & công nghiệp: dùng vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước nằm ngoài ngân sách được đầu tư bởi Chủ tịch UBND (ngoại trừ những trường hợp UBND tỉnh đưa ra quyết định cho các tổ chức khác làm chủ đầu tư).
- Quản lý vốn được dùng để đầu tư theo đúng quy định.
- Thực hiện bàn giao lại các công trình XD đã được hoàn thành cho Chủ đầu tư hoặc là trực tiếp vận hành/sử dụng công trình xây dựng dó.
- Thực hiện theo ủy thác của các chủ đầu tư khi có yêu cầu.
- ...
2.2. Những nhiệm vụ cụ thể của BQLDA
Những nhiệm vụ cụ thể của BQLDA như sau:
- Thực hiện quyền làm chủ các dự án được giao.
- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho dự án khi cần.
- Bàn giao lại các công trình quản lý cho các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền để quản lý và vận hành, tiến hành khai thác cũng như là sử dụng đối với những trường hợp cụ thể.
- ...
Xem thêm: Việc làm trưởng ban quản lý dự án xây dựng
3. Thẩm quyền, hướng dẫn thành lập Ban quản lý dự án
Căn cứ vào Khoản 1 của Điều số 63 trong bộ Luật xây dựng đã có quy định về thẩm quyền thành lập BQLDA.
- Đối với các cơ quan ngang với cấp Bộ, thủ trưởng có thẩm quyền thành lập các BQLDA chuyên ngành và BQLDA theo khu vực phù hợp.
- Đối với BQLDA cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thì do Chủ tịch UBND thành lập các BQLDA cụ thể như sau:
+ BQLDA các công trình Dân dụng & Công nghiệp.
+ BQLDA các công trình giao thông.
+ BQLDA các công trình nông nghiệp & phát triển nông thôn.
+ BQLDA hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, phát triển đô thị (Đối với các thành phố thuộc trung ương).
- Đối với các BQLDA cấp huyện/quận thì do chủ tịch UBND cấp huyện, quận thành lập ra các BQLDA trực thuộc.
Tùy vào từng công trình, dự án, các tính chất hoạt động, quy mô của các công trình, mục tiêu xây dựng công trình... sẽ là các yếu tố để đưa ra quyết định thành lập ra các BQLDA phù hợp.
Một vài trường hợp cần phải thuê BQLDA từ bên ngoài vào để làm BQLDA khu vực và chuyên ngành thì chủ đầu tư cần phải lựa chọn các BQLDA có kinh nghiệm, đáp ứng đủ các điều kiện để tiến hành thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án.
*) Những điều kiện thành lập ra BQLDA
Đối với những dự án chuyên ngành hoặc là dự án theo tuyến công trình của cùng địa bàn thì sẽ do các Thủ trưởng của đơn vị ngang bộ, hoặc là các bộ trưởng, các Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Còn đối với các doanh nghiệp thuộc Nhà nước thì người nào có thẩm quyền cao nhất thì người đó sẽ đưa ra quyết định để thành lập BQLDA.
Tham khảo: Mẫu CV xin việc
4. Tổ chức của BQLDA
4.1. Hình thức Ban quản lý dự án
Các dự án có sử dụng vốn Nhà nước thì sẽ có hình thức của BQLDA đầu tư xây dựng theo khu vực. Đối với các dự án mà sử dụng nguồn vốn Nhà nước nhưng có các công trình đặc biệt, áp dụng công nghệ tiên tiến hoặc là những công trình có liên quan tới bí mật của Nhà nước hoặc là thông tin của QPAN thì sẽ được quản lý theo hình thức BQLDA đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, các dự án còn có thể thuê ccs tư vấn của dự án mà không cần phải thành lập BQLDA với các dự án không sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước. Đối với các hình thức tổ chức dự án này thì các bạn cũng sẽ cần phải thực hiện theo cùng hướng hoặc là cùng tuyến, hoặc cũng có thể là cùng một chuyên ngành và quản lý sử dụng vốn và các nhà tài trợ.
Tham khảo: Các hình thức quản lý dự án được áp dụng phổ biến hiện nay
4.2. Về cơ cấu tổ chức của BQLDA
Về cơ cấu tổ chức của BQLDA thì các BQLDA theo khu vực và các chuyên ngành sẽ được tổ chức để thực hiện theo các cơ cấu tổ chức như sau:
- Trong Ban quản lý dự án sẽ có các bộ phận như sau: Ban giám đốc, văn phòng để hoạt động, các bộ phận thực thi chức năng và nhiệm vụ được giao, bộ phận quản lý dự án. Tùy vào các quy mô hoạt động và điều kiện vận hành của dự án đó, những chủ thể có thẩm quyền trong việc thành lập BQLDA sẽ đưa ra quyết định để thực hiện về số lượng phòng ban trong BQLDA.
- Nhân sự trong BQLDA thì gồm: chủ thể có thẩm quyền cần thành lập BQLDA, giám đốc của BQLDA, giám đốc quản lý dự án (Bố trí tại phòng Điều hành dự án)
Như vậy, chúng ta có thể thấy được về cơ cấu tổ chức của ban dự án có rất nhiều yếu tố, tùy thuộc vào tính chất, quy mô... của các ban quản lý dự án mà các doanh nghiệp có thể đưa ra cơ cấu tổ chức dự án một cách hoàn chỉnh để tạo nên hiệu quả cho dự án đó.
Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ về ban quản lý dự án là gì, đồng thời những thông tin cơ bản liên quan tới ban quản lý dự án sẽ góp phần tạo điều kiện cụ thể cho Ban quản lý dự án được hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
5281 0