Bảo hiểm tự nguyện là gì? Thông tin về bảo hiểu tự nguyện
Theo dõi work247 tạiBạn có phải là người lao động? Bạn muốn tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện nhưng lại chưa biết bảo hiểm tự nguyện là gì? Và bạn đang thắc mắc liệu với mức thu nhập của mình thì có khả năng để tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện không?... Hãy để bài viết dưới đây giải đáp cho bạn những thắc mắc này nhé!
1. Bảo hiểm tự nguyện là gì?
Bảo hiểm tự nguyện hay bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức cho tất cả mọi công dân, những ai có nhu cầu đề sẽ được tham gia đóng bảo hiểm xã hội với nhiều mức đóng và phương thức tham gia khác nhau để mọi người lựa chọn sao cho phù hợp với mức thu nhập cá nhân.
2. Các chế độ bảo hiểm tự nguyện
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024 sẽ được hưởng 2 chế độ: Hưu trí và tử tuất.
Với chế độ này, người tham gia có thể yên tâm về cuộc sống của mình sau này khi về hưu hay không thể tiếp tục làm việc. Hàng tháng đối tượng được hưởng chế độ này sẽ có mức trợ cấp để trang trải cuộc sống dù không còn đi làm.
Có thể thấy so với những loại bảo hiểm khác thì bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng ít quyền lợi nhưng về lâu dài thì loại bảo hiểm này lại rất có lợi. Vì thế việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là rất được khuyên dùng nếu như bạn thuộc đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Xem thêm: Việc làm bảo hiểm tại Hà Nội
3. Đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trong Luật Bảo hiểm xã hội có quy định về các đối tượng được tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bất cứ ai là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động từ 15 – 60 tuổi và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng
- Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã
- Người tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Người lao động tự tạo việc làm
- Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần
- Người tham gia khác
Xem thêm: Việc làm bảo hiểm tại Hồ Chí Minh
4. Một số lưu ý khi tham gia bảo hiểm
4.1. Nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Người tham gia bảo hiểm trên cơ sở tự nguyện, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với mức thu nhập của cá nhân
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
- Khi lựa chọn mức đóng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ có mức hưởng tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Đối với những ai vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên tổng thời gian đã đóng cả hai loại bảo hiểm này.
4.2. Quyền và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
4.2.1. Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Được cấp sổ bảo hiểm xã hội
- Nhận lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện đầy đủ, kịp thời, thuận tiện theo quy định
- Được hưởng bảo hiểm y tế khi hưởng lương hưu
- Yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội
- Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện
4.2.2. Trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người tham gia được lựa chọn mức đóng thì phải có trách nhiệm đóng theo phương thực và mức đóng đã lực chọn theo quy định
- Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội cẩn thận để tránh những rắc rối không cần thiết
5. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
So với các loại bảo hiểm xã hội khác, hay bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất mà không có chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trước khi tiến đến quy trình đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia bảo hiểm sẽ chọn mức đóng theo thu nhập một tháng. Khi đó mức đóng sẽ được tính = 22% x thu nhập tháng đã lựa chọn.
Mức thu nhập tháng theo quy định như sau:
- Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/ người/ tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị được áp dụng trong giai đoạn từ năm 2024-2024
- Mức lương cơ sở tính đến ngày 1/7/2024 là: 1.390.000 đồng/tháng
Tính từ ngày 1/7/2024 đến ngày 31/12/2024 là: 1.490.000 đồng/tháng
Theo những quy định trên thì thu nhập tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 700.000 đồng/ tháng và mức tối đa hiện nay là 29.800.000 đồng/tháng (= 20 lần mức lương cơ sở)
Vì thế mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là 154.000 đồng/tháng là mức thấp nhất và 6.556.000 đồng/tháng là mức cao nhất
Xem thêm: Bảo hiểm trách nhiệm dân dự là gì? Phân loại Bảo hiểm TNDS
6. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hiện nay có 6 phương thức tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để mọi người lựa chọn:
- Đóng hàng tháng
- Đóng 3 tháng một lần
- Đóng 12 tháng một lần
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu
Người đóng 3 tháng/ lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau sẽ được hoàn trả một phần tiền đã đóng trước đó khi:
- Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Bị mất hoạt tòa án tuyên bố đã mất
Tuy nhiên người tham gia đóng bảo hiểm có thể thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập hàng tháng làm căn cứ đóng sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã lựa chọn trước đó.
Để tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện người có nhu cầu tham gia có thể đến tại UBND xã, phường tìm các đại lý thu BHXH, BHYT tại đây để làm thủ tục tham gia và nộp tiền.
7. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự là một loại hình bảo hiểm xã hội mới góp phần chia sẻ khó khăn và mang đến cho người tham gia những lợi ích về sau.
* Bảo hiểm xã hội tự nguyện trợ cấp lương hưu hàng tháng
- Về già khi đã hết tuổi lao động thì người tham gia đóng bảo hiểm sẽ đực trợ cấp mức lương hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x mức thu nhập bình quân đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng
* Trợ cấp tử tuất
- Trợ cấp mai táng: Theo quy định các trường hợp người tham gia bảo hiểm tự nghiệm chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai tháng, cụ thể:
+ Người lao động đóng bảo hiểm từ đủ 60 tháng (05 năm) trở lên
+ Người đang hưởng lương hưu
Mức hưởng: bằng 10 lần mưc lương cơ sở tại tháng mà người tham gia chết hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết.
- Trợ cấp tuất: Thân nhân của những người sau được hưởng trợ cấp tuất một lần:
+ Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội
+ Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
+ Người đang hưởng lương hưu
Mức hưởng:
+ Đối với thân nhân của người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH: Được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm :
> Bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2024
> Bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2024 trở đi
> Trường hợp chưa đủ 01 năm thì mức trợ cấp bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
> Trường hợp người lao động có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH
Thân nhân của người đang được hưởng lương hưu tính theo thời gian đã hưởng lương hưu.
> Nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng
> Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu
Có thể thấy nhưng lợi ích của bảo hiểm xã hội là rất hữu ích đối với cá nhân sau này. Nắm bắc được những thông tin và hiểu được Bảo hiểm tự nguyện là gì? sẽ giúp các bạn không bị bỏ lỡ những cơ hội cho bản thân và gia đình. Hãy tham khảo bài viết trên đây và đưa ra cho mình một sự lựa chọn đúng đắn tham gia vào bảo hiểm xã hội tự nguyện phục vụ cho lợi ích về sau.
1788 0