Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Và những điều cần biết về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo dõi work247 tạiBảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng những quyền lợi như thế nào?... Đó là một trong số vô vàn câu hỏi của người lao động về bảo hiểm bắt buộc, thậm trí là những người đã đi làm nhiều năm nhưng vẫn còn rất mơ hồ về vấn đề này.
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà người sử dụng lao động và người lao động bắt buộc sẽ phải tham gia do Nhà nước tổ chức
Dựa trên cơ sở đóng quỹ bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ có sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập nếu chẳng may người lao động rơi vào trường hợp khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
2. Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là ai?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm 2 đối tượng: Bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho các cá nhân là người lao động và bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng lao động.
2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động
2.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc là người lao động có quốc tịch Việt Nam sau đây:
Người lao động có thể làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn xác định, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc cụ thể với thời hạn từ 03 đến dưới 12 tháng, kể cả những hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động và người đại diện hợp pháp của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng từ ngày 01/01/2024.
Có thể hiểu là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ một tháng trở lên sẽ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Quy định này có hiệu lực bắt buộc từ ngày 01/01/2024
- Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức;
- Người lao động là công nhân công an, công nhân quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người lao động là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người lao động là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2.1.2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam
Với trường hợp người lao động là người nước ngoài, thì người lao động sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày 01/01/2024 với điều kiện người lao động phải cung cấp được giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề hay chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2.2. Đối tượng là người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đối tượng này bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng theo hợp đồng lao động.
Xem thêm: Bảo hiểm tự nguyện là gì? Thông tin về bảo hiểu tự nguyện
3. Quyền lợi khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi như sau:
3.1. Chế độ thai sản
- Nhận con nuôi: Được hưởng đến thời gian con được 6 tháng tuổi
- Tránh thai: 07 ngày cho trường hợp đặt vòng tránh thai và 15 ngày nếu triệt sản
- Khám thai: Số lần tối đa là 5, mỗi lần 1 ngày nếu xa 2 ngày
- Trong trường hợp thai không giữ được: 10 với thai dưới 05 tuần, 20 ngày thai từ 05 đến dưới 13 tuần, 40 ngày từ 13 đến dưới 25 tuần, 50 ngày so với thai 25 tuần trở lên.
- Vợ sinh con: 07 ngày nếu vợ sinh mổ hoặc vợ sinh con dưới 32 tuần, 10 ngày nếu vợ sinh đôi và 14 ngày nếu vợ sinh đôi và phẫu thuật.
- Sinh con: 06 tháng, nếu trong trường hợp sinh đôi được nghỉ thêm 01 tháng cho mỗi con.
- Sinh con hộ: Với người sinh hộ sẽ được nghĩ đến khi giao trẻ, người nhận nuôi sẽ được nghĩ đến khi bé được 06 tháng.
- Con mất sau sinh: 04 tháng nếu con dưới 02 tháng tuổi và 02 tháng đối với con từ 02 tháng tuổi trở lên.
- Mẹ chết sau khi sinh: Cha hoặc người đỡ đầu sẽ được hưởng thời gian thai kỳ còn lại.
3.2. Chế độ ốm đau
- 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm
- 40 ngày nếu đóng đủ 15 năm và dưới 30 năm
- 60 ngày nếu đóng đủ từ 30 năm trở lên
3.3. Chế độ hưu trí
- Năm 2024: 45% bình quân mức đầu lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm từ 16 đến 20 đối với nam và nữ 15 năm, nếu thêm mỗi năm sẽ tăng thêm 2% và mức tối đa là 75%.
- Trong trường hợp nghỉ hưu sớm do tình trạng sức khỏe không được tốt sẽ hưởng ít hơn 2% so với bình thường.
Xem thêm: Việc làm nhân viên tư vấn bảo hiểm
4. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
4.1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động
Theo quy định thì mức đóng bảo hiểm mà người lao động phải đóng sẽ bằng 8% trên dựa trên mức lương hàng tháng vào quỹ tử tuất và hưu trí.
4.2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị sử dụng lao động
Đơn vị sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 với các mức như sau:
- Đóng 3% để cho vào quỹ thai sản và ốm đau
- Đóng 14% để cho vào quỹ tử tuất và hưu trí.
Như vậy, theo quy định trên thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động và người sử dụng lao động được xác định theo mức như sau:
+ Người lao động: đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ tử tuất và hưu trí.
+ Người sử dụng lao động: đóng 3% cho vào quỹ ốm đau và thai sản; và 14% cho vào quỹ tử tuất và hưu trí.
4.3. Mức đóng bảo hiểm của bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
- Người sử dụng lao động sẽ đóng 1% trên quỹ tiền lương hàng tháng, khác với bảo hiểm tự nguyện để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo luật quy định tại Điều 43 vào Quỹ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21, kể từ ngày 01/6/2024, người sử dụng lao động hằng tháng sẽ phải đóng bằng 0,5% dựa trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Như vậy, từ ngày 01/6/2024, hàng tháng người sử dụng lao động đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4.4. Mức đóng bảo hiểm y tế
- Theo Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: thì mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng sẽ bằng 4,5% so với mức tiền lương cơ bản hàng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động sẽ phải đóng là 3% và người lao động đóng 1,5%. Theo quy định trên, thì mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động sẽ được xác định như sau:
+ Người sử dụng lao động: đóng 3% trên tổng mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế
+ Người lao động: đóng 1,5% trên tổng mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế
Xem thêm: Việc làm bảo hiểm tại Hồ Chí Minh
4.5. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được quy định cụ thể như sau:
+ Người lao động đóng bằng 1% theo mức lương hàng tháng;
+ Đơn vị đóng bằng 1% theo mức lương hàng tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Theo quy định trên, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động được xác định như sau:
+ Người lao động: đóng bằng 1% mức lương hàng tháng
+ Người sử dụng lao động: đóng bằng 1% mức lương hàng tháng của người lao động.
Như vậy, có thể hiểu theo quy định của pháp luật thì tổng mức đóng bảo hiểm phải đóng hàng tháng của người lao động là 32%. Trong đó, người lao động sẽ phải đóng 10,5%, và người sử dụng lao động sẽ phải đóng 21,5 %.
Lưu ý: Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu: Đối với mỗi khách hàng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu còn được nhận trợ cấp 1 lần.
Đóng tiền bảo hiểm bắt buộc là nghĩa vụ của mỗi người lao động. Vì thế khách hàng nên tham gia và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đầy đủ để vừa bảo vệ lợi ích cho bản thân mình vừa góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước.
2369 0