Brand Awareness là gì? Nó quan trọng như nào đối với doanh nghiệp

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Bạn đã từng được nghe đến thuật ngữ Brand Awareness là gì chưa? Một thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong marketing, nhưng không phải ai cũng hiểu được rõ ý nghĩa của thuật ngữ này. Hãy cùng work247.vn đi tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Brand Awareness là gì?

1.1. Định nghĩa về Brand Awareness

Brand Awareness được dịch là nhận thức thương hiệu, đó chính là mức độ thân quen, khả năng ghi nhớ của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Đây là một đề tài rất được quan tâm và nghiên cứu, việc nhận thức của khách hàng về thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua, độ hiệu quả truyền thông, quản trị chiến lược của doanh nghiệp. Để tạo được hiệu quả cao nhất, cần phải tác động mạnh về mặt tâm lý, nhận thức của khách hàng thông qua các công cụ truyền thông.

Nhận thức đôi khi không nhất định là phải nhớ đến tên của thương hiệu đó, có thể chỉ là cảm giác thân thuộc về sản phẩm mà họ nhanh chóng nhận ra và quyết định mua. Ví dụ như bạn muốn mua một chai dầu rửa bát nhưng bạn không thể nhớ ra tên của nó nhưng lại nhớ đến đặc điểm của nó là nó được chứa trong chai màu trắng, có tay cầm…., bạn vào siêu thị chỉ cần lướt qua bạn cũng sẽ nhận ra nó.

Brand Awareness là gì
Brand Awareness là gì

Nếu bạn nhớ được thương hiệu thì chắc chắn thương hiệu đó đã khắc sâu tâm trí bạn. Chẳng hạn như nhắc đến loại nước ngọt có gas, màu đen, bạn nghĩ ngay đến thương hiệu nào? Pepsi, Coca - Cola? Dù là thương hiệu nào thì có nghĩa là bạn đã có nhận thức về thương hiệu đó.

Xem thêm: Branded Content là gì? Tìm hiểu tất tần tật về Branded Content

1.2. Các thành phần quan trọng khi tạo ra Brand Awareness

1.2.1. Nâng cao uy tín

Trước khi ra quyết định mua hàng, người mua thường tham khảo rất nhiều ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau. Có rất nhiều nhãn hiệu trong cùng một mặt hàng trên thị trường, thương hiệu nào được nhớ nhiều hơn sẽ thúc đẩy marketing truyền miệng, đánh giá tốt khi từ những khách hàng đã từng sử dụng.

Vì thế mà nhận thức thương hiệu tạo nên sự uy tín cho thương hiệu đó, cũng chính vì thế mà các thương hiệu ngày càng cố gắng để xuất hiện nhiều trước công chúng. Mục đích của họ là khiến cho khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình. Việc thường xuyên xuất hiện cũng khiến cho công chúng cảm thấy có niềm tin, và thương hiệu đó nhiều khi được nhắc một cách vô thức ngay cả khi không mua sản phẩm.

1.2.2. Tạo sự liên tưởng

Khi độ nhận biết thương hiệu được nâng cao, khách hàng sẽ nhớ đến chúng vào một thời điểm bất kỳ. Giả sử, bạn chuẩn bị có chuyến dã ngoại cùng người bạn, bạn được giao nhiệm vụ mua nước. Có thể bạn nghĩ ngay đến Pepsi có các chị Blackpink quảng cáo. Bạn biết rằng những người bạn của bạn đang giảm cân, nên bạn nhớ đến sản phẩm không calo của thương hiệu này. 

Blackpink quảng cáo cho Pepsi không calo
Blackpink quảng cáo cho Pepsi không calo

Hoặc đôi khi bạn không thể nhớ tên thương hiệu, điều bạn nghĩ đến có thể là tìm kiếm trên Google thông qua những đặc điểm nổi bật mà bạn nhớ được về sản phẩm. Đó chính là sự liên tưởng khi doanh nghiệp thường xuyên đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về thương hiệu.

1.2.3. Xây dựng tài sản thương hiệu

Không phải cứ nhiều mẫu mã sẽ bán được hàng, hay cứ phải giá thấp mới được nhiều người mua. Khi nhận thức về thực trạng thay đổi của xã hội, khách hàng thường quan tâm nhiều đến giá trị thương hiệu của họ. Điển hình như những chiếc túi xách xa xỉ. Một chiếc túi xách Chanel đắt đỏ không bao giờ giảm giá, ấy vậy mà nó vẫn cháy hàng được. 

Khách hàng họ mua vì họ cảm nhận được nhiều giá trị hơn số tiền bỏ ra vì họ biết rằng đây là thương hiệu cao cấp, mà khi họ sở hữu chiếc túi này, họ sẽ sang trọng, đẳng cấp hơn.

Xây dựng tài sản thương hiệu
Xây dựng tài sản thương hiệu

2. Brand Awareness quan trọng ra sao?

Có thể thấy được, nhận thức thương hiệu có ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của người tiêu dùng. Đây cũng như tài sản thương hiệu góp phần làm tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh, phát triển ổn định và đem lại khoản lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.

Nhận thức doanh nghiệp là cơ sở thuận lợi để giúp doanh nghiệp quảng bá những sản phẩm, dịch vụ mới, xây dựng được uy tín thương hiệu, giúp định vị thương hiệu trên thị trường một cách rõ nét hơn.

Tầm quan trọng của Brand Awareness
Tầm quan trọng của Brand Awareness

Đối với những thương hiệu mới, nhiều khách hàng chưa biết đến họ thì lúc ra quyết định mua, những khách hàng đó không thể đưa thương hiệu vào trong những lựa chọn của mình. Vì thế mà tăng cường nhận thức thương hiệu trong giai đoạn đầu là rất quan trọng. Trong giai đoạn mới xâm nhập vào thị trường, doanh nghiệp cung cần phải để tâm đến việc chuyển đổi khách hàng thành khách hàng trung thành, từ đó nhận thức về thương hiệu sẽ được lan truyền nhờ khách hàng của mình.

3. Cách để xây dựng Brand Awareness

3.1. Phân đoạn, lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu luôn là đối tượng mà doanh nghiệp nào cũng cần phải nghiên cứu, quan tâm và chăm sóc, vì họ là đối tượng đem lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu giúp cho doanh nghiệp xác định được đúng những nội dung cần truyền tải cho phù hợp với đặc điểm của khách hàng, đo lường và kiểm soát hiệu quả.

Sử dụng nội dung phù hợp, hấp dẫn sẽ khiến cho khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp biết đến nhiều hơn và họ có thể lan truyền một cách tự động những thông tin đó.

Phân đoạn, lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu
Phân đoạn và lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu

3.2. Xây dựng thương hiệu nhất quán

Nếu như thương hiệu có quá nhiều màu sắc, quá nhiều nội dung truyền tải đến khách hàng sẽ không có hiệu quả gì để họ nhớ đến thương hiệu. Nó còn có thể gây phản ứng ngược khi khách hàng cảm thấy khó chịu vì họ không hiểu được cũng như có quá nhiều thông tin.

Việc xây dựng thương hiệu nhất quán là điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp, ví dụ như hình ảnh, âm thanh, màu sắc đều cần có sự đồng bộ để khi khách hàng nhìn thấy những thứ tương tự cũng có thể nghĩ đến thương hiệu mình. 

Thương hiệu phải tạo giá trị nhất định cho khách hàng, giá trị này cũng phải được nhất quán, bền vững để cho khách hàng cảm thấy yên tâm, tin tưởng vào giá trị đó.

Xem thêm: Brand Value là gì? Hiểu đúng về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp 

3.3. Xác định công cụ truyền thông hợp lý

Mỗi nhiệm vụ hoạt động của doanh nghiệp đều phải tốn kém một khoản chi phí nhất định, nếu không xác định chắc chắn những công cụ cần sử dụng sẽ tạo ra sự tốn kém không đáng có mà nó không được hiệu quả.

Lúc này việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu rất quan trọng, nó sẽ phát hiện ra được khách hàng của họ thường xuyên sử dụng các ứng dụng nào, họ đang tìm kiếm cài gì, hoặc đang gặp khó khăn gì….Từ kết quả đó, mà doanh nghiệp sẽ có những định hướng được chính xác nhất.

Xác định công cụ truyền thông hợp lý
Xác định công cụ truyền thông hợp lý

3.4. Thực hiện Viral Marketing

Để có thể tăng cả về độ nhận diện và độ nhận thức về thương hiệu, hình thức tạo ra Viral Marketing được rất nhiều thương hiệu sử dụng nó. Hình thức này tốn khá nhiều chi phí và cần phải được đầu từ về sự sáng tạo, kỹ thuật để bắt mắt người xem. 

Với sự phát triển của mạng xã hội, các thông tin rất nhanh chóng trở thành Viral chỉ sau một vài giờ đồng hồ. Phải nói rằng tốc độ lan truyền trên mạng xã hội là cực nhanh, vì mỗi người chỉ cần một share, bình luận, rất nhiều người làm cùng một lúc làm vậy thì nội dung đó bỗng trở nên được tìm kiếm nhiều hơn. Những nội dung dễ Viral đó thường là các scandal, còn nếu là những quảng cáo của các nhãn hàng thì nó phải thực sự được đầu tư.

Trên đây là những điều bạn cần biết về Brand Awareness là gì, đặc biệt là những bạn nào đang tìm hiểu sâu về thương hiệu. Work247.vn hy vọng rằng đó là những kiến thức bổ ích và giải đáp được nhiều thắc mắc cho bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem257 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT