Content Strategy là gì? Tầm quan trọng của nó với doanh nghiệp

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Đối với những nội dung truyền tải đến khách hàng mục tiêu cần phải logic, nhất quán với nhau để tạo nên hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng, chính vì thế mà Content Strategy ngày càng được coi trọng, đầu tư và phát triển. Vậy Content Strategy là gì? Hãy theo chân work247.vn để khám phá nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Content Strategy là gì?

Content Strategy là dịch theo tiếng Việt là chiến lược nội dung, nó liên quan đến việc định hướng, lập kế hoạch, quản lý, phân phối các nội dung và phương tiện trên website. Ngoài việc tập trung vào làm kế hoạch, các nội dung đơn thuần để cung cấp thông tin, chiến lược nội dung còn hướng đến việc phát triển theo mục đích tiếp thị bằng những hình thức khác thay cho văn bản như hình ảnh, video, podcast….

Để có được một chiến lược content hiệu quả, cần có sự vững chắc về cấu trúc của website, các từ khóa phải dễ dàng được tìm thấy nhưng vẫn đảm bảo được sự khác biệt. Ngoài cấu trúc, website cần có nội dung phù hợp, tối đa sự thỏa mãn của khách hàng mục tiêu khi trải nghiệm tại website.

Content Strategy là gì
Content Strategy là gì

Xem thêm: Content seeding là gì? Những điều cơ bản cần biết về content seeding

2. Content Strategy quan trọng như thế nào?

Việc xác định nội dung của website nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc phân phối và định hướng khách hàng. Nếu như không có mục tiêu, kế hoạch ngay từ đầu, nội dung được sáng tạo sẽ rất khó để tiếp cận đến khách hàng. Khi không có Content Strategy, nội dung được tạo ra chung chung, không có mục tiêu cụ thể, sự liên kết giữa các bài không chặt chẽ, khó có thể tiếp cận khách hàng, thậm chí là cho khách hàng cảm thấy hoang mang về thông tin và nghi ngờ về độ uy tín của doanh nghiệp. Không tối ưu được công cụ SEO, khiến cho việc tìm kiếm không nhận diện được website, không thể thu hút được người xem.

Content Strategy sẽ giúp định hướng nội dung sáng tạo một cách xuyên suốt, có logic, cụ thể, rõ ràng đường đi, cũng như phát hiện ra những ưu điểm có thể phát huy và nhược điểm để khắc phục nó. Doanh nghiệp cần phải xây dựng Content Strategy một cách bài bản và cụ thể nhất trước khi bắt đầu sáng tạo nội dung để định hướng hình ảnh thương hiệu ngay từ đầu.

Tầm quan trọng của Content Strategy
Tầm quan trọng của Content Strategy

3. Cách xác định và thực hiện Content Strategy

3.1. Cách xác định Content Strategy

3.1.1. Nghiên cứu doanh nghiệp

Tại sao cần nghiên cứu về doanh nghiệp? Doanh nghiệp chính là nơi sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ để kinh doanh, buôn bán. Cũng từ đó mà sản phẩm, dịch vụ cũng mang những nét được trưng riêng. Những gì doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng chịu ảnh hưởng từ những định hướng, sứ mệnh, giá trị cốt lõi…….của chính doanh nghiệp đó. Vì thế, khi xác định Content Strategy cần phải nghiên cứu về doanh nghiệp để đưa ra những chiến lược phù hợp.

Nghiên cứu doanh nghiệp
Nghiên cứu doanh nghiệp

3.1.2. Nghiên cứu khách hàng

Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp muốn hướng đến để thỏa mãn nhu cầu. Để có thể đưa sản phẩm đến tay họ thì cần phải cho họ biết về sản phẩm của thương hiệu mình. Thông qua những nội dung được truyền tải, mỗi người sẽ có những nhìn nhận khác nhau, vì thế mà doanh nghiệp phải nghiên cứu xem họ là ai, họ là những người như thế nào, họ ở đâu, chúng ta có thể làm được gì cho họ, bằng cách như thế nào?......Để có thể sáng tạo nội dung một cách thu hút, phải xác định được chân dung của khách hàng mục tiêu, insight của họ để đưa ra những nội dung lôi kéo phù hợp, cuốn hút nhất.

Nghiên cứu khách hàng
Nghiên cứu khách hàng

3.1.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Việc đối thủ cạnh tranh là ai, đang làm gì có thể ảnh rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp được mở ra, khách hàng lại có thêm nhiều sự lựa chọn, họ sẽ lựa chọn những sản phẩm họ cho là phù hợp, đảm bảo uy tín và xét trên rất nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như tôi cảm thấy nội dung của website thân thiện, dễ đọc, dễ hiểu hơn website kia nên tôi có tình cảm với nó, vì thế tôi sẽ lựa chọn sản phẩm trên website này để sử dụng.

Đối thủ cạnh tranh có thể là những đối thủ trực tiếp, gián tiếp hoặc tiềm ẩn đối với doanh nghiệp. Khi xác định được đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể so sánh được bản thân với họ về những điểm mạnh, điểm yếu; tìm ra những điểm chung, điểm khác biệt với họ. Doanh nghiệp cũng phải cân nhắc được những hành động của đối thủ để lường trước các hoạt động ảnh hưởng đến doanh nghiệp và đưa ra những chiến lược cạnh tranh thích hợp vào tình hình thực tế.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Xem thêm: Giải mã client là gì? Những điều cần biết về client trong xã hội

3.2. Cần làm gì để thực hiện Content Strategy?

3.2.1. Mục tiêu nội dung

Với mỗi một doanh nghiệp sẽ có những lĩnh vực kinh doanh riêng, mỗi lĩnh vực lại có những đặc điểm nhất định, vì thế mà những nội dung sáng tạo sẽ khác nhau. Nhìn chung khi xây dựng website, mục tiêu của doanh nghiệp là muốn tăng lượng truy cập, tăng lượng khách hàng chuyển đổi để có thể tăng doanh thu. Những website nào không có Content Strategy cụ thể thường dẫn đến chất lượng kém.

3.2.2. Tạo ra điểm khác biệt

Chẳng ai lại thích thú một chiếc túi xách trên Taobao hơn là một chiếc túi xách của LV đúng không nào? Điểm khác biệt ở đây rất quan trọng, nó sẽ khiến cho khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn hơn, điểm khác biệt cũng tạo nên giá trị cho thương hiệu để định vị được thương hiệu trong tâm trí người dùng. Như ví dụ trên thì túi xách trên Taobao chủ yếu cung cấp đến những khách hàng bình dân, còn túi xách của LV lại thể hiện một đẳng cấp khác, khách hàng của họ là những người có tiền, thích cuộc sống xa xỉ……

Tạo ra điểm khác biệt
Tạo ra điểm khác biệt

3.2.3. Ai là người phụ trách

Với một người có khả năng sáng tạo có thể sẽ thích hợp hơn với những người cứng nhắc trong công việc. Người không có năng khiếu sáng tạo vẫn có thể tích cực tìm hiểu, học hỏi nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn. 

Để tạo ra những sản phẩm hợp lý, người dẫn dắt cũng phải được lựa chọn thích hợp. Bên cạnh đó, người phụ trách có thể là những người quản lý, kiểm soát và đo lường hiệu quả của kênh.

3.2.4. Tiêu chuẩn đặt ra cho nội dung

Giữa Content Strategy và Content Marketing có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Những hoạt động của Content Strategy sẽ quyết định nhiều đến Content Marketing, vì thế mà doanh nghiệp rất cần phải đặt ra mục tiêu, xác định một cách rõ ràng các chiến lược để việc đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng cần phải có những tiêu chuẩn cho nội dung trên website để đánh giá và vận hành một cách hiệu quả và đúng đắn nhất. Ví dụ như một bài viết cần quy định sử dụng loại font nào, cỡ chữ bao nhiêu, bố cục được trình bày như nào, chủ đề của bài viết là gì…..Từ những tiêu chí chung, website mới có được sự thống nhất và chặt chẽ nhất. 

3.2.5. Đo lường, đánh giá

Việc triển khai và thực hiện đến đâu thì doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá khả năng thực hiện của công việc, mức độ hiệu quả của nó…..Mục tiêu của website là hướng đến việc tăng lượng khách hàng truy cập và chuyển đổi, vì thế, doanh nghiệp cần đo lường chính xác được khách hàng biến động theo thời gian để đưa ra những chiến lược thích hợp nhất.

Vậy là, work247.vn đã chia sẽ với bạn một số thông tin để giúp bạn trả lời cho câu hỏi Content Strategy là gì rồi. Mong rằng những kiến thức trên có thể là hành trang cho bạn xây dựng được chiến lược nội dung.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem199 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT