Bật mí các ngành khối C dễ kiếm việc làm đãi ngộ tốt
Theo dõi work247 tạiBên cạnh những thí sinh yêu thích các khối A, A1 hay D thì cũng có những em theo đuổi khối C. Tuy nhiên, để lựa chọn được các ngành khối C phù hợp với bản thân, lại mong muốn đạt được thành công ở các lĩnh vực đó quả không hề dễ. Nhất là trong giai đoạn đăng kí nguyện vọng chọn chuyên ngành, các em sẽ vô cùng hoang mang. Vậy, bài viết sau sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích cho các em để có thể đưa ra lựa chọn hợp lí nhất.
1. Tình hình đào tạo dạy và học khối C trên cả nước
1.1. Các ngành khối C là gì?
Từ trước tới nay, khối C luôn được biết tới với tổ hợp môn xét tuyển đó là Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí. Đây là 3 môn thi truyền thống của khối C00. Tuy nhiên, bắt đầu từ kí thi tuyển sinh năm 2024, Bộ Giáo dục đã cho ra đời thêm rất nhiều tổ hợp môn mới trải rộng tất cả các khối từ A,B, C và D, trong đó phải kể tới đó là khối C.
Hiện nay, có tất cả là 16 tổ hợp môn xét tuyển trong khối D, từ C00 đến C15. Ở mỗi tổ hợp xét tuyển sẽ có 3 môn được yêu cầu tùy thí sinh lựa chọn. Dưới đây là bảng thông tin về các tổ hợp môn xét tuyển trong khối C
Tổ hợp môn | Môn thi |
C00 | Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí |
C01 | Ngữ văn – Toán – Vật lí |
C02 | Ngữ văn – Toán – Hóa học |
C03 | Ngữ văn – Toán – Lịch sử |
C04 | Ngữ văn – Toán – Địa lí |
C05 | Ngữ văn – Vật lí – Hóa học |
C06 | Ngữ văn – Vật lí – Sinh học |
C07 | Ngữ văn – Vật lí – Lịch sử |
C08 | Ngữ văn – Hóa học – Sinh học |
C09 | Ngữ văn – Vật lí – Địa lí |
C10 | Ngữ văn – Hóa học – Lịch sử |
C11 | Ngữ văn – Hóa học – Địa lí |
C12 | Ngữ văn – Sinh học – Lịch sử |
C13 | Ngữ văn – Sinh học – Địa lí |
C14 | Toán – Ngữ văn – GDCD |
C15 | Toán – Ngữ văn – KHXH |
Việc phân phối các môn học và tổ hợp xét tuyển trong các khối một cách cụ thể và nhỏ lẻ như trên nhằm mục đích như sau:
- Thi đại học theo đúng chuyên ngành: Nhận thấy và đánh giá trên các nhu cầu của học sinh và thí sinh hiện nay, có nhiều bạn học sinh đã có định hướng cho mình những ngành nghề khác nhau ngay từ khi còn học ở cấp III, tuy nhiên một trong những môn thuộc tổ hợp môn mà bạn dùng để xét tuyển lại không phải thế mạnh cùng mình. Ví dự như, bạn học sinh A muốn thi vào Sư phạm và định hướng làm giáo viên, và khối bạn xét tuyển là khối C với tổ hợp là Văn, Sử, Địa (do ngày trước chỉ có duy nhất khối C00) nhưng môn Sử của bạn lại không được tốt, thay vào đó bạn lại học tốt môn Toán nên như này, bạn có thể chọn tổ hợp C04 để xét tuyển. Chính vì vậy, việc phân khúc các tổ hợp môn trong cùng một khối giúp cho thí sinh thi đại học theo đúng chuyên ngành mình yêu thích và có thể tận dụng được đúng lợi thế các môn học của mình để đạt điểm cao nhất trong kì thi.
- Phân lớp dạy từ cấp III: Trước đây, khi chưa phân phối nhỏ lẻ như này, các trường cấp III thường yêu cầu học sinh học tốt ở tất cả các môn học mà điều này thì chỉ có phần ít số học sinh làm được, khoảng từ 5-10%. Cũng vì yêu cầu đó mà áp lực học tập của học sinh tăng cao, gây ra stress và trầm cảm. Học sinh cũng không thể phát huy và học tốt các môn học sở trường của mình do không có đủ thời gian dành cho chúng. Nhờ việc phân phối các tổ hợp như này tạo cho các trường cấp III có chính sách phân lớp dạy theo môn, theo khối để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Những học sinh định hướng theo khối C sẽ tập trung vào các môn Văn, Toán và các môn xã hội (Sử, Địa, GDCD) thay vì học cả những môn Lý, Hóa,…
- Đúng với khả năng tiếp thu của học sinh: Để có thể tạo cơ hội học tập đúng với lợi thế tốt nhất của học sinh, việc phân phối môn học và tổ hợp như này vô cùng hợp lí với khả năng tiếp thu của thế hệ học sinh. Như đã nói ở trên, có những bạn giỏi ở các môn xã hội, nhưng có bạn lại giỏi ở môn tự nhiên. Vì vậy, việc phân chia sẽ giúp cho học sinh phát triển lợi thế của mình trong kì thi.
1.2. Tình hình dạy học khối C
Các môn học để thi vào khối C tập trung chủ yếu kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12:
Đối với Ngữ Văn: kiến thức bao gồm đọc hiểu, nghị luận văn học và nghị luận xã hội, trải dài từ lớp 10 đến lớp 12. Để hiểu bài đọc, học sinh cần hiểu rõ về cấu trúc và ngữ pháp (các loại câu, các thể thơ, từ loại,...). Với nghị luận, học sinh cần trau dồi cách viết và kiến thức về các tác phẩm văn học, về đời sống xã hội hiện nay.
- Đối với Lịch sử: kiến thức được tổng hợp dễ học nhất là các sơ đồ tư duy về lịch sử Việt Nam từ khi dựng nước, giữ nước cho tới ngày nay.
- Đối với Địa lí: thí sinh khi đi thi được mang Atlat nên cần có kĩ năng đọc Atlat và nắm vững các kiến thức về Địa lí Việt Nam.
- Đối với các môn tính toán: nắm rõ cách làm bài, hiểu và luyện tập nhiều.
- Đối với các môn thuộc lòng: vẽ sơ đồ tư duy và học thuộc, hiểu bản chất vấn đề.
Các môn khối C được dạy từ THPT rất kĩ lưỡng theo sách vở và chủ yếu trên mặt lí thuyết, ít khi áp dụng thực tế. Do đó, thí sinh khi đi thi thường gặp các vấn đề về khó nhớ, khó thuộc mà thực chất không hiểu bản chất, không có cách học đúng đắn. Đặc biệt, vào năm lớp 12, năm được coi là áp lực nhất trong 12 năm học bởi kì thi đại học sắp tới. Thời điểm này, thí sinh hầu như tập trung vào việc luyện đề, giải đề, đi học thêm, luyện ở lò thi rất nhiều.
Các môn khối C luô được đầu tư, chú ý tới không khác gì những môn còn lại bởi đầu ra của các ngành khối C là những giảng viên, công an, nhà báo,… Nên hầu hết ở các trường hợp đều chú trọng tới các môn thi ở khối C. Mặc dù có một số trường chưa chia ban không có ban Văn – Sử – Địa, tuy nhiên các giáo viên trên giảng đường vẫn luôn chú trọng tới các môn khối C cho thí sinh. Các môn khối C hiện nay thi theo phương thức trắc nghiệm là chủ yếu. Tất cả các bài thi hiện nay, trừ môn Văn đều được tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm và dao động từ nhỏ nhất là 60 phút (bài thi Ngoại ngữ) và lâu nhất là 150 phút (với bài thi tổ hợp KHXH/ KHTN).
Việc làm báo chí - truyền hình
2. Các chuyên ngành và các trường đại học về khối C
2.1. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đây là một trong những trường thuộc top đầu các trường đại học với quá trình đào tạo vô số các ngành nghề, mà nói tới các chuyên ngành khối C như: Ngành lịch sử, ngành nhân học, ngành văn hóa học, ngành báo chí, ngành lưu trữ học,…
Hầu hết các ngành trong trường này đều xét tuyển theo khối C. Ví dụ như:
- Ngành Văn hóa học: xét tuyển tổ hợp C00, D01, D14
- Ngành Nhân học: xét tuyển tổ hợp C00, D01, D14
- Ngành Giáo dục học: xét tuyển tổ hợp 00, D01, C01
…
2.2. Đại học Sư phạm
Đây cũng là một trong top đầu những trường đại học đào tạo chuyên về các ngành về các môn xã hội và quản lý giáo dục mà xét tuyển theo khối C.
Một số chuyên ngành về khối C hot được nhắc tới là:
- Ngành tâm lí học giáo dục: xét tổ hợp C00, C03 , D01, D02, D03
- Ngành quản lí giáo dục: xét tổ hợp C00, A00, D01, D02, D03
- Ngành sư phạm vật lí: xét tổ hợp C01, A01, A00
- Ngành sư phạm ngữ văn: xét tổ hợp C00, D01, D02, D03
- Ngành Sư phạm công nghệ: xét tổ hợp C01, A01, A00 …
2.3. Đại học Văn Hóa
Một số chuyên ngành về khối C hot được nhắc tới là:
- Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: xét tổ hợp C00
- Ngành báo chí: xét tổ hợp C00
- Ngành văn hóa học: xét tổ hợp C00
- Ngành gia đình học: xét tổ hợp C00
Xem thêm: Bất khả kháng là gì? Các trường hợp được coi là bất khả kháng
2.4. Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Một số chuyên ngành về khối C hot được nhắc tới là:
- Ngành Báo chí: tùy chuyên ngành cụ thể, thường xét các tổ hợp C00, C15, C03,…
- Ngành Quan hệ công chúng
…
Ngoài ra, còn rất nhiều trường xét tuyển các ngành khối C như Đại học Luật, Học viện chính trị, Đại học Du lịch,…
3. Tình hình việc làm các ngành khối C
3.1. Các công việc liên quan đến khối C
Các công việc liên quan đến khối C thường tập trung ở các lĩnh vực quan trọng như giáo dục và an ninh - quốc phòng, do đó nhu cầu tuyển dụng tại các công việc này khó có thể giảm được. Tuy nhiên, các công việc này lại đòi hỏi chuyên môn rất cao cũng như đầu vào của các trường xét tuyển các ngành liên quan tới khối C vô cùng cao, như ngành sư phạm, ngành công an, ngành báo chí,…
Chính vì vậy, để theo đuổi được các công việc liên quan đến khối C không hẳn là khó nhưng bạn phải chăm chỉ, kiên nhẫn và có kiến thức sâu rộng thì mới lãnh đạo và kiểm soát được công đồng.
3.2. Chất lượng sinh viên ra trường khối C
Bởi các công việc liên quan đến khối C sẽ là những công việc hỗ trợ trực tiếp cho nhà nước mà chính phủ vô cùng coi trọng như giáo viên, công an,… Vì vậy, vốn đầu tư và hỗ trợ cung cấp cho các trường đào tạo các ngành này vô cùng nhiều. Hầu hết sinh viên học tại các trường Đại học sư phạm, Trường về Công an sẽ được miễn giảm học phí, thậm chí là không mất học phí do có sự hỗ trợ từ phía nhà nước.
Chất lượng sinh viên đầu vào đã cao, lại mang trong mình tính chăm chỉ, bền bỉ, kiên nhẫn cũng như chế độ giáo dục tại các ngành nghề khối C vô cùng hà khắc nên chất lượng sinh viên ra trường khối C được đánh giá là tốt. Có tới khoảng 80-90% sinh viên ra trường đều có việc làm đúng chuyên ngành mình học.
3.3. Nhu cầu tuyển dụng các công việc liên quan đến khối C
Như đã nói ở trên, do nhu cầu xã hội ngày càng tăng cao về mặt giáo dục và an ninh,… nên nhu cầu tuyển dụng cũng ngày càng tăng cao hơn.
Mặc dù thế giới đang đi vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tuy nhiên những vị trí công việc như giáo viên, công an không thể thay thế bởi robot. Do đó, những người theo đuổi lĩnh vực này không lo bị mất việc mà rơi vào thất nghiệp.
3.4. Chế độ lương - thưởng
Những người làm các công việc liên quan tới khối C thường hưởng chế độ lương theo nhà nước nên chỉ ở mức trung bình do các công việc này ở Việt Nam chưa thật sự được trọng dụng so với nước ngoài.
Tuy nhiên, chế độ hoa hồng và lương thưởng lại khá lớn. Nhìn chung, chế độ đãi ngộ về lương trong các vị trí công việc này được đánh giá là ở mức thu nhập trung bình cho tới cao, tùy vào năng lực và kinh nghiệm của từng người.
Song, công việc lại rất lâu bền và có cơ hội thăng tiến cao. Những sinh viên ra trường tìm được việc khá dễ và gắn bó lâu với nghề, được trải nghiệm và làm việc vì cộng đồng nên rất nhiều kĩ năng được trau dồi đáng kể.
Xem thêm: Bị cáo là gì? Bạn có biết những quyền hạn của bị cáo là gì?
4. Yêu cầu đối với công việc liên quan đến khối C
4.1. Yêu cầu nghiệp vụ sẵn có
Những công việc, ngành nghề liên quan tới khối C khá là phức tạp và khó khăn về nhiều mặt bởi không ai cũng làm được những vị trí này. Họ cần những yêu cầu nghiệp vụ sẵn có nhất định, được đào tạo bài bản từ những năm học trên đại học, cao đẳng, trung cấp,…
Những nghiệp này vô cùng quan trọng để đánh giá đầu ra của các công việc liên quan tới khối C này. Bởi tính chất công việc phức tạp nên đòi hỏi những người làm việc ở vị trí này phải chuyên nghiệp từ khi mới bắt đầu. Một trong những nghiệp vụ cần thiết đó là:
- Đối với những ngành nghề liên quan tới sư phạm: khả năng nghiệp vụ về cảm xúc, quản lí, giáo dục, nắm bắt tâm lí học sinh, kiến thức chuyên môn,…
- Đối với những ngành nghề liên quan tới báo chí: khả năng viết lách, kĩ năng săn tin, phỏng vấn, lên kịch bản, kế hoạch cho công việc,…
- Đối với những ngành nghề liên quan tới bảo vệ an ninh – quốc phòng: khả năng ghi nhớ thông tin, bảo vệ an ninh, ghi chép bàn giấy, lãnh đạo quần chúng,…
- Đối với các ngành nghề liên quan tới nghệ thuật: óc sáng tạo, tài năng, cảm hứng, khả năng thuyết trình,…
Mỗi ngành nghề đều yêu cầu nghiệp vụ cơ bản khác nhau tùy thuộc vào nó. Tuy nhiên, để bắt đầu những công việc này, bạn đã phải là một người có bài bản nghiệp vụ. Trong quá trình làm việc, bạn cũng cần phải học hỏi và trau dồi thêm tất cả những kĩ năng cần thiết khác và truyền tải nó tới cộng đồng một cách cụ thể và thiết thực nhất.
4.2. Các kĩ năng bổ trợ cần có
Trong thời đại phát triển như ngày nay, ai cũng có cơ hội tiếp xúc với giáo dục, từ tiểu học cho tới đại học. Đến 80% đều trải qua quá trình học tập và đào tạo nhất định, do đó có những kiến thức chuyên môn nhất định về những lĩnh vực họ theo đuổi. Chính vì vậy, còn có rất nhiều các kĩ năng bổ trợ khác cần có để có thể tạo lợi thế tuyển dụng cho chính mình.
Kĩ năng bổ trợ đầu tiên cần có chính là ngoại ngữ, trong đó Tiếng Anh được đánh giá quan trọng hơn cả. Do xã hội đang đi theo xu thế hội nhập toàn cầu mà tiếng Anh lại phổ biến hơn cả. Ai ai hiện nay cũng sắm cho mình các chứng chỉ Toeic, Ielts,… trong quá trình đi tuyển dụng. Tuy nhiên, khi phỏng vấn, bạn cũng phải thể hiện được kĩ năng ngoại ngữ trước mặt nhà tuyển dụng chứ không phải chỉ trên giấy tờ CV hay hồ sơ tuyển dụng. Bên cạnh đó, những ngoại ngữ như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung,… mà bạn biết thêm thì là lợi thế của bạn so với các ứng viên khác trong quá trình tuyển dụng.
Tiếp đó, kĩ năng tin học cũng được đánh giá rất cao. Hiếm có công việc nào ngày nay lại không sử dụng tới máy tính cả, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay. Do đó, một ứng viên muốn có được công việc mình mong muốn cần phải thành thạo các kĩ năng tin học như Word, Excel, Powerpoint, Outlook,…
Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng nhất mà sinh viên ra trường cần có để có thể được nhà tuyển dụng nhận bạn đó là các kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng teamwork làm việc nhóm, kĩ năng thích ứng với công việc, kĩ năng sử dụng các phần mềm liên quan tới nghiệp vụ, kĩ năng chăm sóc khách hàng,… đều được chú trọng tới. Nhà tuyển dụng thường đánh giá các kĩ năng và kinh nghiệm của bạn nhiều hơn là các kiến thức chuyên môn bởi vì kiến thức khi vào làm, bạn sẽ còn được đào tạo lại, còn thành thạo kĩ năng sẽ giảm được chi phí đào tạo khác cũng như có được các “con cờ” tốt ngay từ ban đầu.
Trên đây là những thông tin về các ngành khối C được quan tâm nhiều nhất trong những ngày qua. Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Chúc các bạn thành công!
4228 0